Muốn thành lập công ty, chủ sở hữu cần thục hiện đầy đủ các thủ tục cũng như tuân thủ một số điều kiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó vốn pháp định là số vốn phải có để tiến hành đăng kí kinh doanh.
Nhưng không phải ai cũng hiểu hết những quy định về vốn pháp định cho doanh nghiệp. TaxPlus đã tổng hợp nội dung quy định & các ngành nghề cần vốn pháp định ở bài viết này. Cùng tham khảo nhé!
Vốn pháp định là gì
Theo Luật doanh nghiệp năm 2005, vốn pháp định là số vốn cần có theo quy định của luật pháp để thành lập doanh nghiệp. Nhưng luật doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ xác định vốn pháp định nhằm mục đích thực hiện quyền tự do kinh doanh cho tất cả các ngành nghề mà luật pháp không cấm.
Tuy nhiên với những ngành nghề cụ thể vẫn có quy định rõ ràng về vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp.
Vốn pháp định được xác định theo từng ngành nghề kinh doanh cụ thể và không áp dụng cho mỗi loại hình doanh nghiệp. Quy định mức vốn pháp định chủ yếu được xác định bằng việc thông qua các bộ luật chuyên ngành và bằng văn bản dưới luật do cơ quan pháp hành ban ra.
🆘 Xem thêm: Phân biệt các loại hình doanh nghiệp
Quy định về vốn pháp định
Tùy theo hình thức thành lập doanh nghiệp & ngành nghề kinh doanh mà vốn pháp định sẽ khác nhau. Trong đó:
Vốn pháp định của công ty TNHH
Mức vốn tối thiểu cần có ban đầu để đăng kí sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Sự cam kết trách nhiệm bằng vật chất của đối tác hay các thành viên góp vốn với khách hàng.
- Đây là vốn cần đầu tư cho những hoạt động của doanh nghiệp.
- Nó cũng là cơ sở để giúp phân chia lợi nhuận hoặc những rủi ro trong kinh doanh cùng các thành viên góp vốn.
- Chủ sở hữu, thành viên góp vốn chịu toàn bộ trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết trước đó. Số vốn càng lớn thì phạm vi chịu trách nhiệm càng cao.
Vốn pháp định của công ty CP (cổ phần)
Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty CP sẽ phụ thuộc vào:
- Số vốn góp bằng tài sản hoặc vật chất của các thành viên góp vốn.
- Đây là vốn đầu tư cho hoạt động doanh nghiệp.
- Cũng là cơ sở phân chia rủi ro hay lợi nhuận trong kinh doanh với các cổ đông.
- Nếu mức vốn điều lệ thấp quá sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện các giao dịch cùng đối tác và không đảm bảo được số vốn pháp định đăng kí kinh doanh những nhành nghề nhất định.
Ngược lại nếu mức vốn quá cao sẽ khiến công ty chịu trách nhiệm bằng với số vốn bỏ ra. Nếu công ty sử dụng số vốn ảo để thu hút đầu tư thì lúc xảy ra rủi ro, công ty phải chịu trách nhiệm với số vốn đó.
Đặc điểm của vốn pháp định
Phạm vi áp dụng | Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định. (Các ngành nghề được nêu trong danh sách) |
Về đối tượng áp dụng | Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể… |
Ý nghĩa pháp lý | Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro. |
Thời điểm cấp | Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động. |
Khác | Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định. |
Các ngành cần vốn pháp định
STT | Ngành nghề kinh doanh | Mức vốn tối thiểu |
1 | Kinh doanh bất động sản | 20 tỷ đồng |
2 | Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài | 5 tỷ đồng |
3 | Cho thuê lại lao động | 2 tỷ đồng |
4 | Kinh doanh dịch vụ kiểm toán | 6 tỷ đồng |
5 | Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán | 25 tỷ đồng |
6 | Sản xuất phim | 200 triệu đồng |
7 | Kinh doanh vận tải đa phương thức | 80.000 SDR (đơn vị tính toán do Quỹ tiền tệ quốc tế quy định) |
8 | Bán lẻ theo phương thức đa cấp | 10 tỷ đồng |
9 | Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng | 30 tỷ đồng |
10 | Dịch vụ đòi nợ | 2 tỷ đồng |
11 | Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ | 5 tỷ đồng |
12 | Kinh doanh hoạt động mua bán nợ | 100 tỷ đồng |
13 | – Ngân hàng thương mại – Ngân hàng liên danh – Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài – Ngân hàng thương mại cổ phần – Ngân hàng đầu tư – Ngân hàng hợp tác | 3.000 tỷ đồng |
14 | – Ngân hàng phát triển – Ngân hàng chính sách | 5.000 tỷ đồng |
15 | Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương | 3.000 tỷ đồng |
16 | Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở | 0,1 tỷ đồng |
17 | Chi nhánh ngân hàng nước ngoài | 15 triệu USD |
18 | Công ty tài chính | 500 tỷ đồng |
19 | Công ty cho thuê tài chính | 150 tỷ đồng |
20 | Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe | 600 tỷ đồng |
21 | Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí | 800 tỷ đồng |
22 | Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí | 1.000 tỷ đồng |
23 | Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe | 300 tỷ đồng/ 200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài |
24 | Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh | 350 tỷ đồng/ 250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài |
25 | Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh | 400 tỷ đồng/ 300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài |
So sách vốn điều lệ và vốn pháp định
Giống nhau
Vốn pháp định & vốn điều lệ là số vốn do các nhà đầu tư bỏ ra ban đầu để góp vốn vào công ty nhằm làm vốn sản xuất kinh doanh của công ty.
Khác nhau
Vốn pháp định: Đây là mức vốn tối thiểu cần có để thành lập công ty được pháp luật quy định với một số ngành nghề kinh doanh.
Vốn điều lệ: Chính là tổng giá trị tài sản được các thành viên cam kết góp hoặc đã góp khi thành lập công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty CP.
--> Chi tiết về vốn điều lệ xem tại đây
Cơ sở xác định
Vốn pháp định là mức vốn cố định của doanh nghiệp tạo lập ngay từ khi đăng kí ngành nghề kinh doanh được pháp luật quy định cần có vốn pháp định.
Vốn điều lệ xác định theo từng loại hình doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thành lập buộc phải có vốn điều lệ giúp tăng giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Về ý nghĩa
Vốn điều lệ chính là sự cam kết khả năng chịu trách nhiệm bằng vật chất của từng thành viên với đối tác, khách hàng, hợp tác xã hay doanh nghiệp. Vốn điều lệ nhằm đầu tư cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cùng hợp tác xã. Đây cũng là cơ sở giúp phân chia lợi nhuận và rủi ro với thành viên góp vốn khi kinh doanh.
Quy định vốn pháp định trong kinh doanh sẽ đảm bảo mục đích kinh doanh và khả năng thực tiễn của doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức có quan hệ với doanh nghiệp. Vốn pháp định không giống nhau với các loại hình kinh doanh khác nhau về quy mô và tổ chức kinh doanh. Vốn pháp định cần được thể hiện bằng số tiền tuyệt đối.
Về mức vốn
Pháp luật không có quy định mức vốn điều lệ cụ thể tối đa hay tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp mới. Nhưng nếu đăng kí vốn điều lệ thấp sẽ không thể hiện hết tiềm lực tài chính công ty. Nhưng quá cao so với số vốn có được cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, sổ sách kế toán…
Với vốn pháp định, pháp luật quy định cụ thể trong từng ngành nghề kinh doanh như đã trình bày ở trên.
🆘 Xem thêm:
Lời kết
Trên đây là những thông tin về quy định vốn pháp định khi thành lập công ty mà Quý Anh/Chị cần nắm. Mong rằng bài viết đã giúp Quý Anh/Chị hiểu rõ hơn về số vốn điều lệ và vốn pháp định nhằm thi hành đúng theo quy định của luật pháp. Đồng thời tránh gặp phải những phiền toái không đáng có.
Nếu vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận cuối bài viết. TaxPlus sẽ giải đáp tất cả thắc mắc. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: LP-09OT19 Landmark Plus, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
- SĐT: 0853 9999 77
- Email: info@taxplus.vn
- Website: https://taxplus.vn/
Xuất bản ngày: 13/07/2019 @ 07:21
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói từ 1.200.000
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8