Công ty đối nhân và công ty đối vốn là một trong những loại hình doanh nghiệp được rất nhiều người hiện nay chú ý và quan tâm đến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ công ty đối nhân và công ty đối vốn là gì. Vì thế trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu để nắm rõ hơn về 2 công ty này dưới đây cùng TaxPlus nhé.
Công ty đối nhân là gì?
Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về công ty đối nhân để có thể nắm rõ hơn xem đây là loại hình công ty nào và trách nhiệm, đặc điểm ra sao dưới đây nhé.
Khái niệm công ty đối nhân
Công ty đối nhân là công ty là những công ty được hình thành dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi chế độ tin cậy về nhân thân của những thành viên cùng tham gia sáng lập. Sự hùn vốn trong công ty chỉ là yếu tố thứ yếu. Công ty này không có sự tách bạch về tài sản cá nhân hay tài sản của công ty.
Các thành viên có liên quan sẽ chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của công ty & phải có một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về nợ công ty. Các thành viên sẽ chịu trách nhiệm về thuế thu nhập cá nhân & công ty không cần nộp thuế.
Tìm hiểu cách tính thuế thu nhập cá nhân
Công ty đối nhân thường tồn tại dưới dạng công ty hợp danh, nghĩa là các thành viên cùng tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung & có liên đới chịu trách nhiệm vô hạn với khoản nợ của công ty. Điều kiện để được thành lập công ty hợp danh là phải có ít nhất 2 thành viên thỏa thuận đồng ý chịu trách nhiệm vô hạn. Điều 174 Luật doanh nghiệp có quy định về tài sản công ty hợp danh như sau:
Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:
- Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
- Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.“
Phân biệt hợp nhất – sáp nhập & chia tách công ty
Trách nhiệm của công ty đối nhân
Do công ty đối nhân được hình thành dưới dạng công ty hợp danh nên về trách nhiệm sẽ tuân theo quy định của công ty hợp danh. Cụ thể theo khoản 1 của điều 172, Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về trách nhiệm như sau:
“Công ty hợp danh có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Trong đó:
- Thành viên hợp danh sẽ chịu chế độ trách nhiệm vô hạn, có nghĩa là phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn, có nghĩa là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.”
Như vậy theo quy định tại điều 172 của Luật Doanh nghiệp 2014, khoản 1, chúng ta có thể kết luận về trách nhiệm của công ty đối nhân có thể gồm 2 chế độ: Trách nhiệm hữu hạn & trách nhiệm vô hạn.
Đặc điểm của công ty đối nhân
Với công ty đối nhân, chúng ta sẽ thấy những đặc điểm sau đây:
- Không có sự tách bạch về tài sản cá nhân giữa các thành viên công ty với tài sản chung của công ty.
- Các thành viên có liên đới sẽ chịu trách nhiệm vô hạn với mọi khoản nợ mà công ty vay bên ngoài.
Ưu – nhược điểm của công ty đối nhân
Công ty đối nhân sẽ có ưu – nhược điểm sau đây:
- Ưu điểm: Công ty dạng này có thể kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người và tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp cho công ty. Do các thành viên liên đới sẽ cùng chịu trách nhiệm vô hạn nên dễ dàng nhận được sự tin tưởng từ đối tác, bạn hàng. Việc điều hành công ty quản lý cũng không có gì phức tạp do số lượng thành viên không nhiều & thường chủ yếu là những người có uy tín, sự tin tưởng lẫn nhau
- Nhược điểm: Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là cực kỳ cao.
Bạn có thể hiểu và nắm rõ hơn về những thông tin của công ty đối nhân trên đây. Vậy công ty đối vốn là như thế nào? Hãy tìm hiểu tiếp dưới đây với chúng tôi nhé.
Xem thêm:
Công ty đối vốn là gì?
Công ty đối vốn thì ngược lại so với công ty đối nhân. Vậy công ty đối vốn là công ty như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ngay phần khái niệm dưới đây nhé!
Khái niệm công ty đối vốn
Công ty đối vốn là công ty không quan tâm đến nhân thân của người cùng góp vốn mà chỉ quan tâm tới số vốn mà người đó góp vào cùng thành lập công ty.
Công ty đối vốn thường có số lượng thành viên đông hơn, kể cả người không hiểu biết về kinh doanh cũng có thể tham gia vào công ty. Công ty đối vốn sẽ phải đóng thuế cho Nhà nước & các thành viên cũng phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Công ty đối vốn được chia thành 2 loại hình:
Công ty Cổ phần
Công ty Cổ phần là công ty hoàn thiện về cả vốn lẫn tổ chức. Loại hình công ty này được hình thành với kết cấu chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi cao nhất cho các cổ đông. Đồng thời giúp cho việc quản lý, vận hành công ty đảm bảo tính dân chủ & hiệu quả hơn.
Tìm hiểu rõ hơn thành lập công ty cổ phần cần những gì
Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Công ty TNHH là công ty ở giữa ranh giới của công ty đối nhân và công ty đối vốn. Đây là loại hình công ty vừa có đối nhân lại vừa có tính đối vốn. Các thành viên sáng lập có quen biết, tin tưởng nên việc điều hành, quản lý cũng đơn giản hơn.
Thậm chí người ta cũng dễ bị nhầm lẫn với công ty đối nhân. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn cũng được chia thành từng phần và mỗi thành viên có ý định góp vào tùy theo điều kiện có thể ít hay nhiều. Tuy nhiên buộc phải góp đủ khi công ty được thành lập & bảo toàn vốn ban đầu.
Trách nhiệm của công ty đối vốn là gì
Theo như khái niệm của công ty đối vốn: Các thành viên công ty sẽ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mình góp vào”. Vì thế chế độ trách nhiệm đối với các thành viên cổ đông công ty là trách nhiệm hữu hạn.
Đặc điểm của công ty đối vốn là gì
Công ty đối vốn có đặc điểm chung sau đây:
- Công ty đối vốn có sự tách bạch giữa tài sản của các thành viên công ty với tài sản chung của công ty.
- Các thành viên trong công ty sẽ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty theo giới hạn trong phạm vi số vốn mà mình góp.
Ngoài ra, công ty trách nhiệm hữu hạn do có cả đặc điểm của công ty đối nhân và đối vốn (với những công ty có 2 thành viên trở lên) sẽ có những đặc điểm sau đây:
- Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn mà họ góp vào.
- Số lượng thành viên không nhiều, các thành viên là người quen biết nên thường tin tưởng lẫn nhau.
Điểm khác biệt giữa công ty đối nhân và đối vốn là gì?
Công ty đối nhân quan trọng các thành viên tin tưởng, gắn kết cùng nhau điều hành, phát triển doanh nghiệp. Còn công ty đối vốn quan trọng về số vốn mà các thành viên cam kết góp vào công ty. Mỗi loại hình sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy thuộc vào lựa chọn của cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp.
Xem thêm:
Lời kết
Trên đây chính là những thông tin bạn cần nắm rõ về công ty đối nhân và công ty đối vốn. Vì thế Tax Plus Blog luôn mong muốn bạn nắm rõ hơn và hiểu hơn để giúp mình phân biệt được 2 loại hình công ty này. Nếu bạn cần tư vấn thêm về 2 hình thức công ty này, hãy liên hệ với Tax Plus theo thông tin sau đây:
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
- Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
- Hotline: 0853 9999 77
- Email: info@taxplus.vn
Xuất bản ngày: 27/11/2019 @ 17:12
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8