Product Marketing là gì? Các case studies làm Product Marketing hiệu quả

Product Marketing là một trong những hình thức quảng bá hình ảnh sản phẩm của một thương hiệu đến với tệp khách hàng tiềm năng của mình. Vậy bạn đã tìm hiểu kỹ về thuật ngữ Product Marketing là gì để áp dụng vào những chiến dịch tiếp thị của mình chưa? Hãy cùng TaxPlus tham khảo các thông tin về Product Marketing qua bài viết dưới đây.

Product Marketing là gì?

Product Marketing

Product Marketing với ý nghĩa rất đơn giản là tiếp thị sản phẩm. Thoạt nghĩ, Product Marketing sẽ là chiến lược tiếp thị của thương hiệu. Tuy nhiên, đây chỉ là một một nhánh nhỏ của tiếp thị với mục đích tối đa hóa tiềm năng của sản phẩm, giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng với khách hàng mục tiêu.

Với nhiệm vụ thúc đẩy nhu cầu sử dụng sản phẩm, Product Marketing mang một vai trò vô cùng quan trọng và  có sức mạnh rất lớn trong việc góp phần giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đưa  sản phẩm đến đúng khách hàng tiềm năng, gia tăng doanh số bán hàng.

Product Marketing thích hợp cho ai?

Product Marketing 1 scaled 1

Có 3 nhóm doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược Product Marketing:

  • Doanh nghiệp muốn tiếp thị một sản phẩm mới ra thị trường, muốn nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu của người dùng để đưa ra chiến lược sản phẩm phù hợp.
  • Thay đổi định vị sản phẩm, tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Doanh nghiệp mới thành lập, cần định vị thương hiệu trên thị trường.

Dù là doanh nghiệp đã có tên tuổi hay start-up, Product Marketing luôn mang đến những hiệu quả nếu doanh nghiệp có một kế hoạch cụ thể và đúng hướng.

6 nhiệm vụ khi triển khai Product Marketing

Product Marketing 2 scaled 1

1. Hiểu rõ về chân dung khách hàng và mục tiêu tiếp thị

Xác định chân dung khách hàng hay còn gọi là cách xác định đúng đối tượng cho nhóm sản phẩm của doanh nghiệp là bước quan trọng trong hoạt động tiếp thị. Theo đó, mỗi Product Marketing Manager (quản lý tiếp thị sản phẩm) sẽ xác định được chân dung của khách hàng để tiếp thị một cách chính xác nhất. Hiểu rõ chân dung khách hàng sẽ giúp công ty đi đúng hướng và điều chỉnh chiến lược Marketing phù hợp theo từng thời điểm. Đồng thời, công việc này còn giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh tính năng, chất lượng sản phẩm sao cho phù hợp nhất với Insight và phản hồi của khách hàng.

Xem thêm:  5 bước để có chiến lược sản phẩm thành công trong marketing 2023

2. Lên kế hoạch triển khai Product Marketing chi tiết

Sau khi đã vẽ được chân dung khách hàng, nhiệm vụ tiếp theo doanh nghiệp cần làm là xây dựng kế hoạch Product Marketing tổng quan lẫn chi tiết. Kế hoạch này bao gồm: hoạt động định hướng mục tiêu cụ thể theo từng con số, lên chiến dịch truyền thông, đưa ra chiến lược được lựa chọn, hoạt động Marketing sẽ thực hiện trên kênh nào, thời gian trong bao lâu và ngân sách bao nhiêu, kết quả cần đạt là gi….

3. Phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện chiến dịch hiệu quả

Sau khi đã có một bản kế hoạch tiếp thị sản phẩm cụ thể, bộ phận Marketing sẽ phối hợp với bộ phận bán hàng để phối hợp tiếp thị sản phẩm. Quá trình này yêu cầu công ty cần xác định đúng đối tượng mục tiêu của sản phẩm mình đang tiếp thị và hỗ trợ khách hàng để giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm (sử dụng catalogue, tính năng đi kèm…)

Việc phối hợp giữa các phòng ban sẽ giúp hoạt động truyền thông được thống nhất để mang đến khách hàng những thông tin chuẩn xác và đồng bộ nhất. Việc này sẽ mang đến niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.

4. Định vị sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường

Để định vị sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp cần giải đáp được những câu hỏi:

  • Sản phẩm này có mặt trên thị trường có mục đích gì?
  • Ai là người sử dụng sản phẩm này?
  • Khi sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ giải quyết được những vấn đề gì?
  • Điểm khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp và đối thủ?

Tìm câu trả lời cho những vấn đề trên sẽ giúp doanh nghiệp định vị được sản phẩm của mình trên thị trường và có những mục tiêu chiến lược phù hợp nhất.

5. Đảm bảo sản phẩm giải quyết được nhu cầu của khách hàng

Trong 6 nhiệm vụ của hoạt động Product Marketing, đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Doanh nghiệp cần phát hiện ra pain point (điểm đau) của khách hàng và tập trung vào đó để giải quyết được nhu cầu cho họ. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho mỗi doanh nghiệp. Nếu giải quyết thỏa đáng những gì khách hàng đang cần thì chiến dịch Product Marketing của doanh nghiệp chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả rất cao.

Xem thêm:  10 Chiến Lược App Marketing Phổ Biến

6. Triển khai chiến dịch Marketing quảng bá sản phẩm

Hoạt động Marketing quảng bá sản phẩm sẽ giúp quý công ty nhanh chóng tiếp cận khách hàng mục tiêu theo kế hoạch đã được lập ra trước đó. Quảng bá sản phẩm bao gồm nhiều hoạt động: Các chiến dịch giảm giá, các chương trình ưu đãi khuyến mãi, sử dụng KOL làm hình ảnh thương hiệu…

Xem thêm:

4 vị trí chuyên môn cần có trong Product Marketing

Product Marketing 3 scaled 1

1. Chuyên viên nghiên cứu sản phẩm và phân tích thị trường

Nhiệm vụ của chuyên viên nghiên cứu thị trường sẽ tập trung vào việc thực hiện lập bảng câu hỏi khảo sát nhân khẩu học của khách hàng. Sau khi có được kết quả nghiên cứu thị trường sẽ sử dụng những kỹ năng, tư duy của mình để phân tích và đưa ra một dữ liệu cụ thể trong chiến dịch Marketing.

Theo đó, yêu cầu các chuyên viên nghiên cứu thị trường phải có kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh, kiến thức về sản phẩm, có khả năng sử dụng các công cụ đo lường tiếp thị cùng một số kiến thức về công nghệ để phân tích dữ liệu đã thu thập được và biến chúng thành một nguồn tài nguyên hữu ích.

2. Chuyên viên thiết kế sản phẩm

Trong thời buổi hàng loạt các thương hiệu lớn nhỏ lần lượt thâm nhập thị trường thì Product Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ của chuyên viên thiết kế sản phẩm sẽ thiết kế ra những banner, poster, hình ảnh… liên quan đến sản phẩm một cách chân thực, bắt mắt, ấn tượng nhất. Để làm tốt được việc này, các designers cần có khả năng thiết kế tốt, kiến thức chắc chắn về sản phẩm để truyền đạt thông điệp đến khách hàng hiệu quả nhất.

3. Chuyên viên sáng tạo nội dung

Khi thuật ngữ Digital Marketing ngày càng được nhiều người biết đến thì hoạt động Content Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng. Nhiệm vụ của người sáng tạo nội dung cần có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ của mình để truyền tải thông điệp quảng cáo đến khách hàng một cách dễ hiểu, chân thực. Nếu như lúc trước, Digital Marketing chưa quá phát triển, yêu cầu của một bài content không đặt quá nặng trong những chiến dịch Marketing. Nhưng giờ đây, khi Google ngày càng thông minh, có thể hiểu hết được những hành vi của người dùng khi tìm kiếm thông tin trên mạng Internet thì lúc này người ta vẫn thường nói “Content is king” (Nội dung là vua).

Một chuyên viên Content cần tạo ra những bài viết giá trị cho người đọc và có khả năng điều hướng về sản phẩm một cách khéo léo thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Có thể truyền thông online qua các kênh mạng xã hội, viết content cho Website….hoặc truyền thông offline thông qua catalogue, tờ rơi, poster… Và đương nhiên, với vị trí công việc này, yêu cầu người sáng tạo nội dung phải có liên kết với bộ phận thiết kế để mang đến những sản phẩm có giá trị cho khách hàng.

Xem thêm:  SEO LOCAL LÀ GÌ? 6 BƯỚC SEO LOCAL HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

4. Chuyên viên triển khai các kênh Marketing

Chuyên viên triển khai các kênh Marketing bao gồm: Nhân viên Digital (quản trị Web, chạy quảng cáo…), nhân viên thiết kế, nhân viên IT… Tất cả các phòng ban sẽ phối hợp với nhau để triển khai chiến lược Product Marketing hiệu quả.

Case Study một số thương hiệu làm Product Marketing thành công

Product Marketing 4

1. Apple

Apple đã quá thành công trong việc thực hiện chiến lược Product Marketing của mình. Cụ thể, nếu nhắc đến Apple, chắc hẳn ai cũng hiểu đây là thương hiệu tên tuổi, có mức giá bán phân khúc tầm cao, là thương hiệu “quả táo”… Vậy Apple đã thành công bằng cách nào?

  • Áp dụng chiến lược khác biệt hóa – tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm
  • Đột phá trong thiết kế sản phẩm
  • Phát triển hệ điều hành chính hãng
  • Chiến lược định giá sản phẩm khác biệt
  • Chú trọng trải nghiệm khách hàng
  • Phát triển và kết nối cộng đồng người dùng
  • Nội dung ttếp thị tập trung vào lợi ích của khách hàng

2. Coca-Cola

Coca-cola không ngừng nghiên cứu và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới cung cấp ra thị trường như nước uống đóng chai Joy, loại nước tăng lực Samurai… Bên cạnh đó là hàng loạt các sản phẩm truyền thống đáp ứng thị hiếu khách hàng.

Coca-cola vẫn đang áp dụng chiến lược khác biệt hóa trong Product Marketing và đã mang lại thành công trong suốt thời gian qua.

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu với màu đỏ trắng
  • Liên tục cải tiến bao bì sản phẩm (tuỳ vào thời điểm sẽ sáng tạo bao bì phù hợp. Ví dụ như trung thu, tết, hình ảnh con lân, lồng đèn hay chim én sẽ xuất hiện trên bao bì)ư
  • Liên tục mở rộng danh mục sản phẩm mới.
  • Lặp lại liên tục các quảng cáo để định vị thương hiệu.
  • Tăng độ sâu của một dòng sản phẩm.

3. MailChimp

Mailchimp định vị đúng sản phẩm thương hiệu: Marketing qua email (all-in-one) để giúp doanh nghiệp phát triển vượt bật trên thị trường trong lĩnh vực tiếp thị, cụ thể là kênh Email Marketing. Để mang đến thành công như ngày hôm nay, Mailchimp luôn chú trọng đến việc làm nổi bật chức năng của sản phẩm và tiếp thị mạnh vào sản phẩm đối với người dùng.

4. Honda

Honda đã và đang áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đã xây dựng nên một thương hiệu tên tuổi trên thị trường.

  • Cung cấp đa dạng dòng xe phù hợp với từng độ tuổi, kinh tế, giới tính…
  • Tập trung vào chất lượng dịch vụ bao gồm: Bảo hành, hậu mãi.
  • Sử dụng KOL trong chiến dịch truyền thông và mang lại thành công rực rỡ.

Xem thêm:

Lời kết

Qua những thông tin trên, chúng ta đã hiểu Product Marketing là gì, và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên thành công của một chiến dịch tiếp thị nói chung cho toàn doanh nghiệp. Hi vọng qua bài viết trên đây của Tax Plus Blog, các doanh nghiệp đã hiểu hơn về hoạt động tiếp thị sản phẩm và sẽ áp dụng thành công cho doanh nghiệp mình, giúp các sản phẩm, dịch vụ ngày càng nhiều khách hàng biết đến hơn và gia tăng sự nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.

Đánh giá bài viết post