Kiểu dáng công nghiệp là gì? Những điều bạn cần biết

Kiểu dáng công nghiệp là gì? Có lẽ nhiều người chưa thực sự hiểu & nắm rõ về kiểu dáng công nghiệp. Vì thế, hãy cùng TaxPlus tham khảo để hiểu rõ về định nghĩa, các thông tin có liên quan đến thuật ngữ này ở ngay bài viết sau đây nhé!

Kiểu dáng công nghiệp là gì

Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của một sản phẩm thể hiện qua hình khối, màu sắc, đường nét hoặc tổng thể kết hợp của những yếu tố đó.

Sản phẩm đó được hiểu là dụng cụ, thiết bị, đồ vật, phương tiện hay các chi tiết, bộ phận được dùng để lắp ráp hợp thành sản phẩm & được sản xuất qua phương pháp thủ công nghiệp hoặc công nghiệp, có chức năng – kết cấu rõ ràng & được lưu thông một cách độc lập nhất.

Xem thêm: Cách phân biệt nhãn hiệu sản phẩm & nhãn hiệu tập thể

Tra cứu kiểu dáng công nghiệp như thế nào

Việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp để tránh bị nhầm lẫn, trùng lặp với các kiểu dáng công nghiệp của các sản phẩm của doanh nghiệp khác là điều vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên theo quy định của Cục Sở Hữu Trí Tuệ thì đây là việc không bắt buộc. Bạn có thể thực hiện tự nguyện để đảm bảo việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp diễn ra một cách thuận lợi nhất mà thôi.

Xem thêm: Tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ

kiểu dáng công nghiệp là gì
Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của một sản phẩm thể hiện qua hình khối, màu sắc, đường nét hoặc tổng thể kết hợp của những yếu tố đó

Cách tra cứu kiểu dáng công nghiệp

Xem thêm:  Bảo hộ nhãn hiệu là gì? Những điều bạn nên biết

Bạn có thể thực hiện việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp theo 2 cách:

  • Thực hiện tra cứu sơ bộ dựa theo cơ sở dữ liệu của Cục Sở Hữu Trí Tuệ TẠI ĐÂY. Tuy nhiên cách này không đủ cơ sở dữ liệu & không đảm bảo chắc chắn cho kiểu dáng công nghiệp có được bảo hộ hay không.
  • Bạn có thể tra cứu thông qua các gói nâng cao tại TaxPlus hoặc các đơn vị khác để đảm bảo tính chính xác cao. Nhờ đó khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ tăng sự thành công.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào

Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, bạn cần phải thực hiện đầy đủ về trình tự, hồ sơ, các tài liệu để đảm bảo đăng ký thành công có tỉ lệ cao. Hãy cùng tham khảo cách đăng ký dưới đây & chú ý để nắm rõ hơn.

Hồ sơ chuẩn bị đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bạn sẽ cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp đầy đủ gồm:

  • Tờ khai: 02 bản làm theo mẫu
  • Bộ ảnh chụp/Bản vẽ: 04 bộ
  • Bản mô tả về kiểu dáng công nghiệp: 01 bản
  • Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện của TaxPlus.
  • Có tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu như bạn là người nộp đơn được thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.
  • Nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì cần có tài liệu chứng minh quyền ưu tiên,
  • Kèm thêm các loại bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí đối với những trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hay thực hiện nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.

Trình tự thiện hiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp bạn sẽ cần đảm bảo trình tự thực hiện sau đây:

đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì
Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp bạn sẽ cần đảm bảo trình tự đầy đủ

Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký

Đơn đăng ký của bạn sẽ được gửi qua bưu tiện hoặc nộp trực tiếp đến trụ sở của Cục Sở Hữu Trí tuệ tại 1 trong 3 cơ sở ở  Hà Nội, TPHCM hoặc Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

Đây là bước nhằm kiểm tra việc tuân thủ những quy định về hình thức đơn, từ đó nhằm đưa ra những kết luận về đơn hợp lệ hoặc không hợp lệ. Từ đó đưa ra quyết định cho người nộp đơn:

  • Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở Hữu Trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ.
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ cũng sẽ thông báo về việc từ chối chấp nhận đơn và dành thời gian ấn định 2 tháng để người nộp đơn có thể ý kiến và sửa đổi, bổ sung đơn. Nếu không ý kiến hay sửa đổi, bổ sung sẽ có quyết định từ chối chấp nhận đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Xem thêm:  Thao túng thị trường là gì? Những điều nhà đầu tư cần biết

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Bước này nhằm đánh giá khả năng bảo hộ đối với những đối tượng được nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định về việc từ chối /chấp thuận cấp văn bằng bảo hộ

Nếu nội dung đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo quyết định về việc cấp bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, sau đó sẽ được ghi lại trong sổ đăng ký Quốc gia về kiểu dáng công nghiệp & được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Nếu không hợp lệ sẽ được thông báo lại cho bạn.

Phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bạn cần tham khảo mức lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp sau đây:

  • Tài liệu đơn dạng giấy: 180.000
  • Đơn kèm tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung tài liệu đơn: 150.000
  • Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình: 60.000
  • Phí thẩm định nội dung /phương án của từng sản phẩm: 300.000
  • Phí tra cứu thông tin phục vụ việc thẩm định nội dung /phương án sản phẩm: 120.000
  • Lệ phí đăng bạ Bằng độc quyền KDCN: 120.000
  • Lệ phí cấp Bằng độc quyền KDCN: 120.000
  • Lệ phí công bố Bằng độc quyền KDCN: 120.000
  • Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho mỗi đơn/yêu cầu: 600.000
  • Lệ phí công bố đơn: 120.000
  • Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm/mỗi hình: 60.000
  • Lệ phí gia hạn hiệu lực cho KDCN: 540.000
Xem thêm:  Omotenashi là gì & 5 bước triển khai Omotenashi trong Doanh Nghiệp

Bạn sẽ cần phải tham khảo mức phí này và nếu lựa chọn đăng ký qua dịch vụ của TaxPlus bạn sẽ cần phải chú ý đến cả phí dịch vụ trả cho chúng tôi. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được cung cấp mức phí.

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ phải đáp ứng đầy đủ những quy định bảo hộ của Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Bạn cần nắm rõ để đảm bảo kiểu dáng công nghiệp có ý định đăng ký sẽ đáp ứng được các yêu cầu này:

điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp cần có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

  • Có tính mới: Đảm bảo tính mới so với thế giới và đảm bảo tính mới so với chính nó. Vì thế nếu như bạn đã công bố kiểu dáng công nghiệp này ra thị trường sẽ không được chấp thuận đăng ký bảo hộ.
  • Khả năng áp dụng công nghiệp: Nghĩa là kiểu dáng công nghiệp bạn đăng ký bảo hộ phải có khả năng để sản xuất hàng loạt

Bạn cần phải đảm bảo 2 điều kiện cơ bản này khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Từ đó mới nâng cao khả năng đăng ký thành công.

Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đối với những trường hợp không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ như sau:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
  • Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

Xem thêm: Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bao lâu

Xét theo khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.”

Như vậy có thể hiểu đơn giản là thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp lần đầu sẽ là 5 năm. Bạn có thể gia hạn tiếp theo cho kiểu dáng công nghiệp này tối là 2 lần, mỗi lần 5 năm, tổng cộng là 15 năm cho 1 kiểu dáng công nghiệp.

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm

Xem thêm:

Lời kết

Trên đây chính là những thông tin chúng tôi cung cấp để bạn có thể nắm rõ hơn về kiểu dáng công nghiệp là gì & các thông tin có liên quan đến kiểu dáng công nghiệp. Nếu như bạn cần tham khảo thông tin hay muốn giải đáp thêm vấn đề nào, có thể liên hệ với Tax Plus theo:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 15/11/2019 @ 20:38

Đánh giá bài viết post