Nên lựa chọn hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân?

Bạn có ý tưởng & muốn kinh doanh nhưng đang lăn tăn giữa việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp tư nhân. Vậy thì hãy cùng TaxPlus tìm hiểu ở bài viết này. Tin chắc bạn sẽ đưa ra chọn lựa phù hợp nhất cho ý tưởng kinh doanh của mình.

Khái niệm

Để bạn để hình dung hơn từng loại hình doanh nghiệp được nêu trên. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết từ khái niệm rồi đến những tiêu chí khác nhé!

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh được quy định rõ tại khoản 1 điều 66 của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động & chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể đóng thuế như thế nào

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

doanh nghiep tu nhan la gi 1

Doanh nghiệp tư nhân được quy định rõ tại điều 183 của Luật Doanh Nghiệp 2014 như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ & tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”

Xem thêm: Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Xem thêm:  TOP 11+ Công Ty IT Nhật Bản Tại Việt Nam

Các tiêu chí khác

Chúng ta se cùng so sánh tiếp các tiêu chí giữa 2 loại hình này để tự đưa ra những quyết định cụ thể khi muốn đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:

#1 Về tư cách pháp nhân

Xét về tư cách pháp nhân thì cả loại hình doanh nghiệp tư nhân & hộ kinh doanh đều không có tư cách pháp nhân. Bởi thế cả 2 loại hình này đều có điểm bất lợi khi huy động vốn để mở rộng các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mình hay tìm đối tác để cùng thực hiện việc kinh doanh.

Đồng thời cả 2 loại hình này sẽ không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục đích huy động vốn mà chỉ có thể tìm kiếm nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng như ngân hàng.

Xem thêm: Điều kiện để có tư cách pháp nhân

#2 Xét về số lượng lao động

Yếu tố thứ 2 để so sánh là số lượng lao động. Theo quy định trong khái niệm của hộ kinh doanh đã nêu trên thì đây là hình thức dưới 10 lao động. Vì thế nếu đã đăng ký loại hình này thì khi có nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển các hoạt động kinh doanh sẽ gặp khó khăn. Nếu có trên 10 lao động bạn sẽ phải thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp tư nhân, pháp luật không quy định về số lượng lao động được phép sử dụng. Vì thế sẽ thoải mái trong việc thuê lao động nhiều hay ít tùy theo nhu cầu phát triển, mở rộng các hoạt động kinh doanh mà không cần phải thực hiện chuyển đổi loại hình kinh doanh giống như hộ kinh doanh đã nêu trên.

Xem thêm:  Data Driven là gì? Các cách ứng dụng hiệu quả trong doanh nghiệp
lao động của hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân
Số lượng lao động của doanh nghiệp tư nhân không quy định bao nhiêu người

#3 Phạm vi hoạt động

Xét tới yếu tố về phạm vi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân được quy định tại khoản 1, điều 46 trong Luật Doanh nghiệp 2014 như sau: “Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước & nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.” Nhờ đó các doanh nghiệp tư nhân có thể thoải mái tự do để tìm kiếm những thị trường mới & phát triển các hoạt động kinh doanh của mình.

Xem thêm: Phân biệt giữa chi nhánh & văn phòng đại diện

Đối với hộ kinh doanh cá thể thì đây chính là điểm hạn chế đối với phạm vi hoạt động của mình. Cụ thể, tại khoản 1 Diều 66 trong Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động & chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

phạm vi hoạt động doanh nghiệp tư nhân & hộ kinh doanh cá thể
Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có sự khác nhau về bản chất, phạm vi hoạt động

#4 Chi phí & các thủ tục thành lập

  • Doanh nghiệp tư nhân sẽ nộp phí từ 0 – 500.000 nghìn đồng tùy theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động mà có được ưu đãi hay không.
  • Hộ kinh doanh sẽ phải nộp chi phí cho cơ quan hành chính có thẩm quyền là 100.000 đồng.

#5 Các loại thuế, phí phải đóng

Thuế môn bài

Các hộ kinh doanh sẽ phải thực hiện nộp lệ phí môn bài tùy theo mức thu nhập như sau:

  • Mức 300.000 đồng: Dành cho hộ kinh doanh có thu nhập từ 100 – 300 triệu đồng.
  • Mức 500.000 đồng: Dành cho những hộ kinh doanh có thu nhập từ 300 – 500 triệu đồng.
  • Mức 1 triệu đồng: Dành cho những hộ kinh doanh có thu nhập trên 500 triệu đồng.
Xem thêm:  OPI là gì? Phân biệt OPI với KPI và SLA trong doanh nghiệp

Thuế thu nhập

Hộ kinh doanh sẽ không cần phải đóng thuế thu nhập. Tuy nhiên chủ hộ kinh doanh sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân qua những hoạt động đem lại thu nhập từ hộ kinh doanh cá thể. Mức thuế sẽ được xác định cụ thể dựa theo doanh thu cũng như các quy định về Luật thuế thu nhập cá nhân.

Với những doanh nghiệp tư nhân, việc nộp thuế sẽ được tuân thủ theo sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp. Cụ thể doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu 20% đối với mức doanh thu mà mình thu nhập được. Ngoài ra chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu thêm thuế thu nhập cá nhân sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp nếu như mức thu nhập ở ngưỡng thu nhập phải đóng thuế.

Xem thêm: Cách tính thuế TNDN

hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp tư nhân
Tùy theo nhu cầu, quy mô và kế hoạch tương lai nên cân nhắc lựa chọn loại hình phù hợp
  • Hộ kinh doanh: Ưu điểm là phải đóng thuế môn bài hàng năm thấp hơn DNTN, mức phí đăng ký cũng thấp hơn và quy mô cũng nhỏ hơn, đơn giản hơn. Tuy nhiên bị hạn chế về số lượng lao động & bị hạn chế về quy mô, không mở rộng được sản xuất, kinh doanh.
  • Doanh nghiệp tư nhân: DNTN là lựa chọn khắc phục những hạn chế của hộ kinh doanh, tuy nhiên thì thuế phí cao hơn nên cần phải suy tính kỹ càng hơn khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Qua những gì TaxPlus chia sẻ, bạn có thể căn cứ vào loại hình, nhu cầu & điều kiện của bản thân mình để biết nên lựa chọn loại hình nào là tốt nhất tại thời điểm hiện tại. Khi cần tư vấn thêm bạn hãy liên hệ theo thông tin sau:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 28/12/2019 @ 17:49

Đánh giá bài viết post