Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam

Đăng ký bảo hộ sáng chế là một trong những việc làm quan trọng nhất để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mỗi cá nhân hay doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện được quá trình đăng ký bảo hộ sáng chế, chúng ta cần phải nắm rõ trình tự thủ tục một cách chi tiết và đầy đủ. Bài viết này TaxPlus sẽ giúp bạn tìm hiểu về trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, giúp bạn hoàn thành thủ tục đăng ký một cách đầy đủ và hiệu quả.

Khái niệm bằng sáng chế

Khái niệm bằng sáng chế

Dựa trên quy định của Khoản 12 Điều 4 trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, ta có:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế

Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế

Hiện nay, việc điều chỉnh hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế được thực hiện theo Mục 1 và Mục 2 Chương I của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, với các nội dung cụ thể sau đây:

Đối với trường hợp sáng chế không thuộc sở hữu chung

Các tài liệu sau đây là những thứ doanh nghiệp cần chuẩn bị để thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế:

  • Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế;
  • Bản mô tả (kèm theo hình vẽ nếu có);
  • Bản tóm tắt;
  • Yêu cầu bảo hộ;
  • Giấy ủy quyền nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Đối với trường hợp sáng chế thuộc sở hữu chung

Trong trường hợp nhiều người cùng nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế cho cùng một phát minh, chỉ có người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn chung sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, các chủ sở hữu khác có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp phó bản văn bằng bảo hộ sáng chế, với điều kiện phải nộp lệ phí cấp phó bản. Phó bản văn bằng bảo hộ này có giá trị tương đương với văn bằng bảo hộ.

Để yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu sau đây:

  • Tờ khai yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ sáng chế;
  • Giấy ủy quyền nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Xem thêm:  Cách Kinh Doanh Online Trên Nền Tảng TikTok

*Lưu ý: Nếu yêu cầu cấp phó bản đã được thể hiện trong tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế thì doanh nghiệp không cần phải nộp bộ hồ sơ như nêu trên.

🆘 Xem thêm:

Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế

Thẩm định hình thức là việc kiểm tra xem đơn đăng ký bảo hộ sáng chế có tuân thủ các quy định về hình thức hay không, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Theo Khoản 3 Điều 1 Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung điểm 13.8 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn. Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo một trong hai trường hợp sau:

  • Thông báo chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và yêu cầu đóng phí cấp sáng chế;
  • Thông báo từ chối đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và gửi kèm lý do từ chối.

Công bố đơn hợp lệ được thực hiện trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy thuộc vào ngày nào muộn hơn.

Nội dung của công bố đơn đăng ký bảo hộ sáng chế là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ được ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bao gồm cả bản tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có).

Thẩm định nội dung đơn là quá trình đánh giá khả năng được bảo hộ của giải pháp kỹ thuật được nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ sáng chế (bao gồm tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp) và đánh giá từng điểm trong phạm vi yêu cầu bảo hộ.

Căn cứ Khoản 6 Điều 1 Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Điểm 15.8 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, thời hạn thẩm định nội dung đơn là không quá 18 tháng kể từ ngày công bố tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đăng ký bảo hộ sáng chế (nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn) hoặc ngày công bố (nếu yêu cầu đó được nộp trước ngày công bố đơn).

Sau khi thẩm định nội dung hoàn tất, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế cho chủ đơn đăng ký. Trong trường hợp từ chối cấp, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ nêu rõ lý do để chủ đơn tham khảo và tiến hành khiếu nại (nếu có).

Sau khi có quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ đơn sẽ nộp phí cấp văn bằng tại Cục Sở hữu trí tuệ để nhận được giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.

Xem thêm:  Triệu chứng xe ô tô bỏ máy và nguyên nhân thường gặp

Phí, lệ phí đăng ký sáng chế

Phí, lệ phí đăng ký sáng chế

Dựa trên nội dung quy định về phí, lệ phí tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, doanh nghiệp cần phải nộp:

Phí, lệ phí cần nộp Mức thu
Lệ phí nộp đơn 150.000 đồng
Lệ phí cấp văn bằng 120.000 đồng
Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (trong đó, phí thẩm định hình thức bằng 20% mức thu, phí thẩm định nội dung bằng 80% mức thu) 900.000 đồng
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) 600.000 đồng
Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (cho mỗi nội dung sửa đổi của mỗi đơn) 160.000 đồng
Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (mỗi đơn đăng ký) 160.000 đồng
Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ) 230.000 đồng
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm đối với sáng chế cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ 600.000 đồng
Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp 120.000 đồng
Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp 120.000 đồng
Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ cho mỗi năm – Năm thứ 1, thứ 2: 300.000 đồng- Năm thứ 3- 4: 500.000 đồng- Năm thứ 5- 6: 800.000 đồng- Năm thứ 7- 8: 1.200.000 đồng- Năm thứ 9-10: 1.800.000 đồng- Năm thứ 11-13: 2.500.000 đồng- Năm thứ 14-16: 3.300.000 đồng- Năm thứ 17-20: 4.200.000 đồng
Phí kiểm tra sơ bộ về mặt hình thức đơn sáng chế quốc tế để nộp cho văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế 300.000 đồng

🆘 Xem thêm:

Lời kết

Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản về trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam. Quá trình đăng ký bảo hộ sáng chế là một quá trình phức tạp và yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía doanh nghiệp. Việc thực hiện đúng quy trình đăng ký sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao phải đăng ký sáng chế?

Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật (có thể dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình hoặc kết hợp cả hai), do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống. Để tạo ra được 01 sáng chế, tác giả sẽ phải là người có trình độ chuyên môn, có sự đầu tư thời gian, chi phí để nghiên cứu.

Do đó, để đảm bảo mình được độc quyền sở hữu sáng chế, chủ sở hữu nên tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế sau khi sáng tạo ra.

Ngoài ra, việc đăng ký sáng chế còn mang lại những lợi ích sau:

– Sử dụng sáng chế để áp dụng vào cuộc sống để mang lại lợi ích về vật chất cho chủ sở hữu;

Xem thêm:  Thẩm quyền Giải quyết tranh chấp tiền lương - Chuẩn pháp lý năm 2023

– Có thể tiến hành biện pháp pháp lý hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm đối với sáng chế đã đăng ký bởi bên thứ ba;

– Chứng minh được rằng mình là chủ sở hữu duy nhất của sáng chế và sẽ được pháp luật bảo vệ khi có tránh chấp xảy ra với bên thứ 3;

– Được sử dụng độc quyền sáng chế trong thời gian 20 năm (Khoản 2 Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ 2005), trong trường hợp không có nhu cầu phát triển sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có thể chuyển nhượng sáng chế cho bên thứ 3 để thu chi phí chuyển nhượng. 20 năm là khoảng thời gian đủ dài để doanh nghiệp sở hữu bằng độc quyền sáng chế kiếm được lợi nhuận trước khi sáng chế đó trở nên đại trà.

Chủ đơn đăng ký sáng chế cần đáp ứng điều kiện gì?

Ngoài các điều kiện bảo hộ sáng chế như đã trình bày, chủ đơn đăng ký sáng chế cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tác giả sáng chế phải là người tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của chính mình.
  • Cá nhân hoặc tổ chức đầu tư kinh phí, cơ sở và phương tiện vật chất để tạo ra sáng chế, hoặc thuê tác giả để tạo ra sáng chế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc thỏa thuận đó không vi phạm quy định của pháp luật.
  • Trong trường hợp nhiều cá nhân hoặc tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, tổ chức hoặc cá nhân đó được quyền đăng ký sáng chế sau khi được các tổ chức hoặc cá nhân còn lại đồng ý.
  • Trong trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất, kinh phí từ ngân sách nhà nước:
  • Nếu sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất và kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.
  • Nếu sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất và kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức hoặc cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế.
  • Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không quy định khác, một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong hợp tác đó sẽ thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.