Thuế GTGT – Cách tính – Thời hạn nộp & Mức phạt nộp chậm

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) vẫn còn xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, khi hoạt động kinh doanh thì khái niệm thuế GTGT đã không còn quá xa lạ đối với doanh nghiệp/công ty, tổ chức.

Ở bài viết “Thuế GTGT – Cách tính – Thời hạn nộp & Mức phạt nộp chậm” TaxPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuế giá trị gia tăng một cách chi tiết nhất. Mời Quý Anh/Chị theo dõi nhé!

Khái niệm thuế GTGT là gì

thue gia tri gia tang la gi

Thuế giá trị gia tăng được viết tắt VAT là thuế gián thu, mức tiền thuế được tính vào giá cả hàng hóa và dịch vụ. Chính bởi vậy, người tiêu dùng là người trực tiếp chi trả phí này. Các doanh nghiệp có hàng hóa dịch vụ chỉ đóng vai trò trung gian thay người tiêu dùng nộp thuế này cho Nhà nước.

Thuế VAT 2018 có phạm vi rất lớn, rộng. Được áp dụng cho hầu hết các loại hàng hóa cũng như dịch vụ đang lưu thông trên thị trường.

Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ Pháp. Pháp đánh vào thuế doanh thu & cũng là nước đầu tiên trên thế giới ban hành luật thuế GTGT.

Hiện nay, loại thuế này được các quốc gia khối liên minh Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và một số nước ở Châu Á áp dụng. Đã có tới 130 nước áp dụng thuế VAT trong đó có Việt Nam.

Đối tượng không chịu thuế GTGT

Thuế GTGT áp dụng cho hầu hết các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Vậy các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là:

  • Những sản phẩm trồng trọt, thủy sản và đánh bắt nhưng chưa chế bến thành các sản phẩm của các cá nhân tự sản xuất hay đánh bắt ra.
  • Sản phẩm giống cây trồng, giống vật nuôi như: Cây giống, con giống, trứng giống, tinh dịch, hạt giống….
  • Tiêu nước, nạo vét kênh mương, dịch vụ thu hoạt nông sản.
  • Các sản phẩm liên quan tới muối như muối tự nhiên, muối I ốt …
  • Các nhà ở do nhà nước quản lý và bán cho người thuê
  • Các loại hình bảo hiểm nhân thị, bảo hiểm cho cây trồng, vật nuôi.
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Các dịch vụ thú y như chữa bệnh cho vật nuôi, các dịch vụ y tế cho người.
  • Dịch vụ chứng khoán, dịch vụ tài chính, dịch vụ tín dụng, dịch vụ chuyển nhượng vốn, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn mua. Các dịch vụ tài chính phát sinh theo quy định.
  • Dịch vụ vệ sinh công cộng, dịch vụ duy trì vườn thú, công viên, hệ thống cây xanh, chiếu sáng ở những nơi công cộng, các dịch vụ chiếu sáng.
  • Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam không áp dụng vào các dịch vụ viễn thông, bưu chính.
  • Các hoạt động như sửa chữa, bảo dưỡng từ vốn của dân, các viện trợ nhân đạo đối với các công trình công, các đối tượng chính sách hay cơ sở hạ tầng phục vụ đối tượng này.
  • Truyền hình bằng vốn nhà nước
  • Dạy nghề và học nghề theo quy định.
  • Việc vận chuyển bằng phương tiện công cộng như xe buýt.
  • Các hoạt động phát hành báo như: Sản xuất, nhập khẩu. Các tạp chí, các loại sách giáo khoa, sách về pháp luật, sách chữ dân tộc thiểu số. Các loại tranh ảnh, băng đĩa, ghi âm, ghi hình.
  • Các loại máy móc, vật tư cần nhập khẩu để sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển công nghệ, các phụ tùng thay thế, các loại thuốc.
  • Các loại tài nguyên như vũ khí phục vụ cho an ninh
  • Các loại hàng hóa nhập khẩu để viện trợ không hoàn lại, nhân đạo. Quà tặng cho nhà nước, các tổ chức nhà nước. Quà biếu cho các cá nhân theo quy định.
  • Hàng hóa quá cảnh qua Việt Nam, tái xuất khẩu, tạm xuất khẩu, hàng hóa giữa các trạm thu thuế với nhau
  • Việc chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sử dụng trí tuệ….
  • Nhập khẩu vàng nguyên khối.
  • Các sản phẩm nhân tạo để thay thế các bộ phận con người cho các thương bệnh binh.
  • Các sản phẩm xuất khẩu khoáng sản chưa chế biến
  • Hàng hóa, dịch vụ của các hộ kinh doanh có thu nhập dưới lương tối thiểu.
Xem thêm:  Gross Margin là gì? Cách tính chuẩn xác và ý nghĩa

Xem thêm: Hoàn thuế GTGT là gì – Cách tính & Thủ tục hoàn thuế GTGT 2022

Đối tượng chịu thuế GTGT

0 doi tuong khong chiu thue gtgt

Thuế GTGT khác nhau với từng đối tượng và được chia thành 3 nhóm.

Đối tượng chịu thuế GTGT 0%

  • Các loại hàng hóa xuất khẩu là đối tượng chịu thuế GTGT
  • Vận tải quốc tế
  • Hàng hóa hay dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu
  • Các hoạt động lắp ráp khu vực phi thuế quan.

Đối tượng chịu thuế GTGT 5%

  • Nước sạch phục vụ cho sinh hoạt
  • Quặng dùng sản xuất phân bón, thuốc sâu
  • Các dịch vụ nạo vét kênh mương, sản xuất nông nghiệp
  • Các sản phẩm chăn nuôi, trồng chọt chưa qua chế biến
  • Mủ cao su
  • Thực phẩm chưa qua chế biến
  • Các sản phẩm từ đường
  • Dụng cụ, thiết bị y tế
  • Các sản phẩm bằng cói, đay ….
  • Thiết bị giáo dục
  • Các hoạt động thể thao, văn hóa
  • Sách các loại
  • Dịch vụ về công nghệ, khoa học.

Đối tượng chịu thuế GTGT 10%

  • Thực phẩm qua tẩm ướp
  • Hàng tiêu dùng trong nội bộ
  • Dịch vụ cung cấp thông tin ứng dụng

Cách tính thuế GTGT

Cach tinh so thue GTGT duoc hoan

  • Phương pháp khấu trừ thuế là cách tính thuế gtgt mới nhất năm 2023. Công thức là: (Thuế GTGT phải nộp = số thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ)
  • Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT: Công thức (thuế GTGT phải nộp = tỉ lệ % x doanh thu).
Xem thêm:  Thuế nhập khẩu ô tô là bao nhiêu? Cách tính thuế nhập khẩu ô tô mới nhất

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT

Các điều kiện khấu trừ thuế GTGT được tính như sau:

  • Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp
  • Có giấy tờ chứng minh thanh toán bằng tiền mặt
  • Có các chứng từ chứng minh thanh toán qua ngân hàng đối với đơn hàng từ 20 triệu đồng.

Điều kiện hoàn thuế GTGT

Các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải đảm bảo các điều kiện hoàn thuế GTGT 2022 nếu muốn hoàn thuế:

  • Đã được cấp giấy chứng nhận về việc đăng ký doanh nghiệp
  • Các đơn vị kinh doanh nộp thuế theo các phương pháp khấu trừ thuế theo quy định.
  • Có dấu theo đúng pháp luật
  • Giữ và lập sổ kế toán, các chứng từ kế toán theo pháp luật
  • Có tài khoản ngân hàng theo mã số thuế của doanh nghiệp

Thời hạn nộp thuế GTGT

Thời hạn nộp thuế GTGT 2022 được quy định chi tiết, rõ ràng theo thời gian

  • Theo tháng: Tờ khai phải nộp chậm nhất là ngày 20 của tháng kế tiếp.
  • Theo quý: Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải nộp thuế GTGT chậm nhất ngày 30 của tháng đầu tiên trong quý sau.
  • Theo năm: Hạn nộp thuế GTGT chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của năm sau.

Trong trường hợp nộp tờ khai thuế trùng ngày nghỉ sẽ áp dụng các mức tính sau.

  • Trường hợp tính ngày thì tính liên tục theo ngày dương kể cả ngày nghỉ
  • Trường hợp tính bằng ngày làm việc thì tính liên tục ngày làm việc theo quy định.
Xem thêm:  Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh CHỈ 700.000đ

Mức phạt nộp chậm tờ khai thuế GTGT

Theo quy định, mức phạt nộp chậm tờ khai thuế GTGT năm 2022 được chia làm các mức chi tiết dưới đây.

  • Mức 1: Chậm từ 1 tới 5 ngày sẽ bị phạt cảnh cáo nếu có tính tiết giảm nhẹ.
  • Mức 2: Trường hợp nộp tờ khai thuế GTGT chậm từ 1 tới 10 ngày sẽ bị phạt tiền 700.000đ. Nếu có tình tiết giảm nhẹ mức phạt là 400.000đ.
  • Mức 3: Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền 1.400.000 đồng nếu nộp tời khai chậm từ 10 đến 20 ngày.
  • Mức 4: Số tiền phạt có thể lên tới 2.100.000 đồng nếu doanh nghiệp, tổ chức, các nhân nộp chậm tờ khai từ 20 đến 30 ngày.
  • Mức 5: Trường hợp nộp chậm tới 30 hay 40 ngày thì khung hình phạt nhẹ nhất không dưới 1.600.000 đồng. Cao nhất là 4.000.000 đồng.
  • Mức 6: Với trường hợp nộp tờ khai chậm từ 40 đến 90 ngày khung hình phạt là 3.500.000 đồng.

Bạn cũng nên lưu ý việc nộp chậm không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế mà còn khiến bạn tốn thêm nhiều thời gian & công sức. Vậy nên hãy chắc rằng luôn thực hiện nộp thuế GTGT theo đúng quy định.

Trường hợp Doanh nghiệp đang cần một đơn vị Kế toán uy tín để đảm bảo việc tối ưu chi phí thuế cho Doanh nghiệp thì TaxPlus mà là chọn lựa tối ưu nhất. 

Với hơn 14 năm kinh nghiệm. TaxPlus ĐỦ ĐIỀU KIỆN hành nghề Dịch vụ Kế toán, Đại lý Thuế theo Khoản 13 Điều 13 Luật Kế toán số 88/2015/QH13.

Do Bộ Tài Chính cấp Chứng chỉ Hành nghề Dịch vụ Kế toán năm 2008, Tổng Cục Thuế cấp Chứng chỉ hành nghề Tư vấn thủ tục vế Thuế năm 2012.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Thuế GTGT là vậy đó, bài viết được TaxPlus tổng hợp rất chi tiết. Nếu còn thắc mắc hãy gọi hotline: 0853 9999 77 để được TaxPlus tư vấn & giải đáp trực tiếp hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận cuối bài viết nhé. Tax Plus sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi của bạn.

Xuất bản ngày: 30/07/2019 @ 07:30

Đánh giá bài viết post