Khởi nghiệp là khi bạn sẽ tự mình làm chủ và tự mình làm nhân viên. Không hiếm người thành công từ khởi nghiệp và cũng có những người gặp thất bại thảm hại. Chính vì thế mà việc khởi nghiệp luôn mang nặng những nỗi lo, áp lực. Vậy bạn hãy cùng với chúng tôi cùng tìm hiểu ngay để xem 10 sai lầm khi khởi nghiệp nào hay gặp phải nhất dưới đây nhé.
10 sai lầm khi khởi nghiệp bạn cần nắm rõ
Sai lầm khi khởi nghiệp không hiếm nhưng trong đó có những sai lầm đắt giá khiến cho cả quá trình khởi nghiệp của bạn bị ảnh hưởng. Vì thế hãy cùng với chúng tôi cùng xem đó là những sai lầm nào dưới đây nhé.
No1: Không có sự thỏa thuận rõ ràng giữa các thành viên cùng sáng lập với nhau
Nếu như bạn khởi nghiệp 1 mình, không có thành viên nào khác cùng tham gia góp vốn hay hỗ trợ thì có vẻ như vất vả hơn một chút. Nếu có thêm người nào đó cùng chí hướng với bạn thì đó là một điều tuyệt vời.
Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có 2 mặt. Bạn có thêm người đồng hành, bạn sẽ được san sẻ bớt gánh nặng, công việc, áp lực, có thêm động lực, ý tưởng… Còn vấn đề về lâu dài, nếu như giữa các thành viên không thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu sẽ khiến những rắc rối xảy ra về sau. Điển hình nhất chính là ví dụ về sự bất đồng giữa Winklevoss và Zuckerberg của Facebook.
Vì thế lời khuyên cho bạn khi sáng lập lên một startup nào đó chính là hãy thỏa thuận đầy đủ về những nội dung sau đây:
- Cổ phần của từng thành viên sẽ sáng lập là bao nhiêu %.
- Mỗi thành viên sẽ đóng góp gì, có trách nhiệm ra sao?
- Nếu có 1 thành viên rời đi hay bị loại bỏ thì sẽ xử lý cổ phần như thế nào?
- Mục tiêu và tầm nhìn của dự án đó là gì?
No2: Không thành lập công ty theo mô hình công ty TNHH
Mô hình công ty TNHH là công ty được giới hạn tính năng về trách nhiệm cũng như có khả năng bảo vệ tài sản riêng tốt nhất cho những người sáng lập công ty. Ngoài ra, mô hình công ty TNHH này có cách thức và thủ tục thành lập đơn giản, không phức tạp.
Bạn có thể tham khảo thủ tục thành lập Cty TNHH của Taxplus.vn hoặc các mô hình khác nhưng luôn phải chú ý cân nhắc tới tình hình kinh doanh thực tế của bạn.
No3: Không làm sẵn hợp đồng mẫu cho công ty của bạn
Bạn có hiểu tại sao phải có hợp đồng không? Nó không chỉ giúp đảm bảo các bên có đầy đủ trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ, chức năng mà còn giúp bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong công ty.
Chính vì thế mà đối với các doanh nghiệp, hợp đồng chính là yếu tố thể hiện tính chuyên nghiệp, tạo niềm tin cho đối tác và khách hàng. Đừng lấy lý do công ty vừa thành lập, chưa kịp làm hợp đồng hay do không biết làm như thế nào. Đừng biện minh lý do này vì nó sẽ khiến cho startup của bạn trở nên không được đánh giá cao.
No4: Không tuân thủ về luật doanh nghiệp khi chuyển sở hữu về cổ phần
Một trong những sai lầm tiếp theo không thể bỏ qua mà rất nhiều người đang mắc phải chính là không tuân thủ quy định của pháp luật khi chuyển sở hữu cổ phần.
Để tránh rủi ro về kiện tụng, xung đột hay có thể trong tương lai sẽ có những mất mát, bạn cần nghiêm khắc tuân thủ Luật doanh nghiệp 2014 trước khi tiến hành chuyển nhượng cổ phần của công ty hoặc có thể là thành viên cho 1 công ty nào đó.
No5: Thiếu các giấy tờ hợp đồng cho nhân viên hay công tác quản trị nhân sự nói chung
Một công ty chuyên nghiệp, tuân thủ đúng các quy định của Pháp Luật sẽ luôn cần phải chú ý đến hợp đồng. Hợp đồng không chỉ dành cho đối tác hay khác hàng mà là chính với nhân viên công ty.
Hợp đồng này buộc công ty phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình cũng như phải tuân thủ được đúng pháp luật. Chỉ có đem lại quyền lợi cho nhân viên, tạo niềm hứng khởi mới có thể giúp họ gắn bó với công ty. Vì thế luôn cần phải đảm bảo quyền lợi cho họ dù có là một startup.
--> Tìm hiểu các loại hợp đồng lao động
No6: Không chu đáo, cẩn thận về vấn đề sở hữu trí tuệ
Một trong những vấn đề khá quan trọng mà rất nhiều startup lơ là không chú ý đến. Với một công ty đang ở giai đoạn khởi nghiệp, mọi thứ đang ở giai đoạn bắt đầu như tên thương hiệu, logo, nhãn hiệu… đều sẽ bắt đầu tiến hành đăng ký.
--> Xem cách đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Vì thế nếu không cẩn thận sẽ rất dễ vi phạm bản quyền trong Luật sở hữu trí tuệ. Nếu như bạn thành lập công ty sản xuất 1 sản phẩm, dịch vụ hay công nghệ nào đó độc đáo, hãy thực sự quan tâm tới yếu tố này để bảo vệ quyền lợi với các sản phẩm trí tuệ mà bạn đã đưa ra.
Đối với vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ này thì không phải là riêng 1 mình bạn mà hầu hết các nhà đầu tư cũng quan tâm đến. Khi 1 nhà đầu tư bỏ tiền của họ ra, họ muốn được đảm bảo về lợi nhuận của mình. Vì thế tính pháp lý không rõ ràng sẽ khiến cho họ không đủ tin tưởng vào công ty bạn.
Bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Bản quyền sản phẩm…
- Bằng sáng chế
- Thương hiệu, nhãn hiệu
- Bí mật kinh doanh, tin tức không được tiết lộ…
No7: Không nắm rõ về vấn đề đóng thuế, khai thuế
Vấn đề tiếp theo mà một người khởi nghiệp cần phải chú ý đến chính là vấn đề đóng thuế & khai thuế. Khi bạn đã thành lập doanh nghiệp thì đồng nghĩa với việc bạn phải nộp thuế cho Nhà nước.
Không chỉ 1 mà rất nhiều những loại thuế khác nhau. Nếu bạn đã từng làm, nắm rõ thì quả là tuyệt vời nhưng nếu không có chuyên môn trong khoản này thì hãy thuê công ty kế toán thuế chuyên nghiệp để đảm bảo sự chính xác cho doanh nghiệp của bạn nhé. Từ đó tránh việc phải gặp những vấn đề rắc rối bị nộp phạt hay bị đóng cửa công ty.
No8: Chọn tên công ty, thương hiệu bị trùng hay dễ gây nhầm lẫn
Tên công ty, thương hiệu hay sản phẩm là một trong những vấn đề khá quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào khi thành lập cũng sẽ phải chú ý đến. Tất cả những vấn đề về đăng ký bảo hộ tên sản phẩm, nhãn hiệu, thương hiệu đều phải tuân thủ về quy định tại Luật sở hữu trí tuệ. Trước khi chọn tên và đăng ký bảo hộ, hãy tra cứu tại cục sở hữu trí tuệ trước để tránh bị trùng hay gây nhầm lẫn.
Khi chọn tên nên chú ý:
- Chọn tên độc đáo nhưng tránh khó nhớ
- Đừng chọn tên mang ý nghĩa trừu tượng khó hiểu
- Tuyệt đối tránh đặt sai chính tả
- Tham khảo ý kiến của mọi người trước khi chọn tên cho công ty hay vấn đề nào đó về nhãn hiệu, sản phẩm…
- Hãy chọn thêm tên tiếng Anh ngoài tiếng Việt cho công ty bạn.
--> Tham khảo cách đặt tên công ty bằng tiếng anh
No9: Không xây dựng chính sách bảo mật hay điều khoản sử dụng cho công ty
Nếu bạn bắt đầu khởi nghiệp thì hãy xây dựng toàn bộ mọi thứ, hãy đảm bảo chính sách bảo mật được thực hiện nghiêm túc hay điều khoản sử dụng website. Từ đó xác định giới hạn, trách nhiệm. Chính sách bảo mật cũng cần phải được thông báo để tránh bị vi phạm.
No10: Không tìm người để tư vấn về Pháp Luật
Một trong 10 sai lầm khi khởi nghiệp mà nhiều người gặp phải chính là không có người cố vấn pháp luật khi thành lập. Việc hình thành một công ty sẽ dính dáng tới Pháp luật rất nhiều nên bạn sẽ cần phải chú ý đến để có thể giúp cho bạn kinh doanh và thành lập một cách đúng pháp luật.
Lời kết
Trên đây chính là 10 sai lầm khi khởi nghiệp mà bạn nhất định phải chú ý đến để tránh khiến cho mình gặp những rắc rối ảnh hưởng tới quá trình khởi nghiệp. Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ đó, bạn sẽ giúp mình khởi nghiệp thuận lợi hơn, thành công hơn. Nếu bạn đang cần tư vấn bất cứ thông tin nào, hãy liên hệ với TaxPlus.vn theo thông tin sau:
- Địa chỉ: 329 – 331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp. HCM
- SĐT: 0853 9999 77
- Email: info@taxplus.vn
- Website: https://taxplus.vn/
Xuất bản ngày: 25/11/2019 @ 21:51
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8