Công ty con là gì? Hồ sơ và thủ tục thành lập

Ở bài viết này TaxPlus tiếp tục chia sẻ cùng bạn đọc về chủ đề công ty con là gì, thủ tục thành lập cũng như là mối quan hệ giữa công ty con & công ty mẹ như thế nào? Sẽ có nhiều kiến thức “hay ho” để bạn cập nhật thêm đấy. Giờ thì tìm hiểu ngay nào

Công ty con là gì

Công ty con tên tiếng anh là Subsidiary Company. Công ty con có thể hiểu đơn giản là một công ty được công ty khác thành lập, quản lý, cung cấp vốn để hoạt động, kinh doanh một trong số các lĩnh vực của công ty đại diện thành lập.

Công ty con được xem là giải pháp tối ưu nhất cho các công ty “mẹ” để hạn chế các rủi ro trong quá trình kinh doanh. Một công ty mẹ có thể thành lập nhiều công ty con.

Công ty con tên tiếng anh là gì
Công ty con có thể hiểu đơn giản là một công ty được công ty khác thành lập, quản lý, cung cấp vốn để hoạt động, kinh doanh 1 trong số các lĩnh vực của công ty đại diện thành lập

Điều kiện để thành lập công ty con

Để thành lập công ty con thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Cần phải có một pháp nhân đã được đăng ký doanh nghiệp
  • Phải là người nắm giữ vốn góp hoặc cổ phần có quyền chi phối công ty con
  • Có đầy đủ hồ sơ hợp lệ tương ứng với từng loại hình của công ty theo quy định.

Hồ sơ thủ tục thành lập công ty con

Để chuẩn bị thủ tục thành lập công ty con bạn cần có đầy đủ bộ hồ sơ sau đây:

  • Cung cấp điều lệ công ty
  • Cung cấp giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Cung cấp danh sách thành viên, cổ đông. (Danh sách này chỉ cần cung cấp khi là công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ Phần có nhiều cổ đông trở lên.)
  • Các loại hồ sơ tương ứng với các loại hình công ty:

+ Công ty TNHH 01 Thành viên: Quyết định của người sở hữu doanh nghiệp đối với việc cử người góp vốn để thành lập công ty con.

Xem thêm:  Thay đổi giấy phép kinh doanh hộ cá thể - Chuẩn pháp lý 2023

+ Công ty TNHH 02 Thành viên trở lên: Cần có quyết định của Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với việc cử người góp vốn để thành lập công ty con.

+ Công ty Cổ phần: Cần có quyết định của Hội đồng quản trị đối với việc cử người góp vốn để thành lập công ty con.

Cần lưu ý rằng người được cử để góp vốn thành lập công ty con không cần phải là người nắm giữ cổ phần hay vốn của công ty mẹ.

  • Giấy ủy quyền đi nộp hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của TaxPlus.vn
  • Bản sao CMND công chứng/ thẻ căn cước của các thành viên công ty mẹ.
  • Cung cấp 01 bản sao giấy phép kinh doanh có công chứng của công ty mẹ.
  • Bản sao công chứng người được công ty mẹ cử góp vốn thành lập công ty con.

Tất cả các bản sao công chứng không được quá 3 tháng so với ngày đi nộp hồ sơ thành lập công ty con. Tìm hiểu sự khác nhau giữa bản sao & bản chụp

thủ tục thành lập công ty con
Để thành lập công ty con, bạn sẽ cần phải đảm bảo được thủ tục và hồ sơ đầy đủ

Nơi nộp hồ sơ thành lập công ty con

Hồ sơ yêu cầu thành lập công ty con được nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch & Đầu tư.

Thời gian được cấp giấy phép thành lập công ty con

Tính từ ngày nộp hồ sơ thành lập công ty con 03 ngày tại cơ quan Sở kế hoạch và Đầu tư, nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ sẽ được cấp giấy chứng nhận kinh doanh công ty con.

Mối quan hệ giữa công ty con & công ty mẹ

Để hiểu rõ hơn về công ty con & công ty mẹ, bạn cần phải chú ý đến các quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  • b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
  • c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

công ty mẹ và công ty con
Mối quan hệ giữa công ty con và công ty mẹ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014

Quyền & trách nhiệm của công ty mẹ với công ty con

Công ty mẹ và công ty con có mối quan hệ ràng buộc. Công ty mẹ có trách nhiệm với công ty con và cũng có quyền đối với hoạt động kinh doanh của công ty con. Vấn đề này được quy định rõ tại Điều 190 Luật doanh nghiệp 2014:

Xem thêm:  10 quyển sách hay về khởi nghiệp kinh doanh

1. Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.

3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

4. Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.

5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

6. Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.”

công ty mẹ công ty con theo luật doanh nghiệp
Công ty mẹ có quyền và trách nhiệm với công ty con

Như vậy có thể hiểu công ty mẹ có các quyền:

  • Có tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong công ty con
  • Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm với trường hợp yêu cầu công ty thực hiện hoạt động không phải lĩnh vực kinh doanh nếu gây thiệt hại.
Xem thêm:  Margin là gì? Bí quyết giúp nhà đầu tư dùng Margin phù hợp

Trường hợp muốn thành lập công ty con nhưng đang gặp khó khăn khi chuẩn bị thủ tục thì hãy để TaxPlus.vn giúp bạn với dịch vụ thành lập công ty của TaxPlus. Cam đoan bạn sẽ hoàn toàn yên tâm & hài lòng khi sử dụng dịch vụ.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Mối quan hệ ràng buộc giữa công ty mẹ & các công ty con là điều bắt buộc phải có. Có công ty mẹ mới có công ty con nhưng đối với công ty mẹ thì không nhất thiết phải có công ty con (Doanh nghiệp không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp khác).

Vì thế đối với bất cứ doanh nghiệp nào khi thành lập doanh nghiệp khác phải tuân thủ theo quy định của Pháp Luật. Nếu bạn muốn thành lập công ty con, liên hệ với TaxPlus.vn theo thông tin sau:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 02/01/2020 @ 18:18

Đánh giá bài viết post