Vòng đời sản phẩm là một trong những yếu tố mà bất kể doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm khi tham gia vào một thị trường. Xác định chính xác sản phẩm đang nằm trong giai đoạn nào là điều kiện tiên quyết để giúp doanh nghiệp kiểm soát được hiệu quả kinh doanh.
TaxPlus giới thiệu đến bạn đọc toàn bộ những thông tin về vòng đời sản phẩm như khái niệm, giai đoạn, xác định giai đoạn vòng đời và chiến lược.
Vòng đời sản phẩm là gì?
Vòng đời sản phẩm hay còn gọi là Product Life Cycle. Trong marketing, thuật ngữ này được hiểu là một quy trình sống của một sản phẩm. Quy trình này sẽ bao gồm tất cả các giai đoạn từ khi sản phẩm đang được mon men lên ý tưởng cho đến khi sản phẩm bị đào thải ra khỏi thị trường.
Tuy nhiên, dòng đời của một sản phẩm không nhất thiết phải trải qua tất cả các giai đoạn mà nó chỉ kéo dài mãi ở một chu kì nào đó. Ví dụ như các mặt hàng về bột giặt, hàng tiêu dùng sẽ không bao giờ rơi vào trạng thái suy thoái mà nó chỉ nằm ở giai đoạn nâng cấp và phát triển hơn.
Các giai đoạn vòng đời sản phẩm?
Để có thể xây dựng nên những chiến lược Marketing phù hợp cho một sản phẩm, nhà quản trị cần nắm chắc và hiểu rõ được rằng, sản phẩm của mình đang nằm trong chu kỳ nào. Về cơ bản, vòng đời của một sản phẩm sẽ trải qua 4 chu kỳ sống, bao gồm:
Giới thiệu, ra mắt sản phẩm mới
Đây là giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống của một sản phẩm. Doanh nghiệp đang bắt đầu tung sản phẩm ra thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau. Giai đoạn này được nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn thiện một sản phẩm của doanh nghiệp.
Không khó để có thể hiểu được rằng, đây chính là một trong những giai đoạn tiêu hao nhiều ngân sách nhất của doanh nghiệp để triển khai những chiến lược Marketing cho sản phẩm.
Trong giai đoạn này, sản phẩm được tung ra thị trường với mức giá khá cao. Chi phí ban đầu được đưa ra nhằm khảo sát thị trường và nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, thông thường doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản lỗ nhất định vì chi phí ra mắt sản phẩm là khá cao.
Giai đoạn trưởng thành của sản phẩm
Sau khi trải qua giai đoạn ra mắt, sản phẩm đã bắt đầu xây dựng được chỗ đứng trong lòng khách hàng. Đây chính là một trong những thời điểm doanh nghiệp cần tung ra nhiều chiến lược để tăng doanh thu.
Về cơ bản, sản phẩm đã tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng nên doanh nghiệp đã có thể nghĩ đến những mức lợi nhuận cao. Lượng khách hàng trong giai đoạn này đã dần chuyển sang nhóm đối tượng khách hàng trung thành.
Đồng thời, trong giai đoạn này doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh sừng sỏ. Với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp cần có những chiến lược mang tính đột phá, nghiên cứu những điểm khác biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh. Một số đặc điểm của sản phẩm nằm trong giai đoạn này bao gồm:
- Độ cạnh tranh trên thị trường vô cùng khốc liệt.
- Nhiều sản phẩm thay thế bắt đầu ra mắt, thu hút thị trường.
- Tổng số lượng sản phẩm bán ra không mang tính đột biến, chỉ nằm ở mức duy trì.
- Tỷ lệ lợi nhuận không cao.
Giai đoạn suy thoái trong vòng đời sản phẩm
Trong vòng đời sản phẩm, sau khi trải qua giai đoạn hình thành và phát triển, sản phẩm sẽ rơi vào trạng thái suy thoái. Tuy nhiên, sẽ có một số sản phẩm không có giai đoạn suy thoái mà chỉ có nâng cấp và phát triển hơn.
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đang phải đối mặt với một lượng đối thủ khổng lồ. Chính vì vậy, đây là thời điểm doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định có nên đầu tư vào sản phẩm này hay đẩy chi phí để bán hết lượng tồn kho và kết thúc vòng đời của sản phẩm.
Trong thời điểm này, nếu doanh nghiệp không có những chiến lược quảng bá đúng cách hay không có những chiến lược Marketing đột phá thì rất có thể đây sẽ là thời điểm kết thúc của sản phẩm.
Và ngược lại, nếu nhà quản trị có những chiến lược sản phẩm đặc sắc thì đây là thời điểm trở mình, giúp sản phẩm tạo thêm dấu ấn trong lòng khách hàng. Trong giai đoạn này, sản phẩm sẽ có một số đặc điểm như:
- Nhiều sản phẩm cạnh tranh dẫn đến mức lợi nhuận giảm.
- Nhóm khách hàng mới cực kỳ thấp, đa số chỉ là nhóm khách hàng trung thành.
- Sau thời kỳ thịnh vượng, sản phẩm sẽ chuyển sang thời kỳ suy thoái
Xem thêm:
Làm cách nào để biết sản phẩm đang nằm trong giai đoạn nào?
Nắm bắt được từng giai đoạn của sản phẩm chính là một trong những cách giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phù hợp nhất. Tuy nhiên, việc xác định vòng đời sản phẩm là không hề dễ. Cùng tham khảo qua những thông tin dưới đây nhé!
Xét về những tiềm lực bên ngoài
Những yếu tố về tình hình hình kinh tế chính trị hay việc sản phẩm có còn đang được ưa chuộng hay không cũng là một cách giúp xác định vòng đời của một sản phẩm. Hãy xác định xem sản phẩm có đang bị bão hoà hay không, nhu cầu của khách hàng trong tương lai đối với sản phẩm này như thế nào.
Xét về những yếu tố nội tại
Để xác định về vòng đời của một sản phẩm, doanh nghiệp cần tính toán được những thông số liên quan đến sự phát triển của sản phẩm. Một số yếu tố cần xác định về chu kỳ sống của một sản phẩm bao gồm: Doanh thu của sản phẩm, mức chi phí đầu tư, lợi nhuận ròng trong từng thời kỳ. Việc so sánh các chỉ số phát triển của sản phẩm trong từng giai đoạn sẽ giúp nhà quản trị nắm bắt được sản phẩm đang nằm trong giai đoạn nào.
Chiến lược kéo dài vòng đời sản phẩm?
Thời kỳ hoàng kim luôn là một trong những giai đoạn mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Vậy thì có những cách nào để giúp sản phẩm luôn nằm trong giai đoạn thịnh vượng nhất? Cùng Tax Plus tiếp tục tham khảo qua thông tin dưới đây nhé!
Đẩy mạnh ưu đãi, giảm giá cho sản phẩm
Thông thường đây là chiến lược được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng cho những sản phẩm chủ lực. Sau khi trải qua giai đoạn thịnh vượng thì sản phẩm sẽ rất nhanh chóng rơi vào giai đoạn suy thoái.
Ví dụ vòng đời sản phẩm của iPhone: Sau khi iPhone 13 ra mắt thì đó là lúc iPhone 12 bắt đầu được thương hiệu này đẩy mạnh khuyến mãi, giảm giá.
Một ví dụ điển hình hơn đó là về ngành thời trang. Ở Việt Nam thời tiết ngoài Bắc sẽ lạnh hơn, chính vì vậy, ngành thời trang mùa lạnh sẽ được áp dụng rộng rãi cho khu vực bắc vào mùa lạnh. Ngược lại, trong miền Nam là một miếng bánh màu mỡ cho những mặt hàng thời trang fashion mùa nắng.
Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Để kéo dài chu kỳ sống trong vòng đời sản phẩm thì đây là một trong những yếu tố cần thiết. Ví dụ như một thương hiệu đình đám là mì Hảo Hảo đã phải liên tục nâng cấp sản phẩm của mình qua từng thời kỳ phát triển.
Để giữ vững vị thế của mình trên thị trường, thương hiệu này đã đầu tư nghiên cứu nhiều mẫu mã sản phẩm khác nhau, từ mì giấy đến mì gói, mì ly, thậm chí hiện nay thương hiệu này còn sản xuất gói muối dành riêng cho những tín đồ thích ăn trái cây với loại muối này.
Đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm
Để mang đến những sản phẩm chất lượng cho khách hàng, việc triển khai những chiến lược quảng cáo là điều hết sức cần thiết. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của thời buổi công nghệ 4.0, khách hàng vô cùng tinh tế trước những quảng cáo thổi phồng thương hiệu. Chính vì vậy, đội ngũ nhân viên Marketing cần có những chiến lược đột phá để cải thiện doanh số của doanh nghiệp.
Tìm kiếm thị trường mới
Việc mở rộng thị trường cũng là một trong những cách giúp kéo dài vòng đời sản phẩm. Những thị trường đã bão hoà thường sẽ không mang lại doanh số. Chính vì vậy, những chiến lược mở rộng thị trường sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.
Ví dụ về dòng đời sản phẩm
Máy đánh chữ
Một trong những ví dụ điển hình về vòng đời sản phẩm là máy đánh chữ.
Khi lần đầu tiên được giới thiệu vào cuối thế kỷ 19, máy đánh chữ đã dần trở nên phổ biến như một công nghệ mới đầy tính hữu hiệu.
Tuy nhiên, đứng trước các công nghệ điện tử mới như máy tính, máy tính xách tay và thậm chí là cả điện thoại thông minh, chúng đã dần bị thay thế khi nhu cầu về máy đánh chữ ngày một sụt giảm.
Ngày nay, khi cả thế giới sử dụng máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh để đánh máy, các sản phẩm này đang trải qua các giai đoạn tăng trưởng và trưởng thành của vòng đời sản phẩm của chính nó.
Xe điện
Sau giai đoạn giới thiệu cách đây vài năm trở về trước, xe điện hiện vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng của vòng đời sản phẩm và xe xăng thì dần trải qua giai đoạn trưởng thành và cuối cùng cũng sẽ suy tàn.
Mặc dù các doanh nghiệp như Tesla đã tận dụng nhu cầu ngày càng tăng trong nhiều năm, những thách thức gần đây từ phía thị trường lẫn đối thủ cạnh tranh có thể khiến mọi thứ đảo lộn trong tương lai.
Các sản phẩm liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI)
Trong khi AI (trí tuệ nhân tạo) đã được phát triển (và ứng dụng) trong nhiều năm, ngành công nghiệp này vẫn liên tục vượt qua ranh giới và phát triển các sản phẩm mới trong giai đoạn giới thiệu của vòng đời sản phẩm.
Vì những sản phẩm này vẫn đang được người tiêu dùng thử nghiệm và thích nghi, nó vẫn đang ở trong giai đoạn giới thiệu.
Xem thêm:
Lời kết
Trên đó là tổng hợp thông tin về vòng đời của một sản phẩm của doanh nghiệp cũng như ý nghĩa của việc đánh giá vòng đời sản phẩm. Hi vọng rằng, Tax Plus đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi Tax Plus Blog để cập nhật những thông tin mới nhất
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8