Công chức có được góp vốn mở doanh nghiệp không?

Ở bài viết này, TaxPlus.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu xem công chức có được góp vốn mở doanh nghiệp không nhé. Đây cũng là vấn đề mà thời gian qua nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi qua email cho TaxPlus. Nào, bắt đầu tìm hiểu ngay thôi.

Quy định thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp

Thể theo Luật doanh nghiệp 2014, luật về cán bộ, công chức, luật phòng chống tham nhũng có những quy định cụ thể đối với cán bộ công chức phải nắm rõ & nghiêm chỉnh thực hiện để tránh tham nhũng cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hành quy định của Pháp Luật.

Trường hợp không được thành lập doanh nghiệp hay góp vốn

Quyền thành lập doanh nghiệp & góp vốn để mở một doanh nghiệp sẽ được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

“Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập & quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

  • a) Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;”

Từ quy định tại các điểm a, b, c, d trong Điều 2 luật doanh nghiệp 2014 có thể thấy công chức không thể góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

Xem thêm:  CMO là gì? Vai trò, chức năng và tầm quan trọng CMO trong CTY

Ngoài việc thành lập doanh nghiệp & quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 18, 19 của Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

  • “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Người thành lập doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.”
Trường hợp không được thành lập doanh nghiệp hay góp vốn
Công chức chỉ được phép góp vốn và không được tham gia hoạt động quản lý doanh nghiệp

Trường hợp quy định được phép góp vốn hoặc mở công ty

Theo Khoản 3 Điều 14 trong Luật viên chức 2010 quy định: “3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư & tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.”

Xét thêm Điều 20 của Luật cán bộ công chức 2008 có quy định: “Những việc khác cán bộ, công chức không được làm” cụ thể như sau: “Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.”

Điều 37 của Luật phòng chống tham nhũng 2005 có quy định như sau:

  • “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
  • Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
  • Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.
  • Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.”
cong chuc co duoc gop von mo doanh nghiep khong 3
Công chức có thể góp vốn nhưng ở một số loại hình doanh nghiệp nhất định

Công chức có được góp vốn thành lập công ty

Qua những phân tích được tổng kết lại từ các điêu luật quy định trong các bộ Luật khác nhau, chúng ta có thể kết luận lại rằng: Công chức có thể tham gia góp vốn mở công ty nhưng còn tùy thuộc vào từng loại hình khác nhau.

Những loại hình doanh nghiệp có thể tham gia để góp vốn

  • Loại hình công ty cổ phần: Thì cán bộ, công chức hay viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được quyền tham gia với tư cách là thành viên của Hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát của doanh nghiệp.
  • Loại hình công ty TNHH: Thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghiệp này vì loại hình này khi tham gia các công chức, cán bộ, viên chức sẽ có tư cách thành viên. Mà như thế thì đồng nghĩa với việc sẽ có quyền quản lý doanh nghiệp đó. Vì thế sẽ không được góp vốn với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Loại hình công ty hợp danh: Với loại hình công ty hợp danh, cán bộ, viên chức, công chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn mà không được tham gia với tư cách hợp danh. Theo quy định, chỉ có tham gia với tư cách hợp vốn thì mới không được quản lý doanh nghiệp & đảm bảo về tính phòng chống tham nhũng.
Xem thêm:  Mã định danh: Khái niệm và thông tin cần biết
cong chuc co duoc gop von mo doanh nghiep khong 4
Công chức được phép góp vốn ở loại hình công ty cổ phần và công ty hợp danh, chỉ được phép góp vốn và không tham gia quản lý doanh nghiệp

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Chung quy lại có thể hiểu, công chức không thể góp vốn với công ty trách nhiệm hữu hạn, có thể góp vốn với công ty cổ phần & công ty hợp danh nhưng đảm bảo điều kiện không tham gia quản lý doanh nghiệp đó. Nếu bạn còn thắc mắc nào cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với TaxPlus theo thông tin sau:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 28/12/2019 @ 17:56

Đánh giá bài viết post