Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp

Phá sản & giải thể doanh nghiệp nhìn chung đều sẽ là kết thúc quá trình hoạt động của một doanh nghiệp nào đó. Tuy nhiên, đây là 2 hình thức khác nhau và việc kết thúc này cũng sẽ khác nhau. Vậy nếu bạn chưa phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp hãy để TaxPlus giải thích tường tận trong bài viết này nhé!

Khái niệm phá sản và giải thể

Trước khi tìm hiểu về điểm khác giữa 2 loại hình này thì cần phải hiểu về khái niệm của mỗi hình thức này ra sao. Chúng ta sẽ cùng xem giải thể là gì và phá sản là gì ngay phần tiếp theo.

phá sản & giải thể công ty
Phá sản và giải thể doanh nghiệp là 2 hình thức khác nhau và việc kết thúc này cũng sẽ khác nhau

Giải thể doanh nghiệp

Việc thông báo giải thể doanh nghiệp tức là doanh nghiệp sẽ bị xóa sổ đăng ký kinh doanh. Sau khi thực hiện việc giải thể, doanh nghiệp sẽ bị đóng lại mã số thuế và sẽ không tiếp tục được hoạt động kinh doanh nữa. Sẽ giải thể theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ Luật doanh nghiệp 2014:

“1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

  • a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Xem thêm: Công ty giải thể người lao động được hưởng chế độ gì

Phá sản doanh nghiệp

Với hình thức phá sản doanh nghiệp, có thể hiểu đây là việc doanh nghiệp không còn khả năng để thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Việc tuyên bố phá sản này sẽ diễn ra khi doanh nghiệp không thể thực hiện được nghĩa vụ thanh toán đối với những khoản nợ đến hạn trong thời gian 03 tháng tình từ ngày đến hạn mà doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán.

Xem thêm:  Chỉ số NPV là gì? Định nghĩa, cách tính và ưu nhược điểm của NPV

Như vậy xét về bản chất, 2 hình thức này đã khác nhau về khái niệm. Tiếp đến là so sánh giữa giải thể & phá sản doanh nghiệp khá chi tiết ở nội dung sau đây.

Điểm giống nhau giữa phá sản và giải thể

Giải thể doanh nghiệp và phá sản:

  • Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
  • Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.

Xem thêm: TOP 11 công ty lớn nhất thế giới phá sản không vết tích

Phân biệt điểm khác nhau giữa giải thể với phá sản doanh nghiệp

Để nắm rõ sự khác nhau giữa giải thể doanh nghiệp với phá sản khác nhau như thế nào, bạn hãy cùng xét qua những tiêu chí so sánh dưới đây cùng TaxPlus.vn nhé!

Phân biệt giải thể với phá sản

No1: Nguyên nhân

Xét về nguyên nhân, phá sản với giải thể khác nhau ở những điểm sau:

  • Phá sản: Khi doanh nghiệp không còn khả năng để thanh toán nợ khi đến hạn.
  • Giải thể: Quy định tại Điều 201 Bộ Luật doanh nghiệp khoản 1 gồm:
  • “a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp
  • c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

No2: Tính chất

Xét về tính chất sự khác nhau sẽ như sau:

  • Phá sản: Đây là thủ tục tư pháp nên được tiến hành tại Tòa Án theo trình tự và thủ tục quy định tại Luật phá sản 2014.
  • Giải thể: Đây là thủ tục hành chính do chủ doanh nghiệp tự quyết định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp được phép giải thể.
Xem thêm:  Chính sách tiền tệ là gì? Nó ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào?

No3: Thẩm quyền giải quyết

Xét về thẩm quyền giải quyết, sự khác nhau như sau:

  • Phá sản: Việc quyết định phá sản này sẽ do Tòa Án quyết định và được diễn ra tại tòa án.
  • Giải thể: Chủ doanh nghiệp tự quyết định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

No4: Điều kiện tiến hành

Điều kiện để tiến hành đối với 2 hình thức này sẽ là:

  • Phá sản công ty: Dựa theo số tài sản của công ty mà các chủ sợ sẽ được thanh toán theo thứ tự như luật định trừ trường hợp đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp danh. Trong trường hợp nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì những chủ nợ thuộc thứ tự ưu tiên cùng nhau sẽ được thanh toán theo tỷ lệ % tương ứng với số nợ mà doanh nghiệp đã vay, còn lại nếu thiếu nợ, các chủ nợ sẽ phải cùng nhau chịu rủi ro. Như vậy có thể hiểu tùy theo số tài sản còn lại của công ty mà số nợ có thể được thanh toán hết hoặc không thanh toán hết các khoản nợ theo luật định.
  • Giải thể: Nếu doanh nghiệp giải thể thì phải đảm bảo điều kiện đã thanh toán hết các khoản nợ với chủ nợ đã vay và nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp. Với hình thức này, các chủ nợ sẽ được thanh toán hết mọi khoản nợ theo thứ tự luật định.
Điều kiện tiến hành
Mỗi hình thức thể theo Bộ Luật khác nhau

No5: Xử lý về quan hệ tài sản

Đối với quan hệ tài sản, việc xử lý sẽ được tiến hành như sau:

  • Phá sản công ty: Khi thực hiện thanh lý tài sản hay phân chia giá trị được các doanh nghiệp thực hiện qua một tổ chức đứng giữa trung gian gọi là Quản tài viên.
  • Giải thể doanh nghiệp: Hình thức này được thực hiện qua việc thanh toán trực tiếp với các chủ nợ về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính cụ thể của doanh nghiệp.
Xem thêm:  Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Những điều nên quan tâm

No6: Hậu quả về pháp lý

Về pháp lý, hậu quả của 2 hình thức này như sau:

  • Phá sản công ty: Doanh nghiệp phá sản bị tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động và xóa thông tin về doanh nghiệp. Có thể tái cơ cấu & thay đổi chủ sở hữu.
  • Giải thể doanh nghiệp: Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, đóng mã số thuế, xóa thông tin doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh của cơ quan Nhà nước.

No7: Trách nhiệm của người đứng đầu

Về trách nhiệm của người đứng đầu hay chủ doanh nghiệp sẽ được khác nhau như sau:

  • Phá sản công ty: Người đứng đầu hay chủ doanh nghiệp sẽ bị hạn chế quyền tự do về kinh doanh sau đó, chẳng hạn cấm kinh doanh sau 1 thời gian.
  • Giải thể: Chủ doanh nghiệp không bị hạn chế quyền tự do kinh doanh.

No8: Thủ tục

Về thủ tục, 2 hình thức này sẽ được tiến hành như sau:

Hình thức phá sản công ty:

  • Nộp đơn lên tòa án yêu cầu để mở thủ tục phá sản
  • Tiến hành hòa giải, thụ lý yêu cầu mở thục tục phá sản công ty.
  • Mở thủ tục phá sản
  • Hội nghị chủ nợ
  • Phục hồi doanh nghiệp
  • Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp hay HTX bị phá sản
  • Thực hiện quyết định tuyến bố phá sản

Hình thức giải thể doanh nghiệp

Trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp được tiến hành như sau:

  • Gửi quyết định giải thể lên cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Thực hiện kiểm kê tài sản và thanh lý tài sản
  • Thực hiện nghĩa vụ với các bên liên quan
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành xóa thông tin doanh nghiệp trong sổ đăng ký.

Giữa 2 hình thức này thì thực hiện phá sản sẽ dài hơn so với giải thể công ty.

thủ tục giải thể
Bản chất của phá sản công ty và giải thể công ty khác nhau về nhiều tiêu chí

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Giải thể và phá sản doanh nghiệp tuy đều là chấm dứt hoạt động nhưng về bản chất bên trong khác nhau hoàn toàn. Vì thế bạn cần nắm rõ và thực hiện quyết định phù hợp với nhu cầu. Nếu cần tư vấn thêm bất cứ thông tin nào xin liên hệ với TaxPlus theo thông tin sau:

  • Địa chỉ: 329 – 331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp. HCM
  • SĐT: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn
  • Website: https://taxplus.vn/

Xuất bản ngày: 31/12/2019 @ 17:27

Đánh giá bài viết post