Tự do tài chính là gì? Bí quyết và Top 8 cấp độ tự do...

Tự do tài chính được xem là đích đến mà bất cứ ai cũng muốn đạt được trong hành trình quản trị tài chính cá nhân. Tuy nhiên, để đạt được tự do tài chính thì không phải ai cũng có thể làm được. Vậy, tự do tài chính là gì? Bạn đã bao giờ tự hỏi: Với số tiền tiết kiệm hiện tại, liệu bạn sẽ có bao nhiêu tháng được tự do? Để giải đáp câu hỏi này, triệu phú tuổi 30 Grant Sabatier đã đưa ra 8 cấp độ tự do tài chính. Cùng TaxPlus tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé.

Tự do tài chính là gì?

tu do tai chinh 16391190489901540046525

Tự do tài chính là việc một cá nhân có thể đưa ra quyết định mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tài chính. Bởi nguồn tiền họ sở hữu đủ để chi trả cho tất cả nhu cầu hàng ngày như sinh hoạt cơ bản, giải trí,…

Grant Sabatier là triệu phú tự thân từ tuổi 37, cũng là người tiên phong trào lưu tự do tài chính và nghỉ hưu sớm (FIRE: Financial Independence, Retire Early). Ông cũng là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất thế giới năm 2019: “Tự do tài chính: con đường đã được chứng minh để có tất cả số tiền bạn cần”.

Sabatier nhìn nhận tiền không chỉ là một thứ cho phép chúng ta mua sắm. Hơn thế, nó là một phương tiện giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn về cách bản thân muốn sống. “Với mỗi đồng bạn tiết kiệm được, bạn mang lại cho mình nhiều tự do và nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống. Dựa trên số tiền bạn đã tiết kiệm và đầu tư, hãy tự hỏi bản thân: Bạn có được bao nhiêu tháng tự do?”

Nhưng cần bao nhiêu tiền để đổi lấy sự tự do hoàn toàn về tài chính? Không có một con số cụ thể nào cả. Để hình dung rõ hơn, Grant Sabatier đã đưa ra một lộ trình giúp mọi cá nhân chinh phục mục tiêu tự do tài chính. Bao gồm 7 giai đoạn từ rõ ràng, tự túc tiền bạc đến mức của cải dồi dào.

Xem thêm: Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo

Có bao nhiêu tiền thì bạn có tự do tài chính?

tu do tai chinh la gi va lam sao de dat duoc 1 600x480 1

Tự do tài chính là trạng thái mà con người có đủ tiền để trang trải cuộc sống hay đưa ra những quyết định và lựa chọn mà không phải đắn đo đến tác động về mặt tài chính. Tự do tài chính không phụ thuộc vào thời gian, độ tuổi hay trí thông minh của bạn. Tự do tài chính phụ thuộc vào năng lực làm chủ và kiểm soát sức khỏe tài chính của bạn. Theo một cách hiểu khác, tự do tài chính là trạng thái khi bạn thoát khỏi nỗi lo lắng về tiền bạc.

Hình dung thế này, khi bạn có số tiền gấp 25 lần chi phí sinh hoạt hàng năm tối thiểu của mình (cách tính này tương tự cho hộ gia đình) thì bạn được coi là người có tự do tài chính. Ví dụ, bạn cần chi tiêu 20 triệu mỗi tháng thì một năm bạn cần 240 triệu. Vậy bạn cần ít nhất 6 tỷ để cơ bản đạt được tự do tài chính.

cs 23196764

Con số 25 lần thu nhập bắt nguồn từ quy luật 4% trong một nghiên cứu năm 1998 của 3 giáo sư đại học Trinity Texas. Trong đó các giáo sư phân tích danh mục đầu tư của nhiều người trong khoảng thời gian 1926 đến 1995. Kết quả cho thấy, với đại đa số các trường hợp, nếu mỗi năm rút 4% số tiền ban đầu thì đủ (hoặc dư) để sống thêm 30 năm. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong thời gian từ năm 1926 đến năm 1995, trung bình lợi nhuận từ cổ phiếu và trái phiếu ở Mỹ đạt con số 10%. Trừ đi lạm phát trung bình khoảng 3%/năm thì 4% là số tiền an toàn có thể rút ra mà vẫn đảm bảo số tiền gốc.

Xem thêm:  4 điều kiện mở thẻ tín dụng cơ bản mà hấp dẫn 2023

Trên thực tế, con đường dẫn đến Tự do tài chính không hề dễ dàng. Mỗi người có một cuộc đời khác nhau, con đường đến tự do tài chính vì thế cũng khác nhau.

Xem thêm:

8 cấp độ tự do tài chính

Cấp độ 1: Có tài khoản dự phòng

– Khi bạn đủ tiền để chi trả cho những trường hợp khẩn cấp trong ít nhất 3 đến 6 tháng. Tiền lương được nhận hàng tháng sẽ không còn là vấn đề không thể chậm trễ nữa.

– Một bất ngờ là ngay cả những người giàu có hay tầng lớp trung lưu vẫn phải sống trông chờ vào khoản thu nhập hàng tháng.

Cấp độ 2: Đủ tiền cho những kì nghỉ

– Đôi khi bạn muốn có một kỳ nghỉ bất ngờ cùng người thân. Cấp độ 2 của tự do tài chính cho phép bạn có thể tạm thời rời khỏi công việc trong thời gian ngắn và vẫn có đủ chi phí cho những chuyến du lịch. (Tất nhiên chi phí này nằm ngoài khoản tiết kiệm dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp)

Cấp độ 3: Hạnh phúc với tiền bạc

– Bạn đạt đến cấp độ này khi đã thoải mái với các khoản chi tiêu cho nhu cầu hàng tháng sau khi đã bỏ ra khoản tiền cần thiết để tiết kiệm.

Cấp độ 4: Tự do trong lựa chọn

– Đó là khi bạn có đủ tiềm lực về tài chính để rời bỏ công việc làm công. Bạn có thể dành thời gian cho sở thích mà không cần suy nghĩ đến mức lương.

Ban sao 107040621 164884029018 5824 4318 1652260226

– Đây cũng là cấp độ mà nhiều người mong muốn. Khi có thể tự do theo đuổi đam mê hoặc chăm sóc gia đình mà không phải đắn đo nhiều về thu nhập.

Cấp độ 5: Sẵn sàng để nghỉ hưu

– Bạn có khoản tiền tiết kiệm đủ nhiều để trích ra một con số cố định hàng tháng đến hết đời. Tuy nhiên số tiền này đủ để chi trả cho những nhu cầu cơ bản và bạn phải cắt giảm một số nhu cầu và chi tiêu vô cùng kỉ luật.

– Nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới đang hướng đến cấp độ này trong phong trào F.I.R.E (Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm). Nguyên tắc của phong trào này là tiết kiệm tối đa 50- 75% thu nhập của bạn để tích lũy tài sản từ đó tạo ra các nguồn thu nhập thụ động để chi trả cho các chi phí hưu trí.

Xem thêm: Vốn đối ứng là gì? Nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng

Cấp độ 6: Sẵn sàng cho một kì nghỉ hưu tốt

– Là khi bạn có đủ tiền hoặc dòng thu nhập thụ động cố định dư dả so với phí sinh hoạt hàng tháng mà bạn cần.

Cấp độ 7: Đủ đầy cho cuộc sống trong mơ

– Đó là khi khoản tiền thụ động đủ để bạn đi du lịch nước ngoài và tận hưởng cuộc sống với bạn bè.

Cấp độ 8:  Có nhiều hơn số tiền mà bạn có thể chi tiêu

– Đó là khi của cải sẽ sống lâu hơn chính bạn. Bạn không thể tiêu hết số tiền mình có trong suốt cuộc đời.

9 hành động cụ thể để bắt đầu Hành trình Tự do tài chính

8 muc do tu do tai chinh theo danh gia cua chuyen gia 3 090531

Xác định tâm thế tích cực với tiền và tự do tài chính

Xem thêm:  Ví điện tử là gì? Lợi ích khi sử dụng? 10 ví điện tử tốt nhất

Như đã nói ở phần trước, tự do tài chính không phải kiếm ra thật nhiều tiền hay có thật nhiều tài sản. Chúng ta hoàn toàn có thể hạnh phúc khi biết “đủ” với khoản tiền phù hợp với sự tự do của bản thân.

Hành trình tự do tài chính cũng là hành trình thay đổi nhận thức về tài chính nói chung. Vì thế, hãy xác định rõ tính chất và coi tiền như người bạn đồng hành để thực hiện những mong muốn của bản thân mà không phải băn khoăn, vướng bận. Đừng để áp lực kiếm tiền dẫn đến sự thiếu hụt quan tâm tới chính mình và gia đình. Khi đó, chúng ta sẽ trở thành “nô lệ” của tiền.

Nắm rõ tình hình tài chính cá nhân hiện tại

Để bắt đầu hành trình này, cần xác định trạng thái tài chính cá nhân để cái nhìn tổng quan hơn và biết mình đang bắt đầu hành trình này ở trạng thái nào.

Hãy lấy một cuốn sổ hoặc mở một bảng tính trên máy tính và thử liệt kê ra các khoản chi tiêu cơ bản, các khoản chi tiêu dự kiến theo mong muốn của bạn và cả các khoản nợ (ngân hàng, người thân, bạn bè hay bất kỳ tổ chức tín dụng nào) nếu có.

Để hiểu đúng tình hình tài chính của bản thân, chúng ta cần thường xuyên tìm hiểu, học hỏi và cập nhật các thông tin tài chính. Kiến thức tài chính cơ bản sẽ giúp chúng ta có các quyết định phù hợp.

Ghi chép và theo dõi tình hình tài chính cá nhân

Có 2 thông tin cần theo dõi để nắm rõ tình hình tài chính cá nhân. Đó là thu nhập (tiền vào) và các khoản chi tiêu (tiền ra).

Với thu nhập cá nhân, hãy lập 1 bảng tính và ghi nhận tất cả các khoản tiền chúng ta kiếm được từ công việc chính, các công việc làm thêm hay từ các khoản đầu tư như bất động sản, chứng khoán,…

Với các khoản chi tiêu, chúng ta ghi chép các thông tin cơ bản như: nội dung khoản chi tiêu – thời gian chi – số tiền chi thực tế. Sau đó, xếp các dữ liệu thô đó vào 1 bảng tính và chia các khoản chi tiêu thành các khoản chi tiêu bắt buộc – chi tiêu “có thì tốt” – chi tiêu lãng phí. Mức chi tiêu tối thiểu chính là các khoản chi bắt buộc như tiền nhà, tiền ăn, tiền học hàng tháng. Mức chi tiêu tiêu chuẩn là tổng 2 khoản chi tiêu bắt buộc và “có thì tốt”.

Ở cả hai trường thông tin cần theo dõi, đừng bỏ qua bất kỳ khoản phát sinh nào dù là nhỏ nhất.

Từ hai trường thông tin cần theo dõi này, chúng ta có thể hình thành bảng cân đối thu chi hàng tháng – quý – năm và nhìn rõ hơn các khoản thu – chi – tích lũy – đầu tư của mình. Điều này giúp việc quản lý và lập kế hoạch tự do tài chính dễ dàng hơn khi có các con số như mức chi tiêu tối thiểu, mức chi tiêu tiêu chuẩn để đánh giá.

Lập mục tiêu, kế hoạch cho tự do tài chính

Sau khi ghi chép và theo dõi, dựa vào thu nhập và chi tiêu, chúng ta cần tính ra những con số mục tiêu cụ thể: cần bao nhiêu để chi tiêu hàng ngày, cần bao nhiêu tiền cho tài khoản tiết kiệm – đầu tư, lối sống mong muốn là gì và dự định sẽ đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe vào thời điểm nào.

Sau đó, hãy đều đặn kiểm tra lại các cột mốc tài chính, tình hình thu nhập, chi tiêu để điều chỉnh kế hoạch theo các biến số để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Xem thêm:  Chu kỳ tín dụng là gì? Những đặc điểm của chu kỳ tín dụng

Duy trì mức sống tối thiểu

Mức sống tối thiểu là chỉ chi trả sinh hoạt phí cơ bản như tiên ăn, tiền điện, tiền nước, tiền nhà hay các khoản học phí và hạn chế tối đa việc chi các khoản phí không đáng có. Để duy trì mức sống tối thiểu, chúng ta cần học cách phân biệt các khoản mình thực sự cần – khoản chi tiêu “có thì tốt” – các khoản lãng phí. Đồng thời hãy đặt ra một khoản ngân sách hàng tháng cho các khoản chi tiêu cơ bản này và không tiêu vượt quá ngân sách đã đề ra.

Đề giảm tải các khoản chi, chúng ta cũng có áp dụng một lối sống tối giản hay giảm bớt lượng đồ tích trữ trong nhiều năm. Đồng thời, các đồ đạc từ quần áo, giày dép đến đồ dùng điện tử đều cần được bảo dưỡng đúng cách để hạn chế việc hỏng hóc, lãng phí dẫn đến mất chi phí mua mới, sửa chữa.

Xây dựng các tài khoản riêng cho các khoản tích lũy, đầu tư

Với các khoản tích lũy và đầu tư, hãy tách các khoản này khỏi tài khoản mà bạn sử dụng cho chi tiêu hàng ngày.

Việc không sử dụng chung tài khoản tích lũy, đầu tư và tài khoản sinh hoạt cơ bản sẽ giúp bạn không sử dụng lẫn lộn các khoản này với nhau.

Tự động hóa việc tích lũy

Mỗi tháng, hãy đặt lệnh chuyển khoản tự động một khoản tích lũy từ tài khoản nhận lương sang tài khoản tích lũy và “quên” khoản tiền đã chuyển đi.

Việc tích lũy liên tục sẽ tạo ra một tài khoản tiết kiệm chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp như khi có tai nạn bất ngờ, người thân nhập viện hay các khoản phí “từ trên trời rơi xuống” khác.

Xóa nợ

Nợ có cả nợ tốt và nợ xấu. Tuy vậy việc kéo dài các khoản nợ sẽ hạn chế chúng ta tiến tới tự do tài chính. Vì thế, khi nắm rõ các khoản nợ của mình, cần lên kế hoạch để “xóa” các khoản nợ này theo thứ tự hợp lý và phù hợp với các khoản thu nhập.

Hãy ưu tiên các khoản nợ có lãi suất hoặc lãi suất cao trước như nợ cá nhân, nợ tiền mua xe, nợ thẻ tín dụng tại ngân hàng. Với các khoản nợ từ người thân, bạn bè, hãy trao đổi rõ với họ về lộ trình trả nợ và dự kiến khoảng thời gian có thể trả. Ngay khi lộ trình trả nợ được đặt ra và thảo luận, chúng ta có thể tạm “thoải mái” hơn trên hành trình xóa nợ.

Tạo thêm các nguồn thu nhập thụ động

Bên cạnh việc “giảm chi”, để tự do tài chính, chúng ta cần “tăng thu”. Vì thế, bên cạnh nguồn thu nhập từ công việc chính, đa dạng nguồn thu bằng cách hùn vốn đầu tư hay tạo ra các sản phẩm sinh lời của mình một cách “tăng thu” hiệu quả. Các nguồn thu nhập thụ động sẽ giúp “tiền đẻ ra tiền” và là nguồn hỗ trợ cuộc sống của bạn sớm đi đến FIRE (thời điểm nghỉ hưu mà không vướng bận chuyện tiền nong) và đạt được tự do tài chính.

Trong đó, đầu tư là một phương pháp gia tăng tài sản có hiệu quả rõ rệt và được kiểm chứng qua nhiều ví dụ về các nhà đầu tư thành công như Warren Buffett. Có 4 hình thức đầu tư phổ biến:

  • Đầu tư vàng
  • Đầu tư bất động sản
  • Đầu tư chứng khoán
  • Gửi tiền tiết kiệm

Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

Lời kết

Tự do tài chính đã và đang trở thành mục tiêu của nhiều người trẻ hiện nay. Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định mình đang ở đâu trên lộ trình, để từ đó có những bước đi phù hợp tiếp theo. Đừng quên theo dõi website Tax Plus Blog để cập nhật những thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán nhé!

Đánh giá bài viết post