Cập nhật Thuế Thu nhập cá nhân 2023

Như bạn đã biết, thuế thu nhập cá nhân (viết tắt: thuế TNCN) là một trong những khoản thu quan trọng thuộc ngân sách Nhà nước. Việc đóng thuế là nghĩa vụ của mỗi công dân.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ thuế TNCN là gì? Những khoản giảm trừ thuế TNCN mới nhất năm 2023? Thu nhập chịu thuế & cách tính thuế như thế nào?… Những thông tin mà TaxPlus chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc nêu trên.

Thuế TNCN là gì

thue tncn

Trước khi tìm hiểu cách tính thuế thu nhập cá nhân và những quy định liên quan, bạn cần hiểu khái niệm thuế TNCN là gì. Hiểu đơn giản thì đây là khoản tiền mà các cá nhân có thu nhập phải trích ra từ tiền lương, tiền công để đóng vào ngân sách Nhà nước.

Đối với các nhân viên làm tại các doanh nghiệp (DN), phần thuế này sẽ luôn xuất hiện tại một mục trên bảng lương.

Đối tượng cần phải đóng thuế TNCN: Các cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, Nhà nước không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập thấp với mức lương chỉ đủ nuôi sống bản thân. Từ đó, sự chênh lệch các tầng lớp dân cư về mặt thu nhập sẽ được giảm bớt. 

Thu nhập chịu thuế TNCN là gì

Nhiều người thường nhầm tưởng thu nhập chịu thuế TNCN và thu nhập tính thuế TNCN là một. Nhưng thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thu nhập chịu thuế TNCN là cơ sở để tính thu nhập tính thuế TNCN.

Phần thu nhập chịu thuế (tiếng Anh: Taxable income). Đây là phần thu nhập của cá nhân tại DN sau khi đã khấu trừ đi những khoản chi phí theo quy định.  

  • Đối với cá nhân cư trú thì thu nhập chịu thuế được tính là phần thu nhập phát sinh cả ngoài và trong lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nơi trả thu nhập là ở đâu. 
  • Với những cá nhân được xét vào diện không cư trú thì mức thu nhập chịu thuế chỉ là thu nhập phát sinh khi làm việc tại Việt Nam không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

10 loại thu nhập phải nộp thuế TNCN

Tiền lương, thu nhập từ kinh doanh, đầu tư vốn, trúng thưởng, thừa kế chứng khoán… phải chịu thuế theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Theo điều 3, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:

1. Thu nhập từ kinh doanh

a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi…

3. Thu nhập từ đầu tư vốn

a) Tiền lãi cho vay

b) Lợi tức cổ phần

c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở

Xem thêm:  Thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên là gì? Được quy định ra sao

c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước

d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.

6. Thu nhập từ trúng thưởng

a) Trúng thưởng xổ số

b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại

c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược

d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.

7. Thu nhập từ bản quyền

a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN

Có rất nhiều khoản giảm trừ thuế TNCN mà bạn cần biết để có thể đảm bảo quyền lợi của chính mình. Quy định về khoản giảm trừ được thể hiện rõ tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

1. Giảm trừ gia cảnh

Đối với các cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh và cả thu nhập từ tiền lương thì tính giảm trừ gia cảnh 1 lần vào tổng thu nhập cả hai công việc. Mức giảm trừ gia cảnh thể hiện: 

  • Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
  • Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Giảm trừ gia cảnh được thực hiện theo nguyên tắc. Cụ thể. 

  • Giảm trừ cho bản thân: Cá nhân có nguồn thu từ tiền lương tạo một địa điểm và lựa chọn giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi. Trường hợp này sẽ rơi vào việc cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì được tính giảm trừ gia cảm nếu cá nhân đó có mặt tại Việt Nam từ đầu cho đến lúc kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế. Nếu trong năm cá nhân chưa giảm trừ hoặc giảm trừ chưa đủ 12 tháng thì sẽ được thực hiện quyết toán thuế TNCN theo quy định. 
  • Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: Cá nhân người nộp thuế còn được thực hiện tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký và được cấp mã số thuế. Người phụ thuộc bao gồm con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp. 

Ngày 28/2/2020, Bộ Tài chính gửi công văn xin ý kiến các Bộ, Ngành, Địa phương, Cộng đồng doanh nghiệp… về dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thương vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể đề xuất như sau:

  • Nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng.
  • Nâng mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng.

Hiện tại đề xuất này chưa được thông qua và hứa hẹn đưa ra thảo luận vào kỳ họp Quốc hội gần nhất. TaxPlus sẽ sớm thông tin đến bạn khi Dự thảo này được thông qua.

2. Giảm trừ đối với các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm

Đối với các khoản đóng bảo hiểm như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và khoản đóng quỹ hữu trí sẽ được giảm trừ khi tính thuế TNCN

Nếu cá nhân là người nước ngoài thuộc diện cư trú tại Việt Nam và đã đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định thì được trừ các khoản phí bảo hiểm vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương khi tính thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có tham gia đóng các khoản bảo hiểm kể trên sẽ được tạm giảm trừ vào thu nhập để khấu trừ thuế

Nếu cá nhân có khoản đóng góp vào quỹ hưu trí thì cần phải chứng minh chứng từ thu tiền có xác nhận của tổ chức để được giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Xem thêm: Làm quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài

Thu nhập được miễn thuế TNCN

Theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập được miễn thuế, gồm:

1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Xem thêm:  Thuế bảo vệ môi trường là gì? Cách tính và khai báo

5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.

6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.

7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

8. Thu nhập từ kiều hối.

9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.

10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.

11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:

a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước

b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.

12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.

13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.

14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

15. Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

16. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN

Dieu kien de duoc hoan thue TNCN

Thực tế, người lao động không tự tính thuế TNCN cho bản thân mà việc này sẽ được tổ chức nơi cá nhân làm việc thực hiện. Tuy nhiên, mỗi người cần phải nắm rõ cách tính để đảm bảo tính chính xác & quyền lợi cho bản thân.

Công thức tính

[Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất]

Trong đó: 

Các bước cơ bản để tính thuế TNCN:

  • Bước 1: Xác định tổng thu nhập bằng cách cộng tất cả các khoản thu nhập từ tiền lương và phụ cấp.
  • Bước 2: Xác định khoản được miễn thuế TNCN theo quy định
  • Bước 3: Tính mức thu nhập chịu thuế theo công thức ở trên
  • Bước 4: Tìm hiểu và xác định khoản giảm trừ hiện có
  • Bước 5: Tính tổng thu nhập tính thuế 
  • Bước 6: Tính thuế TNCN theo công thức để xác định mức thuế cần phải đóng. 

Trên đây là công thức chung dùng để tính thuế TNCN cho người lao động. Tuy nhiên, ở từng trường hợp khác nhau sẽ áp dụng cách tính khác nhau. Cụ thể

Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên

Đối với những cá nhân là cư trú có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì mức thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

[Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – (Các khoản miễn thuế + Các khoản giảm trừ + Các khoản không chịu thuế)]

Cách tính thuế đối với cá nhân cư trú có ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ

Đối với những cá nhân cư trú mà không ký hợp đồng lao động hoặc chỉ ký hợp đồng dưới 3 tháng với mức thu nhập từ 2.000.000 VND trở lên trong một lần sẽ bị khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập.

[Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%]

Trường hợp tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú

Nếu cá nhân thuộc vào diện không cư trú thì cách tính thuế TNCN sẽ không giống như hai trường hợp kể trên. Lúc này, mức thuế được tính dựa trên thu nhập chịu thuế với mức thuế suất 20%.

[Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20%]

Thuế thu nhập cá nhân được người dân nộp vào ngân sách mỗi ngày thay đổi thế nào ?

Trong giai đoạn 2012-2021, số thuế thu nhập cá nhân được người dân nộp vào ngân sách nhà nước đã tăng lên đáng kể. Năm 2012, số thuế thu nhập cá nhân được người dân nộp vào ngân sách nhà nước đạt khoảng 44.959 tỷ đồng.

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên số thuế thu nhập cá nhân được người dân nộp vào ngân sách nhà nước giảm hơn so năm trước. Cụ thể, ngành thuế thu được khoảng 108.000 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân năm 2020, giảm khoảng 1,82% so với năm 2019.

Đến năm 2021, số thuế thu nhập cá nhân được người dân nộp vào ngân sách nhà nước đạt khoảng 123.000 tỷ đồng. Như vậy, thuế thu nhập cá nhân nộp vào ngân sách nhà nước đã tăng lên gần 3 lần sau 10 năm.

Xem thêm:  Dịch vụ Quyết toán thuế TNCN đúng Luật tối ưu chi phí Thuế
Nam 2012 so thue thu nhap ca nhan duoc nguoi dan nop vao ngan sach nha nuoc dat khoang 44.959 ty dong.
Năm 2012, số thuế thu nhập cá nhân được người dân nộp vào ngân sách nhà nước đạt khoảng 44.959 tỷ đồng.

Cùng với đó, mỗi năm có 365 ngày thì tính ra trung bình mỗi ngày, ngành thuế thu được 123 tỷ đồng thuế thu nhập của các cá nhân, người lao động trong năm 2012. Đến năm 2021, con số này đã tăng lên đạt khoảng 337 tỷ đồng.

Trong dự toán thu năm 2022, cơ quan thuế dự kiến thu 118.075 tỷ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân, tăng 4,1% so với năm 2021. Trong 7 tháng đầu năm 2022, số thuế thu nhập cá nhân người dân nộp đạt khoảng 106.385 tỷ đồng, hoàn thành 90,1% dự toán năm 2022.

Số thu thuế này chiếm khoảng 9,8% tổng thu ngân sách do ngành thuế quản lý và tương đương 15,7% tổng thu nội địa. Tính ra trung bình mỗi ngày, ngành thuế thu được 506 tỷ đồng thuế thu nhập của các cá nhân, người lao động.

Đáng chú ý, dù mới hơn nửa năm, cơ quan thuế đã ghi nhận 3 khoản thu gần cán đích cả năm (đạt trên 90%), bao gồm thu từ nhà, đất (95,1%); thu cấp quyền khai thác khoáng sản (93,4%) và thu thuế thu nhập cá nhân (90,1%).

Theo CafeF với kết quả thu thuế thu nhập cá nhân trong 7 tháng đầu năm 2022, số thu thuế thu nhập cá nhân năm 2022 dự kiến sẽ tăng cao hơn hẳn so với các năm trước.

Không phát sinh thuế thu nhập cá nhân, có phải khai thuế?

Không phát sinh thuế TNCN có phải nộp tờ khai?

Tại Công văn 2393/TCT-DNNCN ngày 1/7/2021, Tổng Cục Thuế quy định, chỉ trường hợp tổ chức, cá nhân phát sinh trả thu nhập chịu thuế TNCN mới thuộc diện phải khai thuế thu nhập cá nhân.

Nếu tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế TNCN thì không thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế Thu nhập cá nhân. Theo đó, tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tháng/quý nào thì không phải khai thuế TNCN của tháng/quý đó.

11 chot 15721866526861901393573 scaled 1

Tóm lại, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nếu có trả tiền lương, tiền công cho người lao động sẽ phải nộp tờ khai thuế TNCN theo quy định, không phân biệt trả số tiền lương, tiền công được trả.

Ví dụ: Công ty A tháng 2/2022 trả lương cho người lao động với số tiền lương là 8 triệu đồng/người thì công ty A phải nộp tờ khai thuế theo đúng thời hạn (theo quy định cũ trước ngày 5/12/2020 thì công ty A không phải nộp tờ khai thuế theo tháng/quý).

Không trả lương có phải nộp tờ khai quyết toán?

Tờ khai quyết toán thuế TNCN được tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện chậm nhất là ngày 30/3 hàng năm để quyết toán cho kỳ tính thuế của năm liền trước.

Điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định, tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. 

nopthuethunhapcanhan giaoduc net vn 3133

Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.

Theo đó, tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công phải nộp tờ khai thuế theo quy định thay cho cá nhân có ủy quyền, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.

Ví dụ: Công ty B trong năm 2021 trả lương cho người lao động nhưng cả năm đó không ai phải nộp thuế TNCN vì mức lương dưới 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) thì vẫn phải nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định.

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phải nộp tờ khai quyết toán thuế nếu không phát sinh trả thu nhập. Nghĩa là cả năm không trả tiền lương, tiền công cho bất kỳ người lao động nào.

Không nộp tờ khai thuế bị phạt thế nào?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy thuộc vào thời gian quá hạn mà hình thức và mức phạt sẽ khác nhau, cụ thể:

– Phạt cảnh cáo: Nộp quá thời hạn từ 1-5 ngày và có tình tiết giảm nhẹ .

– Phạt từ 2 – 5 triệu đồng: Quá hạn từ 1-30 ngày trừ trường hợp bị phạt cảnh cáo nêu trên.

– Phạt từ 5 – 8 triệu đồng: Quá hạn từ 31-60 ngày.

 Phạt từ 8-15 triệu đồng: Quá thời hạn từ 61 – 90 ngày; từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; không nộp các phụ lục về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Phạt từ 15-25 triệu đồng: Quá hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra hoặc trước khi lập biên bản về việc chậm nộp hồ sơ.

Xem thêm:

Lời kết

Tóm lại, đóng thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của mọi công dân. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải đóng thuế TNCN. Chính vì thế, mỗi người cần trang bị kiến thức đầy đủ về thuế TNCN để có thể thực hiện đúng đồng thời đảm bảo quyền lợi cho chính mình hoặc thao khảo ngay Dịch vụ Quyết toán thuế TNCN đúng Luật tối ưu chi phí Thuế.

Nếu bạn có thắc mắc, xin hãy liên hệ với TaxPlus qua thông tin sau

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Câu hỏi thường gặp về thuế thu nhập cá nhân

Mức lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Người có mức lương trên 11.000.000 VND/Tháng thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Nhưng trường hợp có một người phụ thuộc, thì thu nhập trên 15.400.000 VND/Tháng mới cần phải đóng thuế.

Thử việc có cần đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, người lao động ký hợp đồng thử việc mà có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người lao động.

Xuất bản ngày: 18/07/2019 @ 03:38

Đánh giá bài viết post