Chỉ số giá tiêu dùng là gì? Ý nghĩa và những ý kiến trái chiều...

CPI là một chỉ số tương đối quen thuộc nếu bạn thường xuyên theo dõi các thông tin kinh tế. CPI hay còn được gọi là chỉ số giá tiêu dùng dùng để đo lường mức giá của một giỏ hàng tiêu biểu. Chỉ số này có vai trò quan trọng khi đặt trong nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Dù vậy, có nhiều ý kiến trái chiều và hạn chế của chỉ số này mà nhiều người không nắm rõ. Vậy chỉ số giá tiêu dùng là gì? Nó có ý nghĩa và hạn chế ra sao? Hãy cùng TaxPlus tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng là gì

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một thước đo thể hiện mức giá bình quân của một rổ hàng hóa tiêu biểu. Những thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng được dùng để đánh giá sự biến động về giá cả sinh hoạt. CPI tăng đồng nghĩa rằng giá cả chung có xu hướng tăng và ngược lại. CPI cũng được dùng để đo lương một ngành hàng cụ thể như thực phẩm, đồ uống, nhà ở,…

CPI thường đo lường giá của những nhóm ngành sau:

  • Thực phẩm và đồ uống
  • Nhà ở
  • Quần áo
  • Phương tiện vận chuyển
  • Giáo dục và truyền thông
  • Giải trí
  • Dịch vụ y tế
  • Hàng hóa và dịch vụ khác
Xem thêm:  TOP 10+ ý tưởng kinh doanh táo bạo nhất nên học hỏi

Chỉ số CPI là một trong những số liệu được dùng phổ biến nhất. Nó thường được thống kê để xác định các giai đoạn lạm phát hoặc giảm phát. Ngoài ra, CPI cũng thường được so sánh với chỉ số giá sản xuất (PPI).

Xem thêm:

Cách tính chỉ số giá tiêu dùng

Việc tính chỉ số giá tiêu dùng cũng khá đơn giản. Cách tính tiêu chuẩn thường gồm 4 bước sau:

  1. Xác định giỏ hàng hóa tiêu biểu

Thông qua các hoạt động điều tra khảo sát, có thể xác định được số lượng và danh mục hàng hóa tiêu biểu mà một người dân thường mua.

  1. Xác định giá cả từng loại sản phẩm trong giỏ hàng
  2. Tính tổng chi phí của giỏ hàng bằng cách lấy số lượng nhân với mức giá tương ứng
  3. Tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:
kBnVptwvX7MR90ZJ1Ak4QARaVF112ClmL9GELKNTByHWV7AYbjE CLkwR0ZPbxDasdcnFrDC 0C39LfLcYXGlffk1C9FNjqj8rbatKnPzBgErtuHT mfgQNk0W8jAN7hy6bwO6dc

Trong đó:

  • Thời kỳ t là thời điểm cần tính CPI
  • Năm cơ sở được lấy bất kỳ, thường theo chu kỳ 5 – 7 năm

Ví dụ: Tính CPI vào năm 2021 với giỏ hàng hóa và mức giá tại năm cơ sở 2016 như sau

Hàng hóa Số lượng Giá năm 2016 Giá năm 2021
Thịt 3kg 80.000đ 100.000đ
Trứng gà 10 2.000đ 3.000

Tổng chi phí để mua thịt vào năm 2016: 80.000 x 3 = 240.000đ

Tổng chi phí để mua thịt vào năm 2021: 100.000 x 3 = 300.000đ

Tổng chi phí để mua trứng gà vào năm 2016: 2.000 x 10 = 20.000đ

Xem thêm:  Đóng dấu treo là gì? Quy định và tính chất Pháp lý quan trọng【HOT】

Tổng chi phí để mua trứng gà vào năm 2021: 3.000 x 10 = 30.000đ

Vậy chỉ số CPI năm 2021 là:

CPI = (300.000 + 30.000) / (240.000 + 30.000) x 100 = 122

Ý nghĩa của CPI

cpi 1

CPI là một chỉ số kinh tế quan trọng. Nó là thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất. Đồng thời, CPI cũng phản ánh tính hiệu quả của các chính sách kinh tế quốc gia. Chỉ số CPI cung cấp cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của giá cả chung.

Ngoài ra, nó cũng là yếu tố nền tảng để đưa ra những quyết sách liên quan đến kinh tế. Nắm bắt được sự thay đổi giá cả giúp Chính phủ kịp thời điều chỉnh hoặc đề xuất các chính sách tiền tệ, kinh tế phù hợp, tránh các rủi ro có thể xảy ra. Ví dụ như lạm phát quá cao, giảm phát hoặc nguy cơ về khủng hoảng kinh tế.

CPI cũng có thể được dùng như một công cụ giảm phát cho các chỉ số kinh tế khác. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để đánh giá sức mua của đồng tiền quốc gia. Nếu mức giá tăng thì sức mua tiền tệ sẽ giảm do đồng tiền đang có xu hướng mất giá. Lúc này, người dân thường có xu hướng tích lũy các dạng tài sản khác như vàng hoặc ngoại tệ.

Về phía người dân, CPI sẽ giúp họ có được mức lương cơ bản và các chế độ an sinh phù hợp hơn. Thông qua CPI, Nhà nước có thể nắm được xu thế giá cả từ đó điều chỉnh chính sách và các quy định liên quan để tương xứng với mức sống của người dân.

Xem thêm:  Vốn điều lệ là gì? Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty?

Một số ý kiến trái chiều về chỉ số CPI

cpi 2 scaled 1

Một số người cho rằng chỉ số giá tiêu dùng CPI không bao trùm được sự khác biệt giữa các khu vực về giá cả. Đồng thời, nó cũng không đủ tính đại diện cho giỏ hàng của người dân do cơ cấu ngành hàng của từng nhóm người thường có sự khác biệt. Ví dụ, những người sống ở thành phố với thu nhập cao sẽ có phong cách chi tiêu khác với nhóm người ở nông thôn.

Một ý kiến trái chiều khác là sử dụng CPI để tính lạm phát là không phù hợp. Lý do bởi nó không phản ánh được các loại chi tiêu cụ thể. Ví dụ, CPI bao gồm chi phí y tế tự trả nhưng không thể hiện được phần chi phí do các công ty bảo hiểm và các chương trình chăm sóc sức khỏe của Chính phủ chi trả.

Xem thêm:

Lời kết

Trên đây là chia sẻ của Tax Plus về chỉ số giá tiêu dùng và những vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích và có cái nhìn cụ thể hơn về CPI. Để cập nhật thêm những thông tin thú vị về tài chính – chứng khoán, hãy ghé thăm Tax Plus Blog thường xuyên bạn nhé!

Đánh giá bài viết post