Khi việc kinh doanh dần phát triển thì các công ty/doanh nghiệp (DN) đều nghĩ tới việc thành lập chi nhánh công ty ở nhiều tỉnh/thành phố khác để có thể mang sản phẩm của mình tới các tỉnh, các vùng khác lại tối giản chi phí quảng cáo đồng thời tiết kiệm thời gian xây dựng thương hiệu.
Hiểu được nhu cầu đó TaxPlus đã tổng hợp đầy đủ thủ tục & hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh và khác tỉnh bạn có thể tham khảo nội dung sau đây.
Thủ tục/hồ sơ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Đối với công ty TNHH hay công ty CP (cổ phần) có các thủ tục, hồ sơ khác nhau khi thành lập chi nhánh công ty. Thủ tục khi thực hiện đều có quy trình giống nhau bao gồm các bước:
- Bước 1: Soạn thảo và cung cấp đầy đủ giấy tờ, quyết định, sổ sách theo quy định.
- Bước 2: Đưa hồ sơ tới cơ quan nhà nước và đợi trả kết quả.
- Bước 3: Nhận kết quả
Lưu ý: Đối với các công ty/doanh nghiệp hoạt động ở hai thành phố là Hà Nội và HCM sẽ áp dụng thực hiện thêm bước đăng ký thành lập chi nhánh công ty thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia.
Thủ tục/hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH MTV khác tỉnh
Các thủ tục thành lập chi nhánh công ty bắt buộc bao gồm các giấy tờ và quyết định dưới đây:
- Bản thông báo về đăng ký mở, hoạt động của chi nhánh ở địa chỉ đăng ký
- Quyết định của người sở hữu công ty về hoạt động đăng ký mở chi nhánh
- Giấy tờ bao gồm quyết định người đứng đầu chi nhánh công ty
- Bản phô to công chứng CMND/thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu của người được quyết định làm người đứng đầu chi nhánh. Lưu ý, bản công chứng không quá 3 tháng với thời gian tới nộp ở cơ quan nhà nước.
- Trong trường hợp không phải người đại diện pháp lý của công ty đi nộp thì cần có giấy ủy quyền.
Điều kiện thành lập chi nhánh cần có địa chỉ, người đại diện được ủy quyền, các giấy tờ liên quan để xác minh.
Thủ tục/hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên
Với công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên sẽ có hồ sơ xét duyệt tương tự nhau, bao gồm:
- 01 bản thông báo của công ty/doanh nghiệp về việc đăng ký một chi nhánh hoạt động tại một địa chỉ.
- 01 giấy quyết định của ban hội đồng quản trị công ty hoặc hộ đồng thành viên trong việc đăng ký hoạt động của chi nhánh mới.
- 01 biên bản họp về vấn đề đăng ký hoạt động chi nhánh của hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên công ty.
- 01 bản quyết định về việc bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
- 01 bản giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ nếu không phải người đại diện hợp pháp của công ty.
- Bản sao CMND/Hộ chiếu/ Thẻ căn cước được công chứng không quá 3 tháng.
Nên lưu ý: Kiểm tra và đối chiếu chính xác giấy tờ trước khi mang lên cơ quan nhà nước hoặc tìm kiếm bên dịch vụ làm thủ tục để được nhanh gọn và chính xác.
Trường hợp đặc biệt khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Khi thành lập chi nhánh khác tỉnh, bạn cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt:
– Đối với ngành dịch vụ ăn uống, hình thức hạch toán bắt buộc phải là hạch toán độc lập, do đặc thù của ngành dịch vụ ăn uống là quản lý theo từng quận riêng biệt. Vậy nên, dù bạn chọn thành lập chi nhánh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh, nếu có ngành ăn uống thì phải đăng ký hình thức hạch toán độc lập, kê khai thuế theo quý, làm báo cáo tài chính cuối năm độc lập so với công ty mẹ;
– Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành dịch vụ ăn uống nhưng không phải là ngành chính và có dự định mở chi nhánh thì doanh nghiệp nên kê khai chi tiết ngành nghề khi đăng ký thành lập chi nhánh để được gộp chung sổ sách vào công ty mẹ;
– Trường hợp chi nhánh chọn hạch toán phụ thuộc, khi công ty mẹ giải thể, chi nhánh sẽ phải giải thể theo;
– Ngành nghề của chi nhánh khác tỉnh phải thuộc ngành nghề của công ty mẹ.
Một vài lưu ý khi thực hiện thành lập chi nhánh khác tỉnh:
- Lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thành lập;
- Về ngành nghề kinh doanh: ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề Việt Nam đã có hiệu lực nên khi thành lập mới địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải cập nhật ngành nghề đăng ký kinh doanh quy định theo quyết định mới.
- Đối với những công ty có ngành dịch vụ ăn uống, thì được mặc định là hoạch toán độc lập. Do ngành nghề liên quan đến ăn uống đăng ký ở quận nào thì quận đó quản lý, nên dù công ty thành lập chi nhánh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh thì vẫn phải đăng ký hình thức hoạch toán độc lập, kê khai thuế hằng quý, làm báo cáo tài chính cuối năm độc lập so với công ty mẹ.
Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Thủ tục/hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh
Để đăng ký chi nhánh cùng tỉnh công ty cần có địa chỉ chi nhánh mới không trùng với địa chỉ của doanh nghiệp/công ty mẹ. Chứng minh nhân dân được sao y bản chính tối đa không quá 3 tháng.
Thủ tục/hồ sơ thành lập chi nhánh cùng tỉnh công ty TNHH MTV
Đối với các giấy tờ của hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh có phần tương đồng với thành lập chi nhánh khác tỉnh:
- Bản thông báo về việc thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh
- 01 bản quyết định của chủ doanh nghiệp, công ty về quyết định thành lập chi nhánh và đăng ký hoạt động của chi nhánh.
- 01 bản giấy quyết định ai là người đứng đầu chi nhánh mới.
- 01 giấy ủy quyền nếu người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp lý của công ty.
Trong thủ tục thành lập một chi nhánh cùng tỉnh sẽ không cần biên bản họp của hội đồng quản trị sẽ giúp doanh nghiệp, người làm thủ tục nhanh gọn hơn, giúp tiết kiệm thời gian.
Thủ tục/hồ sơ thành lập chi nhánh cùng tỉnh công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Thông báo của công ty/doanh nghiệp về việc thành lập chi nhánh công ty cùng một tỉnh.
- Quyết định của hội đồng ban quản trị công ty về vấn đề thành lập chi nhánh.
- Một bản bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh cùng tỉnh
- Việc thành lập chi nhánh phải có biên bản họp của hội đồng thành viên công ty.
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người đại diện pháp lý của công ty không đi nộp hồ sơ.
Những điều cần lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh chúng ta cần phải lưu ý những điều gì? Theo đó bạn có thể nắm bắt một số điều cần lưu ý sau:
- Hãy lựa chọn về hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập cần phải phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thành lập.
- Đối với ngành nghề kinh doanh, nghề kinh doanh của chi nhánh cần phải đúng với ngành hoặc nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiện có quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề Việt Nam đã có hiệu lực. Do đó kinh doanh nghiệp mới thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải cập nhật ngành nghề đăng ký kinh doanh quy định theo quyết định mới.
- Còn đối với những công ty có ngành dịch vụ ăn uống thì cần được mặc định là hạch toán độc lập. Bởi ngành nghề này có liên quan đến ăn uống nên đăng ký ở quận nào thì quận đó phải quản lý. Do đó, dù công ty có thành lập chi nhánh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh thì vẫn phải đăng ký hình thức hoạch toán độc lập, kê khai thuế hằng quý, làm báo cáo tài chính cuối năm độc lập so với công ty mẹ.
Hình thức hạch toán thuế
Chi nhánh cùng tỉnh
Khi đăng ký thành lập chi nhánh cùng tỉnh mà công ty lựa chọn hạch toán độc lập sẽ phải làm các công việc:
- Đóng và khai thuế môn bài
- Báo cáo thuế ban đầu lên cư quan thuế của nhà nước
- Mở một tài khoản ngân hàng của chi nhánh
- Mua chữ ký số riêng của chi nhánh
- Khai báo thuế theo quy định và có báo cáo tài chính cuối năm
- Khai và đóng thuế thu nhập chi nhánh.
Nếu đăng ký hạch toán phụ thuộc chi nhánh cần làm các việc sau:
- Công khai mức thuế ban đầu
- Đóng phí thuế môn bàn cho chi nhánh
- Báo cáo kế toán chi nhánh và gộp với công ty mẹ
Chi nhánh khác tỉnh
Hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc cũng là 2 hình thức công ty sẽ phải lựa chọn khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh. Thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập bao gồm:
- Phải có con dấu riêng
- Có chữ ký số riêng của chi nhánh
- Có hóa đơn riêng cho chi nhánh
- Kê khai, nộp thuế GTGT tại nơi đặt chi nhánh công ty
- Thuế môn bài cũng được kê khai và nộp tại nơi đặt trụ sở chi nhánh
- Phải mở tài khoản ngân hàng
Đối với hình thức hạch toán phụ thuộc sẽ yêu cầu:
- Con dấu có thể có hoặc không
- Thuế môn bài sẽ được kê và nộp tại nơi đặt chi nhánh
- Thuế GTGT cũng được kê khai và nộp tại nơi đặt trụ sở chi nhánh
- Báo cáo tài chính cuối năm nộp tại trụ sở công ty mẹ
- Chữ ký số và tài khoản ngân hàng phải có.
Lưu ý: Đối với trường hợp đặc biệt khi thành lập các chi nhánh khác tỉnh:
- Loại hình kinh doanh ăn uống sẽ luôn phải chọn lựa hình thức hạch toán độc lập, đăng ký ở nơi nào nơi đó sẽ trực tiếp quản lý. Ngay cả khi chi nhánh cùng hoặc khác tỉnh.
Nơi tiếp nhận và thời gian xử lý hồ sơ
Các thông báo thành lập chi nhánh gửi cơ quan thuế sẽ được nộp tại Sở kế hoạch & Đầu tư hoặc nộp qua mạng. Việc nộp qua mạng được áp dụng ở Hà Nội & HCM bởi đây là 2 thành phố có lượng công ty/doanh nghiệp rất lớn.
Thời gian xử lý hồ sơ của sở kế hoạch và đầu tư là 3 ngày làm việc trừ thứ 7 và chủ nhật, ngày lễ.
Để tiết kiệm thời gian và công sức. TaxPlus có dịch vụ thành lập chi nhánh công ty. Việc của bạn là chỉ cần cung cấp giấy tờ cần thiết, phần còn lại để TaxPlus làm thay bạn. Khách hàng đang có nhu cầu sử dụng đến dịch vụ thuê văn phòng ảo hay thuê văn phòng trọn thì hãy liên hệ ngay với TaxPlus. Click để xem dịch vụ thành lập chi nhánh công ty của TaxPlus .
Xuất bản ngày: 25/06/2019 @ 01:27
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8