Cơ quan thuế sẽ yêu cầu các đối tượng nợ thuế, nộp nốt phần còn thiếu vào ngân sách nhà nước bằng văn bản thông báo. Do đó truy thu thuế là quyết định hành chính của cơ quan thuế. Vậy, trường hợp nào bị truy thu? Thời hạn truy thu thuế là bao lâu? Bạn cùng Taxplus theo dõi bài viết này để tìm ra đáp án chính xác nhé.
Tổng quan thông tin về truy thu thuế
Thuế bị truy thu là loại thuế chưa được thanh toán hoặc thanh toán còn thiếu trong khoảng thời gian cần phải đáo hạn. Lúc này cơ quan thuế sẽ gửi thông báo truy thu thuế – quyết định hành chính để yêu cầu đối tượng nộp thuế, nộp phần thuế còn thiếu về ngân sách nhà nước.
Người nộp thuế có thể cố ý hoặc vô ý chưa nộp đủ thuế. Trường hợp không có đủ tài chính để chi trả phần thuế còn thiếu, Chính phủ sẽ thực hiện một số chiến lược để xử lý khoản thuế cần truy thu. Đối tượng có thể lựa chọn nhiều hình thức thanh toán để tránh các cáo buộc hình sự.
Xem thêm:
Phân loại các dạng truy thu thuế phổ biến nhất
Hiện nay có nhiều loại truy thu thuế khác nhau, tùy từng trường hợp mà cơ quan thuế sẽ có các quy định riêng về vấn đề truy thu, xử lý đối tượng nộp chậm thuế. Cụ thể có những dạng truy thu thuế phổ biến nhất, đó là:
- Truy thu thuế thu nhập cá nhân.
- Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Truy thu thuế hộ kinh doanh.
Trường hợp nào bị truy thu thuế?
Quyết định hành chính này được thực hiện khi đối tượng có những khoản nợ thuế từ năm trước đó. Người nộp thuế có thể vô tình hoặc cố ý nộp chậm thuế trong quá trình hoạt động, kinh doanh. Hầu hết các đối tượng sẽ bị truy thu thuế khi có các hành vi như sau:
- Người nộp thuế không thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế, vi phạm việc kê khai thu nhập về cơ quan nhà nước.
- Người nộp thuế không báo cáo chính xác thu nhập kiếm được trong 1 năm khi tính thuế.
- Người nộp thuế vô tình hoặc bỏ quên việc kê khai thuế trong năm.
Về bản chất, việc truy thu thuế là một quyết định hành chính. Chính vì thế cơ quan thuế sẽ không xử phạt các đối tượng vi phạm nếu nguyên nhân xuất phát từ lý do chủ quan hoặc khách quan. Trong trường hợp đối tượng cố ý vi phạm pháp luật thuế và quy định nộp thuế thì đối tượng mới chịu quyết định xử lý từ cơ quan có thẩm quyền.
Thời điểm nào sẽ truy thu thuế?
Theo khoản 6 Điều 8 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, quyết định hành chính này được quy định cụ thể. Việc truy thu thuế cần được hoàn thành, xử lý xong xuôi trong thời hạn:
Trong thời hạn 10 năm
Nếu đối tượng vượt quá thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế, cơ quan thuế sẽ không xử phạt người nộp thuế. Tuy nhiên đối tượng vẫn phải nộp đủ tiền bị truy thu. Khoản tiền truy thu sẽ bao gồm:
- Tiền thuế nộp thiếu.
- Số tiền thuế được miễn, giảm.
- Số tiền thuế trốn đóng.
- Tiền phạt vì chậm nộp tiền thuế.
Khoản tiền bị truy thu cần nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm (tính từ ngày phát hiện hành vi vi phạm). Trường hợp đối tượng không đăng ký thuế thì người nộp thuế cần nộp đủ số tiền bị truy thu dựa theo thông báo của cơ quan thuế.
Nộp theo thông báo của cơ quan thuế
Thời hạn truy thu thuế cần được các đối tượng thực hiện dựa theo thông báo của cơ quan thuế khi rơi vào các trường hợp nhất định. Đặc biệt là những đối tượng nộp thuế chậm, nợ thuế từ đất đai.
Xem thêm:
- Dịch vụ Kế toán
- Dịch vụ Văn phòng ảo
Thẩm quyền truy thu thuế thuộc về cơ quan nào?
Hiện nay việc truy thu thuế sẽ được các cơ quan quản lý thuế và cơ quan hải quan đảm nhận. Cụ thể đối tượng nộp chậm thuế, nộp thiếu thuế năm trước,… sẽ nhận được quyết định hành chính, truy thu thuế từ:
- Cục thuế.
- Chi cục thuế.
- Tổng cục thuế.
- Cục hải quan.
- Chi cục hải quan.
- Tổng cục hải quan.
Các biện pháp xử lý truy thu thuế dành cho đối tượng có hành vi trốn thuế
Người nộp thuế nếu có hành vi trốn thuế, cơ quan có thẩm quyền sẽ truy thu thuế và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp nếu đối tượng có hành vi trốn thuế. Dựa theo Điều 17 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định, những hành vi sau được coi là trốn thuế:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế sau 90 ngày (tính từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ).
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu, khoản phí liên quan tới việc việc xác định số tiền thuế phải nộp.
- Ghi sai, khai sai, khai thiếu các khoản thu để giảm số tiền thuế nộp và tăng số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm thuế.
- Không lập hóa đơn hoặc lập sai số lượng, giá trị khi khai thuế (bị cơ quan thuế phát hiện).
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp. không phản ánh đúng giá trị giao dịch thực tế khi khai thuế.
- Lập thủ tục, hồ sơ hoặc hủy vật tư, hàng hóa để giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm hoặc hoàn về.
- Sử dụng hàng hóa của đối tượng không chịu thuế để được xét miễn thuế (không đúng quy định) để chuyển đổi mục đích nộp thuế.
- Không có hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế.
Khi người nộp thuế có một hoặc nhiều hơn các hành vi vừa được liệt kê, cơ quan thuế sẽ tiến hành truy thu thuế và tiến hành xử lý như sau:
Phạt tiền 1 lần số thuế trốn
Biện pháp xử lý này được áp dụng dành cho người nộp thuế vi phạm một hành vi trốn thuế (tình tiết giảm nhẹ). Số tiền phạt sẽ bằng với số thuế bị truy thu.
Phạt tiền 1,5 lần số thuế trốn
Hình thức xử phạt này được áp dụng với các cá nhân đã vi phạm một hành vi trốn thuế. Tuy nhiên hành vi này không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu đối tượng nộp số thuế bị truy thu + 1,5 lần số thuế trốn.
Phạt tiền 2 lần số thuế trốn
Người nộp thuế cần nộp x2 lần số thuế bị truy thu nếu vi phạm một hành vi trốn thuế với tình tiết tăng nặng. Khoản phí phải đóng gồm có:
Nộp số thuế bị truy thu + 2 lần số thuế trốn.
Phạt tiền 2,5 lần số thuế trốn
Cá nhân bị truy thu thuế nếu vi phạm hành vi trốn thuế có 2 tình tiết tăng nặng sẽ bị xử phạt hành chính. Số tiền phải nộp lúc này bao gồm số thuế bị truy thu + 2,5 lần số thuế trốn.
Phạt tiền 3 lần số thuế trốn
Trường hợp bị truy thu thuế khi vi phạm hành vi trốn thuế (có từ 3 tình tiết tăng nặng trở lên) sẽ nộp số tiền như sau:
- Nộp số thuế bị truy thu + 3 lần số thuế trốn.
Truy thu thuế có gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh, hoạt động?
Câu trả lời chính xác là CÓ. Việc truy thu thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hoạt động, phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là sự uy tín và tên tuổi của thương hiệu sẽ giảm sút đáng kể.
Việc truy thu thuế sẽ được nêu rõ ở báo cáo tài chính để các nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác trước khi hợp tác với bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Vì thế các doanh nghiệp, công ty cần hết sức cẩn trọng trong việc thực hiện cũng như hoàn thành đúng nghĩa vụ thuế của mình khi kinh doanh, hoạt động lâu dài.
Lời kết
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ thông tin liên quan tới quyết định hành chính – truy thu thuế. Hy vọng sau khi đọc bạn đã có cái nhìn chính xác để hoàn thành thật tốt việc nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
TAX PLUS SOLUTION COMPANY LIMITED
- MST: 0317463818
- Địa chỉ: 329 – 331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, TPHCM
- Điện thoại: 0853 9999 77
- Email: info@taxplus.vn
- Support: hotro@taxplus.vn
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8