Phân tích ưu nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân Luật DN 2020

Hiện nay có rất nhiều hình thức kinh doanh mở ra với mong muốn đem lại nhiều lợi nhuận, làm tăng nguồn thu nhập cho bản thân/Doanh Nghiệp (DN) cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội.

Trong đó, việc thành lập doanh nghiệp tư nhân chính là bước đầu quan trọng với các doanh nhân, nhà đầu tư quyết định xây dựng tên tuổi, thương hiệu riêng cho mình. Cùng TaxPlus phân tích ưu nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân trong bài viết sau!

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân là gì

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một người chịu trách nhiệm và làm chủ tất cả tài sản của mình về các hoạt động của DN. Chủ sở hữu của một DNTN chính là một cá nhân độc lập.

Về mặt pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện chính. Người chủ này có toàn quyền quyết định sử dụng nguồn lợi nhận sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính và nộp Thuế theo quy định của luật pháp.

Chủ của DNTN có thể là người khác điều hành hoạt động kinh doanh hay quản lý mọi công việc. Mặc dù là DNTN những vẫn có con dấu doanh nghiệp, có mã số thuế và vẫn có thể phát hành các loại hóa đơn hay các chế độ kế toán theo Luật doanh nghiệp. Đặc biệt doạnh nghiệp tư nhân không ban hành điều lệ công ty.

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân

DNTN không quá phức tạp về cơ cấu tổ chức như các loại hình công ty khác. Chủ của doanh nghiệp tư nhân có tất cả mọi quyền hạn với những hoạt động kinh doanh.

Có thể trực tiếp quản lý hay thuê người quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Nên có thể thấy được cơ cấu tổ chức của DNTN sẽ phụ thuộc vào cách sắp xếp, tổ chức, quản lý của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Mỗi mô hình DN đều có những đặc điểm hoạt động khác nhau và công ty tư nhân cũng vậy. Đặc điểm của loại hình công ty này là gì

Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân

Trách nhiệm của DNTN chính là phải chịu mọi trách nhiệm về từng khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của DN cũng như bằng tất cả toàn bộ tài sản của mình.

Quyền quản lý doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền với các hoạt động kinh doanh của DN mình bao gồm: Thực hiện nghĩa vụ về tài chính khác và sử dụng nguồn lợi nhuận sau khi nộp Thuế theo quy định của luật pháp.

Xem thêm:  Nhãn hiệu là gì? Những thông tin cần biết về nhãn hiệu

Mặt khác, người làm chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác về làm việc cho mình, cụ thể là làm quản lý hay làm giám đốc. Đây là người đại diện chính về mặt pháp luật của người có nghĩa vụ, quyền lợi và của DN trước Toà án.

Mức vốn quy định

Nguồn vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký và hiện nay pháp luật không quy định vốn pháp định với mô hình doanh nghiệp này.

Cho thuê doanh nghiệp

Thuê doanh nghiệp tư nhân là việc chủ doanh nghiệp chuyển giao quyền sử dụng, quyền chiếm hữu một phần hoặc tất cả doanh nghiệp tư nhân.

Nhưng việc thuê DN phải có thông báo bằng văn bản kèm theo bản hợp đồng cho thuê đã công chứng đến cơ quan Thuế, cơ quan đăng kí kinh doanh trong vòng 3 ngày làm việc.

Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm

Hình thức doanh nghiệp này được rất nhiều người ưa chuộng vì nó sở hữu những ưu điểm sau:

  • Vì chỉ có một chủ sở hữu nên người chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn bộ quyền quyết định đến mọi việc của DN.
  • DNTN rất ít bị ràng buộc bởi các quy định của luật pháp do chế độ trách nhiệm vô hạn như một hình thức đảm bảo cho các tổ chức tín dụng cũng như các đối tác kinh doanh hợp tác với DN.
  • Cơ cấu tổ chức DN rất gọn nhẹ và vô cùng đơn giản.
  • Với chế độ trách nhiệm vô hạn đã tạo ra sự tin tưởng cho từng khách hàng và đối tác của DNTN.

Nhược điểm

Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng loại hình này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Bởi vậy nên độ rủi ro xảy ra với chủ doanh nghiệp tư nhân cao. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của DN và tài sản chủ doanh nghiệp mà không phải giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào.
  • Nếu thuê người khác làm Quản lý hay Giám đốc thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bất cứ hình thức DN nào nếu muốn thành lập cần phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà luật pháp đưa ra.

Điều kiện chung

  • Tên doanh nghiệp: Tên của doanh nghiệp không được bị trùng hay dùng những tên gây hiểu sai. Click xem Hướng dẫn cách đặt tên công ty hay không bị trùng bằng tiếng anh
  • Trụ sở: Địa điểm thành lập doanh nghiệp tư nhân phải hợp pháp và có địa chỉ rõ ràng.
  • Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề doanh nghiệp tư nhân muốn kinh doanh phải đảm bảo nằm trong luật pháp chuyên ngành hoặc hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Xem Ngành nghề kinh doanh có điều kiện – giấy phép con
  • Vốn điều lệ: Số vốn kinh doanh cần đảm bảo với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
  • Chủ doanh nghiệp: Không được vi phạm 13 luật doanh nghiệp đã ban hành.

Điều kiện riêng

  • Một cá nhân làm chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
  • Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân.
Xem thêm:  Doanh nghiệp nhà nước là gì? Các loại hình phổ biến hiện nay

Quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ đăng ký

  • Giấy chuẩn bị đăng kí kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Với những DN có các hoạt động kinh doanh theo quy định của luật pháp cần có vốn pháp định. Cần có văn bản xác nhận vốn pháp định của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền.
  • Bản sao công chứng chứng chỉ nghề nghiệp của một hay nhiều cá nhân theo quy định với DNTN muốn hoạt động kinh doanh các ngành nghề theo quy định của luật pháp hiện nay.

Nơi đăng kí kinh doanh

  • Có thể đăng kí trực tiếp tại văn phòng đăng kí kinh doanh.
  • Hoặc đăng kí qua cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp quốc gia.

Quy trình đăng kí kinh doanh

Bước 1: Doanh nghiệp tư nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại quan đăng kí kinh doanh.

Người đại diện hay theo ủy quyền đến nộp hồ sơ tại phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp và nộp lệ phí đăng kí kinh doanh theo quy định. Tại đây, phòng đăng kí kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ và cấp giấy biến nhận cho doanh nghiệp tư nhân.

Bước 3: Phòng đăng kí kinh doanh tiến hành kiểm tra hồ sơ và giải quyết hồ sơ.

Nếu kiểm tra nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ thì phòng đăng kí kinh doanh sẽ có thông báo văn bản nêu rõ những nội dung cần phải sửa đổi hoặc bổ sung trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng kí.

Bước 4: Dựa vào thời gian trong giấy niên nhận, DNTN đến phòng đăng kí kinh doanh nhận kết quả. Nếu chủ doanh nghiệp đăng kí kinh doanh qua mạng điện tử nếu vượt quá 30 ngày, tính từ ngày gửi thông báo về việc cấp giấy đăng kí kinh doanh. Nhưng phòng đăng kí kinh doanh không nhận được hồ sơ giấy, thì hồ sơ đó của doanh nghiệp khi đăng kí qua mạng điện tử sẽ mất hiệu lực.

Thuế doanh nghiệp tư nhân

Khi đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam sẽ buộc phải chịu đóng các loại thuế sau:

Thuế môn bài

Thuế môn bài là loại thuế đóng hàng năm của doanh nghiệp. DNTN phải đóng thuế này ngay trong tháng đăng kí kinh doanh. Thuế môn bài được tính dựa vào căn cứ số vốn điều lệ của DN đăng kí trên giấy phép kinh doanh và chúng được xác định theo các mức sau:

  • Vốn đăng kí trên 10 tỷ đồng là 3.000.000 triệu đồng.
  • Vốn đăng kí từ 5 – 10 tỷ đồng là 2.000.000 triệu đồng.
  • Vốn đăng kí từ 2 – dưới 5 tỷ đồng là 1.500.000 triệu đồng.
  • Vốn đăng kí dưới 2 tỷ đồng là 1.000.000 triệu đồng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế thu nhập doanh nghiệp chính là thuế chủ yếu DN cần đóng. Thuế suất của thuế thu nhập của doanh nghiệp là 20% hay 22% tùy vào doanh thu của năm trước liền kề. Trong đó:

  • Doanh thu trên 20 tỷ sẽ đóng 22%
  • Doanh thu dưới 20 tỷ sẽ đóng 20%

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Dựa vào thời điểm kê khai và phương pháp kê khai thuế mà DN sẽ có cách tính thuế giá trị gia tăng khác nhau.

Xem thêm:  JD là gì? Vai trò của JD trong công tác tuyển dụng

Nếu doanh nghiệp kê khai thuế theo phương thức khấu trừ thì có 3 mức thuế như sau:

  • Mức thuế 0%
  • Mức thuế 5%
  • Mức thuế 10%

Với DN kê khai thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên doanh thu thì thuế sẽ tính theo từng danh mục ngành nghề tính thuế theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.

Thuế xuất nhập khẩu

Mức thuế này thường bị thay đổi theo quý và thuế này chỉ đánh vào một số mặt hàng như khoáng sản, kim loại phế liệu, gạo, lâm sản…

Mức thuế từ 0 – 45% và thuế này áp dụng khi DN tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu với các loại hàng hóa phải chịu thuế.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Mỗi thành viên trong doanh nghiệp tư nhân cần chịu trách nhiệm chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định. Cụ thể:

  • Từ 0 – 5 triệu đồng sẽ chịu 5%
  • Từ 5 – 10 triệu đồng sẽ chịu 10%
  • Từ 10 – 18 triệu đồng sẽ chịu 15%
  • Từ 18 – 32 triệu đồng sẽ chịu 20%
  • Từ 32 – 52 triệu đồng sẽ chịu 25%
  • Từ 52 – 80 triệu đồng sẽ chịu 30%
  • Trên 80 triệu đồng sẽ chịu 35%

Xem thêm: Khái niệm thuế TNCN – Các khoản giảm trừ & cách tính

Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là thuế DN thu vào từ các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên. Các tài nguyên thiên nhiên phải chịu thuế gồm khoáng sản không kim loại, khoáng sản kim loại, khí thiên nhiên, sản phẩm của rừng tự nhiên, yến sào thiên nhiên…

Có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?

photo

Điều 183 Luật Doanh Nghiệp 2020. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Căn cứ theo quy định trên, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập vào công ty khác, cụ thể là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Sở dĩ có quy định này là do doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, do đó đây là đơn vị không có tư cách pháp nhân riêng biệt để tham gia vào các tổ chức có sự tách bạch về tài sản cá nhân và tài sản công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn được quyền góp vốn vào công ty khác, Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ hạn chế quyền đối với doanh nghiệp tư nhân, còn bản thân người đứng đầu doanh nghiệp tư nhân vẫn có quyền tham gia góp vốn, mua cổ phần, phần vố góp vào công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Do vậy, bạn vẫn có thể tham gia góp vốn vào công ty khác với tư cách cá nhân.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Với những thông tin mà TaxPlus chia sẻ trên đây về các đặc điểm, cơ cấu tổ chức và quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức doanh nghiệp này và có những quyết định đúng đắn khi điều hành các hoạt động kinh doanh của DN.

Xuất bản ngày: 10/07/2019 @ 13:45

Đánh giá bài viết post