Trong thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay, cụm từ tổ chức tín dụng dường như quá quen thuộc với nhiều người. Để hiểu đúng đặc điểm, tính chất, cách thức hoạt động của tổ chức tín dụng là gì, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của taxplus.vn.
Tổ chức tín dụng là gì?
Theo khoản 1, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến tiền gửi, cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán….
Một tổ chức tín dụng sẽ có 4 đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, đối tượng của các tổ chức tín dụng là tiền tệ. Bản thân tiền tệ có nhiều biến động, không tự quy định được giá trị, mà sẽ do nhiều yếu tố khách quan tác động, như chính sách nhà nước, tình hình kinh tế – xã hội…
- Thứ hai, hoạt động cốt lõi của các tổ chức tín dụng đó là nhận và sử dụng tiền gửi của khách hàng. Song song đó còn hỗ trợ dịch vụ thanh toán tiện lợi.
- Thứ ba, tất cả hoạt động của tổ chức tín dụng đều phải chịu giám sát nghiêm ngặt từ pháp luật. Chỉ cần một tác động nhỏ từ nền kinh tế chung cũng làm thay đổi lãi suất hoặc sự trung thành của khách hàng. Nếu các tổ chức tín dụng hoạt động tốt sẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Trái lại, sự phá sản của tổ chức tín dụng luôn là hiệu ứng dây chuyền, gây ra tác động xấu đến đời sống kinh tế, xã hội.
- Thứ tư, tổ chức tín dụng có thể xảy ra nhiều yếu tố rủi ro. Mỗi một rủi ro trong kinh doanh có thể để lại hậu quả lớn, tác động đến toàn cầu.
Phân loại tổ chức tín dụng
Ngân hàng
Đây là loại hình tổ chức tín dụng thường gặp nhất ở các quốc gia, hoạt động dưới sự giám sát và quy định của pháp luật. Dựa vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng được chia thành 3 dạng:
- Ngân hàng thương mại: Là những tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
- Ngân hàng chính sách: Là ngân hàng do Chính phủ thành lập. Ngược hoàn toàn với ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách không hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Thay vào đó nó đề cao các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước.
- Ngân hàng hợp tác xã: Là ngân hàng của Quỹ tín dụng nhân dân. Ngân hàng sẽ do các quỹ tín dụng và một số pháp nhân góp vốn thành lập căn cứ theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Mục tiêu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính và cân bằng vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Đây là loại hình tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. Ngoại trừ các hoạt động nhận tiền gửi cá nhân và dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng thường có 3 dạng:
- Công ty tài chính.
- Công ty cho thuê tài chính.
- Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Tổ chức tài chính vi mô
Hình thức tổ chức tín dụng này cung cấp các dịch vụ cho cá nhân, hộ gia đình thu nhập thấp, hoặc doanh nghiệp siêu nhỏ cần vốn đầu tư.
Xem thêm:
Quỹ tín dụng nhân dân
Là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình đăng ký thành lập dưới dạng hợp tác xã. Mục tiêu là thực hiện các hoạt động ngân hàng theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Luật Hợp tác xã 2012. Qua đó cùng nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Các hoạt động của tổ chức tín dụng là gì?
Các tổ chức tín dụng thường cung cấp các hoạt động sau:
Huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động mang tính đặc thù của các tổ chức tín dụng. Quá trình huy động vốn không chỉ là kêu gọi, thuyết phục khách hàng gửi số tiền nhàn rỗi của họ vào tổ chức, mà nó còn có ý nghĩa kinh doanh đem lại lợi nhuận.
Các tổ chức có thể huy động vốn bằng nhiều hình thức như:
- Nhận tiền gửi của khách hàng dưới các dạng tiền gửi có thời hạn, không thời hạn, tiết kiệm…
- Phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu.
- Vay vốn từ tổ chức, cá nhân khác (Cách này chỉ thực hiện khi doanh nghiệp gặp khó khăn, cần vay mượn tạm thời).
Cấp tín dụng
Hoạt động cấp tín dụng hiện tại đã có nhiều đổi mới hơn so với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung trước đây. Theo đó khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được cấp tín dụng dưới nhiều hình thức bao gồm:
- Cho vay.
- Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá hoặc công cụ chuyển nhượng.
- Cung cấp dịch vụ bảo lãnh.
- Cho thuê tài chính.
Dịch vụ thanh toán
Với một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ sẽ diễn ra ngày càng phong phú và phức tạp. Lúc này con người cần tối ưu hóa quá trình thanh toán. Như vậy nếu sử dụng dịch vụ thanh toán của các tổ chức tín dụng, bạn có thể chi trả tiền hàng, các khoản thanh toán trong nước và quốc tế dễ dàng, an toàn hơn.
Cụ thể tổ chức tín dụng mang đến nhiều hình thức thanh toán phù hợp như:
- Thanh toán bằng tiền mặt.
- Thanh toán không dùng tiền mặt.
- Thanh toán bằng thẻ tín dụng, séc, ngân phiếu.
- Dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hộ, hoạt động ngân quỹ.
Kinh doanh ngoại hối
Trong kinh doanh ngoại hối sẽ gồm nhiều hình thức hoạt động như:
Giao dịch giao ngay (Spot)
Đây là giao dịch mua bán các ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch. Thời hạn thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày tham gia mua bán
Giao dịch có kỳ hạn (Forward)
Giao dịch có kỳ hạn là một hình thức trong đó hai bên sẽ cam kết mua bán ngoại tệ với nhau theo một tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch. Quá trình thanh toán sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định tính từ ngày ký kết giao dịch.
Giao dịch hoán đổi (Swap) ngoại hối
Giao dịch hoán đổi là hình thức giao dịch hối đoái, kết hợp giữa hai giao dịch là mua và bán đồng tiền này với một đồng tiến khác. Lưu ý kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch này khác nhau. Tỷ giá được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Giao dịch tương lai (Future)
Giao dịch hợp đồng tương lai là một hình thức giao dịch tiền tệ sẽ được tiến hành trong tương lai thông qua mua bán các hợp đồng với số lượng tiền định sẵn. Tỷ giá xác định vào thời điểm ký hợp đồng của từng sở giao dịch.
Trái ngược với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng tương lai đã được chuẩn hoá về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng giao dịch và ngày thanh toán chi tiết.
Giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option)
Trên thị trường hối đoái, hợp đồng quyền chọn cung cấp cho người mua quyền mua hoặc bán các ngoại tệ nhất định dựa theo giá cả ấn định.
Xem thêm:
Hoạt động khác
- Góp vốn, cổ phần:
- Góp vốn điều lệ: Tổ chức tín dụng được phép góp vốn vào các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, công ty con, công ty liên kết, quỹ tín dụng với số vốn tối đa 30%.
- Mua cổ phần.
- Kinh doanh vàng:
- Sản xuất, gia công vàng
- Mua bán vàng
- Xuất khẩu, nhập khẩu vàng
- Kinh doanh vàng và các hoạt động phái sinh về vàng
- Huy động vốn, cho vay vàng.
Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn nắm rõ đặc điểm của tổ chức tín dụng là gì. Cùng với đó là cách loại hình, cách thức hoạt động trong một tổ chức tín dụng.
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8