Ký quỹ là những trường hợp nhà đầu tư sẽ phải thực hiện khi được Nhà nước giao đất hay cho thuê đất hoặc chuyển đổi theo mục đích sử dụng dành cho các dự án đầu tư của mình. Vì thế trong bài viết này, bạn sẽ cùng TaxPlus tìm hiểu để xem việc ký quỹ như thế nào & phương thức thực hiện ra sao trong bài viết này nhé.
Ký quỹ là gì?
Theo quy định tại Điều 330 của Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về việc ký quỹ như sau:
- “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
- Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
- Thủ tục gửi & thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Như vậy việc ký quỹ chính là một hình thức để bảo đảm quyền lợi và đề phòng những trường hợp rủi ro khi thực hiện dự án. Vậy trường nào bắt buộc chủ đầu tư phải thực hiện ký quỹ
Các trường hợp nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ
Nhà đầu tư sẽ phải thực hiện ký quỹ trong trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ Luật đầu tư 2014 như sau:
- “Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án từ 1% đến 3% vốn đầu tư của dự án căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án cụ thể.
- Khoản ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được hoàn trả cho nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy điều kiện quy định rõ ràng tại Điều 42 của Bộ Luật đầu tư là khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đảm bảo thực hiện dự án. Ngoài ra sẽ phải đảm bảo mức ký quỹ từ 1 – 3% của số vốn đầu tư căn cứ theo quy mô và tính chất, tiến độ của dự án.
Vậy nhà đầu tư không cần phải ký quỹ trong những trường hợp nào
Các nhà đầu tư sẽ không cần phải thực hiện ký quỹ trong những trường hợp quy định của Pháp Luật tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP:
“Nhà đầu tư phải ký quỹ trong trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, trừ các trường hợp sau:
- Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư;
- Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác;
- Nhà đầu tư là đơn vị sự nghiệp có thu, công ty phát triển khu công nghệ cao được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng trong khu kinh tế.”
Phương thức ký quỹ như thế nào?
Phương thức ký quỹ được thực hiện theo khoản 2, 3, 4, 5 của Điều 27 Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Cụ thể phương thức ký quỹ sẽ được thực hiện như sau:
Phương thức ký quỹ
Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 27 Nghị định 118/2015/NĐ-CP:
“2. Việc ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư sau khi dự án đầu tư được quyết định chủ trương đầu tư nhưng phải trước thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì thời điểm ký quỹ là thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Mức ký quỹ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:
- a) Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức ký quỹ là 3%;
- b) Đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 2%;
- c) Đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 1%.
4. Vốn đầu tư của dự án theo quy định tại Khoản 3 Điều này không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho Nhà nước và chi phí xây dựng các công trình công cộng thuộc dự án đầu tư. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong từng giai đoạn, mức ký quỹ được tính theo vốn đầu tư của dự án tương ứng với từng giai đoạn giao đất, cho thuê đất.
5. Tiền ký quỹ được nộp vào tài khoản của Cơ quan đăng ký đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo lựa chọn của nhà đầu tư. Nhà đầu tư chịu chi phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản ký quỹ và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản ký quỹ.”
Như vậy việc thực hiện ký quỹ sẽ thực hiện theo các điều khoản 27 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP và bạn cần phải tuân thủ đúng.
Trường hợp nhà đầu tư được giảm tiền ký quỹ
Khoản 6 của Điều 27 Nghị định 118/2015/NĐ-CP có quy định về trường hợp nhà đầu tư sẽ được giảm tiền ký quỹ như sau:
- “Giảm 25% số tiền ký quỹ đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, kể cả dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
- Giảm 50% số tiền ký quỹ đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, kể cả dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao, khu kinh tế.”
Nhà đầu tư sẽ được giảm tiền ký quỹ tại khoản 6 của điều 27 Nghị định 118/2015/NĐ-CP
Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Lời kết
Như vậy bạn có thể nắm rõ về việc ký quỹ như thế nào và phương thức ký quỹ ra sao. Từ đó thực hiện nghiêm chỉnh và đúng theo quy định của Pháp Luật. Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về việc ký quỹ hay luật đầu tư nào, có thể liên hệ với TaxPlus theo thông tin sau:
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
- Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
- Hotline: 0853 9999 77
- Email: info@taxplus.vn
Xuất bản ngày: 28/12/2019 @ 17:44
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8