Mỗi doanh nghiệp/công ty, tổ chức nào có hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải thực hiện lập báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính (BCTC) là một nội dung quan trọng cần được kế toán thực hiện một cách chính xác, rõ ràng, tránh sai sót. Ở bài viết này TaxPlus đã tổng hợp rất chi tiết những nội dung cơ bản nhất cần nắm của việc lập báo cáo tài chính. Mời Quý Anh/Chị cùng tìm hiểu nhé!
Quy định về lập báo cáo tài chính
Thời gian lập báo cáo tài chính
Doanh nghiệp thực hiện lập báo cáo tài chính theo từng quý hoặc theo năm. Đối với báo cáo tài chính năm, tất cả các doanh nghiệp đều phải tuân thủ thực hiện.
Còn đối với báo cáo tài chính quý sẽ được quy định cho một số loại hình doanh nghiệp cụ thể. Trong đó quy thành ba nhóm doanh nghiệp là doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư, doanh nghiệp có tham gia vào sàn giao dịch chứng khoán và doanh nghiệp nhà nước…
Xem thêm: Điểm giống nhau của các loại hình doanh nghiệp
Các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tham gia vào sàn giao dịch chứng khoán đều phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Việc này nhằm đảm bảo cho các nhà đầu tư đúng đắn hơn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư.
Chế độ kế toán
Chế độ kế toán dùng để làm báo cáo tài chính sẽ được áp dụng khác nhau đối với từng khoảng thời gian chính thức đi vào hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó:
- Các doanh nghiệp đang hoạt động có quy mô vừa và nhỏ: Chế độ kế toán được áp dụng theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.
- Các doanh nghiệp thành lập sau ngày 26/08/2016 (doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ): Áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC.
- Những doanh nghiệp muốn hoàn thiện công tác kế toán (doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ): Chế độ kế toán áp dụng là Thông tư 200/2014/TT-BTC.
--> Trường hợp gặp khó khăn khi làm bảng cân đối kế toán hãy để Tax Plus giúp bạn. Tham khảo dịch vụ kế toán thuế giúp DN tối ưu chi phí Thuế
Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh gồm
Để hoàn thành một bộ báo cáo tài chính, DN cần phải hoàn thành khá nhiều biểu mẫu, văn bản. Những văn bản này gồm:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quý hoặc theo năm
- Bảng cân đối kế toán
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng cân đối số phát sinh
- Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và một số phụ lục đi kèm
Đối với các biểu mẫu này, một số doanh nghiệp có chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư 200 sẽ được lược bỏ một số biểu mẫu. Doanh nghiệp cần căn cứ vào chế độ kế toán của mình để lập báo cáo tài chính đúng và đầy đủ nhất.
Thời gian nộp báo cáo tài chính
Đối với các doanh nghiệp nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính là chậm nhất là sau 30 ngày cho công ty con và sau 90 ngày cho công ty mẹ. Đối với doanh nghiệp khác phải nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày, tính từ ngày năm tài chính kết thúc.
Những trường hợp doanh nghiệp được gộp báo cáo tài chính gồm doanh nghiệp ngừng kinh doanh, giải thể trong quá đầu tiên của năm và doanh nghiệp mới thành lập sau ngày 1/10 năm đó. Trường hợp doanh nghiệp xin được tạm ngừng việc kinh doanh trong khoảng thời gian 1 năm từ đầu năm đến cuối năm thì không phải lập báo cáo tài chính.
Quy trình lập báo cáo tài chính
Một quy trình lập báo cáo tài chính hoàn chỉnh gồm 3 bước như sau:
Bước 1: Ghi chép sổ sách kế toán. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ theo từng bước các bước này mình xin được đề cập ở một bài viết sau. Mời bạn chú ý đón đọc.
Bước 2: Thực hiện quyết toán thuế, lập báo cáo tài chính, các biểu mẫu gồm:
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo quyết toán thuế TNCN
- Báo cáo quyết toán thuế TNDN
- Báo cáo quyết toán hóa đơn
Bước 3: Hoàn thiện báo cáo, đóng dấu, nộp cơ quan thuế và in ấn lưu trữ.
Các bước lập báo cáo tài chính
Một doanh nghiệp, khi tiến hành lập báo cáo tài chính cần tuân thủ đúng những bước cơ bản sau:
Bước 1: Thực hiện công tác sắp xếp chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là yếu tố quan trọng để lập báo cáo tài chính, không có chứng từ kế toán bạn sẽ không thể thực hiện được báo cáo tài chính. Chứng từ kế toán được dùng để thực hiện nghiệp vụ ghi sổ theo thời gian. Thường nếu bạn là kế toán thì chắc chắn bạn sẽ sắp xếp các chứng từ này hợp lý nên việc tìm kiếm sẽ nhanh hơn.
Bước 2: Hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Dựa trên các chứng từ kế toán được sắp xếp đúng thời gian, kế toán sẽ căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Ví dụ: phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, báo có, báo nợ…Các chứng từ phải hợp lý, tuân thủ đúng pháp luật.
Bước 3: Phân bổ đúng các nghiệp vụ phát sinh theo từng tháng và từng quý
Bước 4: Thực hiện soát xét và tổng hợp theo từng nhóm tài khoản
Sau khi hoàn thiện toàn bộ các bước 1, 2, 3 kế toán thực hiện soát xét các nghiệp vụ phát sinh theo nhiều cách khác nhau trong đó soát xét theo phân nhóm tài khoản là dễ nhất (tài sản hàng tồn kho, công nợ phải trả, công nợ phải thu, các khoản đầu tư, chi phí trả trước, doanh thu, giá vốn, chi phí quản lý..).
Bước 5: Thực hiện các bước tổng hợp và kết chuyển
Sau khi hoàn thành toàn bộ 4 bước ở trên, kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ để đảm bảo không có số dư ở cuối kỳ.
Bước 6: Lập báo cáo tài chính
Thực hiện lập BCTC đúng với các quy định lập báo cáo hiện hành. Song song với đó là lập các quyết toán thuế TNDN và TNCN. Nếu DN đang gặp khó khăn khi lập báo cáo tài chính hãy tham khảo dịch vụ báo cáo tài chính của TaxPlus
Sau khi thực hiện xong đầy đủ các nước trên, doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước và hoàn thiện phần in ấn, lưu sổ sách.
Nguyên tắc lập báo cáo tài chính
Khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm khắc 7 nguyên tắc sau để có một báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch và hợp lý nhất:
- Kinh doanh liên tục
- Trình bày trung thực
- Nguyên tắc dồn tích
- Lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán
- Trọng yếu và sự hợp nhất
- Nguyên tắc bù trừ
- Nguyên tắc nhất quán
Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính
Khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần lưu ý đến những điều sau:
- Chi phí của năm trước mà được thanh toán vào đầu năm sau thì vẫn phải kê vào chi phí của năm trước. Ví dụ năm 2018 có phát sinh chi phí nhưng đầu 2019 mới thanh toán thì ghi vào chi phí năm 2018.
- Phải thực hiện kiểm kê tài sản cuối năm
- Tránh bỏ sót các chi phí bằng cách kiểm kê công nợ cuối năm
- Thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt vào cuối năm phải có biên bản kiểm kê quỹ vào ngày 31/12 năm đó.
- Đối chiếu đúng và đủ các dư nợ với cơ quan thuế, cơ quan BHXH, nợ BHXH của doanh nghiệp
- Lương tháng 12 thanh toán vào tháng 1 thì quy chi phí cho năm sau
- Thời gian trả chậm tiền lương năm trước không quá 3 tháng kể từ tháng 1 năm sau
- Trích trước các chi phí phát sinh, chi phí các khoản đầu tư, công nợ khó đòi.
- Chú ý phân bổ đúng thuế GTGT dùng chung cho cả hoạt động không chịu thuế và chịu thuế của doanh nghiệp phù hợp với tỷ lệ doanh thu cả năm.
Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Lời Kết
Trên đây là những nội dung cơ bản nhất về báo cáo tài chính mà kế toán cần nắm để lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp một cách rõ ràng và tiện lợi nhất.
Đừng quên ấn nút chia sẻ nếu thấy bài viết này hữu ích. Nếu vẫn còn thắc mắc hãy gọi hotline: 0853 9999 77 để được TaxPlus Blog giải đáp & tư vấn trực tiếp. Hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận cuối bài viết. TaxPlus sẽ giải đáp những câu hỏi mà Quý Anh/Chị cần được giải đáp.
Xuất bản ngày: 23/07/2019 @ 09:31
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8