Doanh nghiệp FDI là một trong những loại hình doanh nghiệp thịnh hành tại Việt Nam hiện nay. Loại doanh nghiệp này đóng góp vai trò rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Để hiểu rõ hơn TaxPlus sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết này nhé!
Doanh nghiệp FDI là gì?
FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment trong tiếng Anh. Doanh nghiệp FDI được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng vốn đầu tư chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nguồn nước ngoài được chia thành 2 loại chủ yếu sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp có vốn 100% từ nước ngoài: Loại hình này là những doanh nghiệp có 100% số vốn từ bên nước ngoài đầu tư, không có vốn của người Việt. Người Việt vẫn hoàn toàn có thể làm việc tại các công ty này, nắm giữ quyền điều hành và dưới sự giám sát của cá nhân, tổ chức là người nước ngoài rót vốn đầu tư vào đó.
- Doanh nghiệp liên doanh: Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có định nghĩa về hình thức doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với đối tác trong nước như sau “Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh, hoặc hiệp định kí kết của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. ”
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Khi nào được gọi là doanh nghiệp FDI?
Nhiều người thắc mắc không biết khi nào thì một doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp FDI? Đơn giản là khi doanh nghiệp đó có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, không cần phải phân biệt xem nguồn vốn đó chiếm tỷ lệ bao nhiêu.
Loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay khá phổ biến trên thị trường quốc tế. Đây được xem như một cách để đầu tư kinh doanh giống như một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó giúp đa dạng hóa các mô hình kinh doanh đã có và tối ưu hơn chi phí, lợi nhuận mang lại cho các doanh nghiệp hiện nay. Đồng thời giúp các doanh nghiệp có thể củng cố được vị thế của mình trên thương trường.
Với thị trường Việt Nam, hình thức đầu tư vốn từ nước ngoài này đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế – xã hội nói chung. Chúng ta tiếp thu được những công nghệ hiện đại trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Viễn thông, hóa chất, điện tử, khai thác dầu khí cùng những ngành cần có nhiều lao động và nguyên liệu tại Việt Nam.
Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đã tạo ra được sự cạnh tranh sôi động ngay tại thị trường trong nước, từ đó thúc đẩy mỗi doanh nghiệp cần phải đổi mới về phương thức sản xuất, chất lượng sản phẩm & áp dụng những phương pháp kinh doanh hiện đại hơn.
Đối với nền kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp không hề nhỏ với sự tăng trưởng trong những năm qua.
Xem thêm: Đầu tư công là gì? Những loại hình đầu tư công phổ biến ở Việt Nam
Vốn FDI là gì?
Theo tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì FDI được định nghĩa như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FPI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty.
Vốn FDI là dòng vốn của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế kinh tế này đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm mục đích sản sinh lợi nhuận hoặc các lợi ích khác cho nhà đầu tư.
Vai trò của vốn FDI
Một số vai trò của FDI bạn nên biết gồm:
Tác động tích cực của vốn FDI
- Do người nước ngoài là người trực tiếp điều hành, quản lí vốn nên họ có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt.
- Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào. Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công chất lượng cao.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn; nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng.
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.
- Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.
Xem thêm: Cán cân thương mại là gì? Vai trò và những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tại VN
Vốn FDI tăng tốc đổ vào Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 16,8 tỷ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù vốn đầu tư đăng ký mới giảm, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ.
10 địa phương hút vốn đầu tư FDI lớn nhất cả nước trong 8 tháng năm 2022
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 8 tháng đầu năm 2022. TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,7 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2021. Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 2,64 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng vốn, tăng 57,9% so với cùng kỳ. Bắc Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,75 tỷ USD, chiếm 10,4% tổng vốn và tăng gấp gần 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Cùng với đó là 7 địa phương cũng có tổng vốn đầu tư FDI cao nhất cả nước, cụ thể là: Thái Nguyên, TP. Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội, Đồng Nai, Long An, Nghệ An.
Các hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI
Hiện tại thị trường Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn đầu tư FDI khá đa dạng. Bạn có thể gặp rất nhiều những hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI sau đây:
No1: Doanh nghiệp có 100% vốn FDI
Đây là một trong những hình thức ít phổ biến hơn tại Việt Nam, hình thức phổ biến nhất là đầu tư theo kiểu liên doanh hợp tác với tổ chức của Việt Nam. Đây là hình thức dưới dạng 1 thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân được hình thành nhằm mục đích khác của chủ đầu tư tại nước sở tại.
Mặc dù doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động dưới sự điều hành quản lý của nhà đầu tư nước ngoài nhưng còn tùy thuộc vào môi trường kinh doanh của quốc gia và khu vực đó về kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, độ cạnh tranh…
Xem thêm: Vốn ODA là gì? Đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của nguồn vốn ODA
No2: Hình thức hợp tác liên doanh theo hợp đồng liên doanh
Hình thức tiếp theo phổ biến đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là hợp tác dưới hình thức liên doanh như đã nêu trên “Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh, hoặc hiệp định kí kết của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. ”
No3: Đầu tư FDI theo hình thức BOT – xây dựng, vận hành, chuyển giao
Đây là hình thức liên kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong vấn đề xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi lại vốn & có được mức lợi nhuận hợp lý. Sau đó thực hiện chuyển giao không bồi hoàn công trình đã thực hiện cho nước chủ nhà.
No4: Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
Hình thức tiếp theo bạn cũng có thể gặp đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chính là Doanh nghiệp nước ngoài sẽ thành lập chi nhánh tại Việt Nam, do người Việt Nam quản lý hoặc người nước ngoài làm việc tại chi nhánh đó. Đây cũng gần giống như vốn đầu tư 100% vì toàn bộ vốn của chi nhánh là của tổ chức, cá nhân là người nước ngoài.
TaxPlus.vn cung cấp dịch vụ mở chi nhánh công ty nếu có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!
Đặc điểm & vai trò của Doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI có những đặc điểm đặc trưng mà chúng ta có thể nhận thấy để phân biệt. Vậy đó là gì?
Đặc điểm của doanh nghiệp FDI
- Thực hiện thiết lập về quyền & nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài tới nơi được đầu tư.
- Thiết lập lên quyền sở hữu & quyền quản lý với những nguồn vốn đã thực hiện đầu tư.
- Nguồn vốn nước ngoài cũng được xem là cách để mở rộng thị trường & tổ chức đa quốc gia.
- Có sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ nước ngoài với tổ chức được đầu tư vốn.
- Có sự liên kết giữa các thị trường trong & ngoài nước khi có vốn đầu tư nước ngoài.
Vai trò của doanh nghiệp FDI
- Xây dựng mô hình doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn, trách nhiệm quản lý của người nước ngoài cũng cao hơn.
- Nguồn vốn FDI được đảm bảo tính hiệu quả.
- Mở rộng được quy mô khai thác, sản xuất & khai thác được lợi thế từ quy mô doanh nghiệp có nguồn lao động trẻ, dồi dào cùng nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam.
- Năng suất được tăng cao, giá thành sản phẩm giảm phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch cùng phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư vốn FDI.
- Các chủ đầu tư FDI sẽ xây dựng được doanh nghiệp nằm trong lòng quốc gia đó & được bảo hộ.
- Có điều kiện thuận lợi hơn trong việc khai thác nguồn vốn từ nước ngoài & lưu thông tiền tệ.
- Tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh, tự động tăng chất lượng sản phẩm, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất.
Cần điều kiện gì để trở thành doanh nghiệp FDI?
Tại Điều 65 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện, nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp FDI như sau:
– Nhà đầu tư trong nước đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam thực hiện theo các điều kiện, thủ tục quy định tại Luật Doanh nghiệp và pháp luật tương ứng đối với từng loại hình tổ chức kinh tế.
– Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trên thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
– Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải tuân thủ điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
Pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan khi thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác.
– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, gồm:
+ Các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư và các Điều 15, 16 và 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
+ Điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh và điều kiện sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong trường hợp tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển;
Khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài nhận cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam thông qua hợp đồng trao đổi, tặng cho, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc thừa kế phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 31/2021/NĐ-CP và thực hiện thủ tục theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Lời kết
TaxPlus Blog hy vọng qua những gì mà chúng tôi chia sẻ bạn sẽ hiểu hơn về doanh nghiệp fdi là gì? cũng như đặc điểm, vai trò & hình thức của loại hình doanh nghiệp này. Nếu cần tư vấn thêm thông tin nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo:
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
- Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
- Hotline: 0853 9999 77
- Email: info@taxplus.vn
Xuất bản ngày: 27/11/2019 @ 17:29
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8