Quy định, thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh mới nhất

Trong quá trình kinh doanh, buôn bán, doanh nghiệp có thể thành lập các địa điểm kinh doanh ở vị trí khác trị sở chính. Theo khoản 2 Điều 33 của nghị định 78/2015 quy định, địa điểm kinh doanh không có con dấu riêng, phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ.

Vậy, địa điểm kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh hay nơi nộp hồ sơ ở đâu? Thời gian như thế nào? Bài viết này TaxPlus sẽ cho bạn câu trả lời cụ thể nhất.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Dia diem kinh doanh la gi 1

Theo quy định mới của luật kinh doanh bổ sung năm 2015, địa điểm kinh doanh là nơi công ty mẹ/doanh nghiệp (DN) tiến hành các hoạt động kinh doanh.

Với mục đích chính là mở rộng phạm vi kinh doanh trên nhiều tỉnh thành và khu vực. Tiết giảm chi phí quảng cáo cũng như xây dựng thương hiệu, tăng doanh thu nhờ tiếp cận nhiều khách hàng ở khu vực khác. Cải thiện và nâng cao các chính sách chăm sóc khách hàng, các dịch vụ hậu mãi…

Xem thêm:  Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước - Chuẩn pháp lý 2023

Quy định về địa điểm kinh doanh

Đăng ký địa điểm kinh doanh mới với cơ quan thuế cần nắm rõ quy định riêng:

  • Có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh ở nhiều tỉnh, thành phố.
  • Địa điểm kinh doanh đặt ngoài trụ sở kinh doanh của công ty, đặt ngoài tỉnh, thành phố đặt trụ sở chính của các chi nhánh công ty.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh

Thu tuc dang ky dia diem kinh doanh 1

Theo quy định, thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh và khác tỉnh đều được phân chia và có những yêu cầu riêng.

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh 

Văn bản mới nhất của Luật doanh nghiệp năm 2019, DN được thành lập địa điểm kinh doanh, kho chứa hàng hóa khác tỉnh, thành phố đặt trụ sở chính. Không bắt buộc gắn với việc phải thành lập chi nhánh công ty ở nơi đó. Đáp ứng các nhu cầu thực tế của nhiều doanh nghiệp để giúp hỗ trợ kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

Thế nhưng, DN cũng sẽ gặp một số khó khăn về kê khai thuế, hạch toán …

Thông báo lập địa điểm kinh doanh của một DN ở ngoài trụ sở chính với nội dung bao gồm.

  • Mã số của doanh nghiệp trực thuộc
  • Địa chỉ và tên của trụ sở chính/tên, địa chỉ của chi nhánh công ty với trường hợp chi nhánh trùng với địa điểm kinh doanh tại nơi đó.
  • Tên và địa điểm, địa chỉ kinh doanh
  • Sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh ở địa điểm kinh doanh
  • Tên đầy đủ của người đứng đầu, nơi cư trú, CMND/Hộ chiếu hoặc thể căn cước cá nhân hợp pháp.
  • Chữ ký của người đại diện của doanh nghiệp theo đúng pháp luật với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp. Họ và tên cùng chữ ký của người đứng đầu chi nhánh nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Xem thêm:  CEO là gì? Tầm ảnh hưởng của CEO trong CTY

Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh

Hồ sơ xin thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh gồm có:

  • Một thông báo về việc thành lập địa điểm kinh doanh theo mẫu của Sở Kế hoạch & Đầu tư đưa ra.
  • Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu/Thẻ căn cước của người đại diện, đứng đầu địa điểm kinh doanh đăng ký.
  • Một văn bản ủy quyền cho người làm thủ tục
  • Các giấy tờ chứng minh người đi làm thủ tục được ủy quyền.

Đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế

Dang ky dia diem kinh doanh voi co quan thue 1

Theo quy định mới nhất của Luật doanh nghiệp ban hành năm 2014. Khi DN có thêm địa điểm kinh doanh như kho, chi nhánh, địa điểm mới thì phải đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế.

Việc đăng ký địa điểm kinh doanh là hành vi đúng pháp luật, thuận tiện cho liên lạc, thuận tiện cho quản lý, báo cáo.

Nộp thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh  

Thuế môn bài sẽ được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý, nộp tại cơ quản nơi đăng ký địa điểm kinh doanh.

  • Trong trường hợp nộp thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thì người nộp phí sẽ thực hiện nộp hồ sơ cho cơ quan trực tiếp quản lý.
  • Với trường hợp khác tỉnh thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp hồ sơ khai thuế.

Nơi tiếp nhận và thời gian xử lý hồ sơ

Các hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh sẽ nộp tại Sở Kế Hoạch và đầu tư, thời gian xử lý hồ sơ là 3 ngày.

Xem thêm:  Mã OTP là gì? Những lưu ý quan trọng khi sử dụng mã OTP

Trong trường hợp không nắm rõ các quy định, giấy tờ hoặc bạn muốn tiến hành nhanh – gọn, hãy đến với dịch vụ của TaxPlus. Bạn sẽ được tư vấn thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.

Xem dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh: https://taxplus.vn/dich-vu-thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh/

Ưu điểm khi bạn sử dụng dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh:

  1. KHÔNG PHÁT SINH thêm chi phí khác.
  2. Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, chuẩn pháp lý và tận tình.
  3. Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
  4. Giao GPKD và con dấu MIỄN PHÍ TẬN NHÀ.
  5. Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi công chứng ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.

Xuất bản ngày: 25/06/2019 @ 04:23

Đánh giá bài viết post