Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo đúng Luật Doanh nghiệp – Cập nhật mới

Đôi khi, việc giải thể doanh nghiệp (DN) là cần thiết để “làm sạch” về mặt Pháp lý của Người đại diện pháp luật DN, tránh những tương lai xấu hơn của việc kinh doanh. Sau khi tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh nếu DN không muốn hoạt động lại thì sẽ tiến hành giải thể cho DN.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp cũng không quá phức tạp. Tax Plus đã tổng hợp chi tiết ở bài viết này. Cùng theo dõi nhé!

Giải thể doanh nghiệp là gì

Giải thể doanh nghiệp chính là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp. Điều này được thực hiện thông qua mong muốn của DN đó hoặc chỉ định của cơ quan có thẩm quyền. Chúng được phân biệt như sau:

  • Giải thể doanh nghiệp theo mong muốn tự nguyện của doanh nghiệp.
  • Giải thể doanh nghiệp bắt buộc theo sự chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi nào thì tiến hành việc giải thể doanh nghiệp

Điều này đã được quy định rất rõ ràng trong luật năm 2014. Các trường hợp doanh nghiệp phải tiến hành giải thể sẽ được nhắc đến cụ thể:

  • Khi doanh nghiệp đó kết thúc thời hạn hoạt động đã được ghi trong Điều lệ của doanh nghiệp. Nhưng công ty không có ý định gia hạn hay tiếp tục hoạt động trong thời gian sau đó.
  • Giải thể doanh nghiệp dù còn thời hạn hoạt động tuân theo quyết định của chủ doanh nghiệp, hội đồng thành viên, Đại Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, các thành viên…
  • Công ty đang ở trong tình trạng không còn đủ số lượng thành viên theo đúng quy định về loại hình DN nhưng không tiến hành chuyển đổi loại hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Công ty hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật và bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Khi đó, doanh nghiệp bắt buộc phải dừng hoạt động và giải thể. Nếu không có thể bị phạt hoặc bị cưỡng ép giải thể theo đúng quy định.

Quy trình giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp diễn ra với thủ tục tương đối phức tạp. Nhưng đây là điều cần thiết để một công ty dừng hoạt động và rút lui khỏi thị trường để có cơ hội quay lại thị trường vào thời điểm thích hợp. Trình tự thủ tục có đôi chút khác nhau giữa các trường hợp giải thể.

Giải thể doanh nghiệp tự nguyện

Đây là trường hợp doanh nghiệp dừng hoạt động theo ý kiến của doanh nghiệp đó. Việc này sẽ được thực hiện theo quy trình sau.

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Việc giải thể chỉ được tiến hành nếu có sự thống nhất. Do đó, công ty cần tiến hành tổ chức cuộc họp cần thiết để thông qua quyết định giải thể. Theo đó, việc này phải được những người/ nhóm người sau chấp nhận:

  • Chủ sở hữu đối với công ty TNHH MTV (một thành viên).
  • Hội đồng thành viên trong trường hợp là công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Đại hội đồng cổ đông của công ty CP (cổ phần).
  • Các thành viên hợp danh với những doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty hợp danh.
Xem thêm:  So sánh Mazda CX-5 và Hyundai Tucson

Trong quyết định cần thể hiện được sự thống nhất của các thành viên có thẩm quyền. Từ đó, thống nhất những thông tin:

  • Lí do giải thể công ty.
  • Thời hạn giải thể.
  • Thủ tục thanh lý các khoản thanh toán và hợp đồng, các khoản nợ: Tiền Thuế, tiền lương Người lao động…
  • Phương án thống nhất để xử lý các vấn đề phát sinh về lao động.
  • Thanh lý tài sản và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.

Bước 2: Lập quyết định giải thể doanh nghiệp

 Trong quyết định giải thể, cần chỉ rõ được những vấn đề sau:

  • Tên và địa chỉ đặt trụ sở hoạt động của doanh nghiệp.
  • Lý do quyết định giải thể.
  • Thời hạn và thủ tục thanh lý hợp đồng, các khoản nợ của doanh nghiệp. Thời hạn này không được kéo dài quá 06 tháng kể từ lúc thông qua quyết định.
  • Hoàn tất việc nợ Thuế
  • Phương án xử lý và hình thức xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ bản hợp đồng lao động.
  • Họ tên và chữ ký của người đại diện cho doanh nghiệp theo pháp luật.

🆘 Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

Bước 3: Thông báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp

Sau khi bản quyết định đã được thống nhất, thông qua, DN cần tiến hành thông báo việc giải thể. Đối tượng cần nhận được thông báo này chính là những người có liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp.

Bước 4: Thanh lý tài sản

Chủ doanh nghiệp/ hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị sẽ trực tiếp đứng ra thanh lý hợp đồng. Sau đó, chi phí thu được sẽ dùng để chi trả các khoản nợ cũng như phân chia quyền lợi cho những người có liên quan trực tiếp.

Bước 5: Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Khi các thủ tục, nghĩa vụ tài chính đã hoàn tất, DN cần tiến hành nộp hồ sơ giải thể theo trình tự sau:

  • Đầu tiên: Hoàn tất các khoản nợ và thủ tục giải thể Cơ quan Thuế. Và, được Cơ quan Thuế chủ quản tại địa phương Xác nhận “Khóa Mã số thuế” đồng thời cấp phiếu chuyển để làm thủ tục trả Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch & Đầu Tư tại địa phương và con dấu tại Cơ quan Công An.
  • Kế đến: Làm thủ tục Giải thể (tức là trả Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh) tại Sở Kế Hoạch & Đầu Tư tại địa phương và con dấu tại Cơ quan Công An. Từ đó, đảm bảo việc dừng hoạt động của công ty cũng như chấm dứt mọi vấn đề pháp lý liên quan.

Bước 6: Cập nhật tình trạng doanh nghiệp

Cơ sở sở liệu quốc gia là nơi lưu trữ thông tin về mọi doanh nghiệp đang hoạt động. Do đó, khi công ty đã giải thể cần được cập nhật thông tin pháp lý nhanh chóng nhất. Từ đó, loại bỏ những vấn đề pháp lý rắc rối sau này.

Xem thêm:  Những điều cần biết về Source of growth

Giải thể doanh nghiệp bắt buộc

Trong trường hợp việc giải thể là bắt buộc, nó sẽ được tiến hành theo trình tự sau:

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, dừng hoạt động trên cổng thông tin quốc gia.
  • Ra quyết định chính thức về việc giải thể. Gửi quyết định này đến các cơ quan: Thuế, đăng ký kinh doanh, người lao động của doanh nghiệp và công khai quyết định.
  • Tổ chức thanh lý tài sản.
  • Thanh toán những khoản nợ còn lại của công ty.
  • Nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cập nhật thông tin lên cổng thông tin quốc gia.

Hồ sơ giải thể công ty

Mỗi loại hình doanh nghiệp cần được giải thể phải có những hồ sơ/ thủ tục khác nhau. Được thực hiện cụ thể:

Hồ sơ giải thể công ty TNHH

Có 2 loại hình công ty TNHH là 1 thành viên và từ hai thành viên trở lên. Hồ sơ để giải thể cũng được quy định rõ ràng trong Luật doanh nghiệp ban hành năm 2014.

Hồ sơ giải thể công ty TNHH MTV

Để công bố thông tin về việc giải thể công ty TNHH MTV, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Thông báo về việc tiến hành giải thể doanh nghiệp/ công ty.
  • Quyết định chính thức của chủ sở hữu doanh nghiệp về việc giải thể.
  • Phương án giải quyết những khoản nợ, bảo hiểm xã hội của công ty nếu có.

Sau khi đã thông báo, doanh nghiệp cần đăng ký giải thể với các cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ cho việc này bao gồm những giấy tờ sau:

  • Thông báo giải thể công ty.
  • Danh sách chủ nợ của công ty.
  • Danh sách những khoản nợ đã thanh toán xong.
  • Giấy chứng nhận hoạt động của doanh nghiệp.
  • con dấu.
  • Mục lục hồ sơ.

Trong trường hợp chủ sở hữu công ty ủy quyền cho người khác làm thủ tục cần có thêm tờ khai thông tin cá nhân của người đó và giấy ủy quyền.

Hồ sơ giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Hồ sơ để tiến hành giải thể công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên cũng khá đơn giản. Nó không giống với công ty TNHH MTV. Hồ sơ gồm có những giấy tờ cụ thể như sau:

  • Quyết định chính thức về việc giải thể công ty do người đại diện ký tên hoặc đóng dấu.
  • Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp.
  • Danh sách người lao động còn dính dáng quyền lợi đến công ty và những người đã được giải quyết những vấn đề liên quan.
  • Giấy xác nhận hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế của cơ quan thuế.
  • Thông báo thực hiện quyết định giải thể của công ty.
  • Giấy xác nhận đã hủy con dấu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Bản gốc của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh của công ty.

Hồ sơ giải thể công ty CP

Đầu tiên, cần chuẩn bị hồ sơ để công bố thông tin giải thể doanh nghiệp. Nó bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Thông báo tiến hành giải thể doanh nghiệp.
  • Quyết định giải thể.
  • Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông về việc này.
  • Phương án giải quyết các khoản nợ của công ty.
Xem thêm:  Sự KHÁC NHAU giữa chi nhánh công ty & văn phòng đại diện

Sau đó, tiến hành đăng ký giải thể với cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

  • Thông báo giải thể.
  • Báo cáo thanh lý các tài sản còn lại của công ty.
  • Danh sách chủ nợ, số nợ đã thanh toán.
  • Danh sách những lao động đang làm việc tại công ty.
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu của doanh nghiệp.
  • Tờ khai về thông tin cá nhân của người nộp hồ sơ.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

  • Đầu tiên, hãy tiến hành thảo luận để thống nhất việc giải thể.
  • Hoàn tất hồ sơ giải thể doanh nghiệp và nộp lên cơ quan quản lý có chức năng.
  • Thanh lý tài sản hiện hữu còn lại của doanh nghiệp.
  • Xử lý, hoàn thành nghĩa vụ tài chính trong trường hợp nợ nần, chưa thanh toán đơn hàng… đối với các đối tác, khách hàng, người lao động của doanh nghiệp.
  • Thông báo, chỉnh sửa lại thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin online của quốc gia.

Với mỗi loại hình doanh nghiệp, thủ tục này có đôi chút thay đổi, bạn nên liên hệ với những cơ quan có thẩm quyền. Từ đó đảm bảo mình thực hiện đúng theo những yêu cầu của pháp luật.

Nơi tiếp nhận và thời gian xử lý hồ sơ

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp được tiếp nhận và xử lý tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Các doanh nghiệp/công ty cần gửi hồ sơ đầy đủ về đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ khi tiếp nhận, hồ sơ sẽ được xử lý và trả kết quả hợp lệ về cho doanh nghiệp.

Lưu ý quan trọng

Việc giải thể một doanh nghiệp không hề đơn giản. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp DN thực hiện việc này an toàn, đơn giản nhất.

Trường hợp giải thể công ty đã phát sinh hóa đơn

Trong thời hạn 07 ngày từ khi quyết định giải thể được thông qua, cần nhanh chóng gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, chủ nợ và những người liên quan. Thông tin phải được niêm yết tại trụ sở, chi nhánh giải thể của doanh nghiệp trong vòng 14 ngày.

Sau đó, doanh nghiệp cần tiến hành giải quyết các hóa đơn theo đúng quy định đề ra của pháp luật.

Trường hợp giải thể công ty chưa phát sinh hóa đơn

Nhiều người cho rằng trường hợp này không nhất thiết phải tiến hành giải thể công ty. Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm. Việc giải thể là bắt buộc để loại bỏ quyền hợp pháp của công ty đó và những vấn đề pháp lý liên quan.

Lời kết

Bạn thấy đó thủ tục giải thể một doanh nghiệp đang hoạt động cũng không quá khó. Nhưng, nếu chưa có kiến thức khi chuẩn bị thủ tục giải thể cho DN hãy liên hệ hotline: 0853 9999 77 để được Tax Plus tư vấn trực tiếp nhé!

Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, bạn có thể để lại câu hỏi ở phần bình luận cuối bài viết. Tax Plus sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi của bạn.

Nguồn: https://taxplus.vn

Xuất bản ngày: 13/08/2019 @ 07:30