Đối với bất cứ một Doanh nghiệp hay Cơ sở kinh doanh nào sau khi thành lập đều phải quan tâm đến vấn đề Thuế vì đó là nghĩa vụ với Quốc gia. Tất cả loại hình doanh nghiệp (DN) đều phải hiểu và nắm rõ để thi hành đúng theo các quy định của Luật Quản lý Thuế.
Ở bài viết này Tax Plus đã tổng hợp chi tiết các loại thuế mà DN cần phải đóng sau khi thành lập và trong quá trình kinh doanh xuyên suốt.
Thuế là gì
Thuế là một hình thức đóng góp được quy bằng tiền do Nhà nước trực tiếp thu căn cứ trên các quy định của pháp luật. Thuế có tính xác định và không được hoàn lại một khi cá nhân hay DN đóng cho cơ quan thuế.
Khoản tiền này được sử dụng để chi trả cho cho các chi tiêu của Nhà nước trong các hoạt động Kinh tế – Xã Hội như xây dựng các công trình công cộng, chi phí vận hành bộ máy Nhà nước…
Khái niệm thuế có nguồn gốc từ tài liệu nghiên cứu của Gaston Jeze – Nhà kinh tế học người Pháp. Và sau đó được diễn giải và đi kèm với nhiều điều luật khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia. Khái niệm về thuế cũng được hiểu dựa trên nhiều góc độ khác nhau đó là:
Đối với người nộp thuế
Thuế là một khoản tiền mà cá nhân hay tổ chức bắt buộc phải đóng cho Nhà nước hay cơ quan thuế theo các quy định cho từng đối tượng nộp thuế.
Đây là nghĩa vụ của tất cả mọi đối tượng chịu thuế, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ này, người đóng thuế có quyền sở hữu một các hợp pháp khoản thu nhập còn lại sau thuế.
Đối với khía cạnh kinh tế
Thuế là biện pháp mà Nhà nước dùng để thể hiện quyền lực của mình, trong mục đích chuyển một phần nguồn lực của tư nhân thành nguồn lực công và sử dụng nguồn lực này để thực hiện các hoạt động chức năng.
Đối với khía cạnh phân phối thu nhập
Thuế là quỹ tiền tệ hình thành từ hai hoạt động nối tiếp nhau là phân phối tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân và hoạt động phân phối lại các nguồn lực này. Thuế được nộp vào ngân sách Nhà nước để phục vụ cho các chi tiêu, hoạt động công và quá trình vận hành bộ máy Nhà nước.
Như vậy, qua những khái niệm trên, ta có thể tóm lược về thuế như sau: Thuế là khoản tiền đóng góp bắt buộc, được cưỡng chế thực hiện bằng con đường chính trị hay quyền lực Nhà nước. Tất cả mọi cá nhân & DN thuộc đối tượng có thu nhập chịu thuế đều phải nộp thuế.
Thuế không được hoàn trả và được dùng để chi trả cho chi phí công. Nếu các đối tượng vi phạm quy định về thuế sẽ bị xử lý bằng pháp luật. Đây là điểm quan trọng để phân biệt giữa các khoản tiền tự nguyện đóng góp và thuế.
Những loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty và đi vào hoạt động
Sau khi thành lập, một doanh nghiệp phải nộp không chỉ một mà nhiều loại thuế khác nhau. Những loại thuế này đều đã được quy định rõ trong các văn bản pháp luật về thuế.
--> Trường hợp gặp khó khăn trong việc kê khai thuế hãy để TaxPlus thực hiện giúp Doanh nghiệp với gói dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại tphcm uy ín & chuyên nghiệp.
Thuế môn bài
Thuế môn bài là loại thuế đầu tiên mà bất cứ một công ty nào cũng đều phải nộp sau khi thành lập. Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP “Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các DN & hộ kinh doanh”.
🆘 Xem thêm: Tìm hiểu bậc thuế môn bài 2023
Chúng ta có thể hiểu nôm na là mức tiền mà DN thực hiện đóng cho Nhà nước hàng năm và mức tiền đóng này căn cứ vào vốn điều lệ của doanh nghiệp khai báo trong giấy phép kinh doanh.
Thuế môn bài có nhiều mức thu khác nhau. Ngoài dựa vào vốn điều lệ, tiền thuế môn bài còn được tính dựa trên thu nhập của DN ở năm trước đó, địa phương và từng quốc gia mà DN hoạt động.
Thuế môn bài được thu hàng năm và căn cứ vào ngày cấp giấy phép kinh doanh để thu thuế. Tức là nếu DN có giấy phép kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động thì vẫn phải nộp thuế theo quy định.
Có hai hình thức nộp thuế môn bài phổ biến hiện nay là nộp tiền trực tiếp vào kho bạc Nhà nước và nộp thuế điện tử từ tài khoản Ngân hàng của DN (việc nộp trực tuyến phải sử dụng chữ ký số của DN).
Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)
Khái niệm
Thuế GTGT hay còn gọi là Thuế VAT là loại thuế thứ hai mà doanh nghiệp nộp. Giá trị tăng thêm của mỗi loại dịch vụ hay hàng hóa trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
VAT không được thu trực tiếp như thuế môn bài mà được tính gián tiếp thông qua giá trị hàng hóa. Khoản thuế này được người tiêu dùng nộp, DN hay người nộp thuế nộp hộ cho Nhà nước.
Hầu như tất cả các mặt hàng đều phải chịu thuế GTGT. Đối tượng chịu VAT không phải là cá nhân hay DN mà là các hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng, kinh doanh, sản xuất.
Những đối tượng chịu thuế được quy định rõ trong các quy định về pháp luật thuế. Cá nhân & DN cần nắm chắc để phân biệt đúng hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế, chịu thuế và mức thuế VAT cho từng đối tượng.
Cách tính thuế GTGT
Hiện nay, có 2 hình thức tính thuế GTGT được sử dụng là: Tính trực tiếp và tính khấu trừ. Mỗi hình thức được áp dụng cho các đối tượng khác nhau, người nộp thuế phải căn cứ đối tượng để áp dụng cách tính đúng. Cách tính như sau:
Công thức tính khấu trừ:
[Mức thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ]
Diễn giải:
- Số thuế GTGT đầu vào: Là tổng số GTGT của hàng hóa và dịch vụ (kể cả các tài sản cố định) dùng cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ, sản xuất hàng hóa (các hàng hóa, dịch vụ này phải thuộc đối tượng chịu thuế GTGT)
- Số thuế GTGT đầu ra: Là tổng số thuế được ghi trên hóa đơn GTGT tính cho các sản phẩm hàng hóa dịch vụ bán ra của DN. Cách tính như sau:
[Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ có chịu thuế * Mức thuế suất GTGT mà hàng hóa, dịch vụ đó phải chịu]
Công thức tính trực tiếp:
[Số thuế GTGT cần nộp = Tỷ lệ % * Doanh thu của DN]- Tỷ lệ % (quy định trong văn bản pháp luật thuế các mức sau: không chịu thuế, 0%, 5%, 10%)
- Doanh thu của DN (tổng số tiền bán hàng, kinh doanh dịch vụ chịu thuế ghi trên hóa đơn kể cả các khoản phí thu thêm, phụ thu của DN được hưởng)
Thuế TNDN (thu nhập doanh nghiệp)
Thuế TNDN là loại thuế được thu trực tiếp dựa trên kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN theo Quý, Năm. Các đối tượng chính phải nộp thuế TNDN bao gồm tất cả các cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh doanh, cá nhân sản xuất… có thu nhập. Mỗi đối tượng sẽ có một mức chịu thuế khác nhau và đóng thuế theo kỳ thu thuế.
Thường, mức thuế TNDN của các cơ sở kinh doanh quy định là 20% (theo Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
🆘 Xem thêm: Cách tính thuế TNDN
Thuế TNCN (thu nhập cá nhân)
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đây là khoản tiền mà những người có thu nhập (lương hoặc nguồn thu nhập khác) phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Thuế TNCN được thu trực tiếp thông qua việc khấu trừ vào tiền lương của người lao động. Mức thuế thường là 10% mức lương và quy định cụ thể đối với từng mức lương khác nhau của người lao động.
Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.
Hiểu rõ hơn các khoản giảm trừ cách tính thuế TNCN
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất
Trong đó:
– Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
– Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.
Thuế Xuất Nhập Khẩu (thu nhập cá nhân)
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các mặt hàng được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Đối tượng chịu thuế là tất cả các hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
Lời kết
Vậy là bạn đã nắm rõ các loại thuế phải nộp sau khi thành lập Doanh nghiệp. Nếu còn vấn đề chưa giải đáp được Quý Anh/Chị hãy để lại bình luận ở cuối bài viết hoặc liên hệ qua hotline: 0853 9999 77 để được Tax Plus tư vấn & giải đáp trực tiếp nhé!
Nguồn: https://taxplus.vn
Xuất bản ngày: 26/07/2019 @ 08:00
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8