Nếu bạn là tín đồ nghiện mua sắm, chắc hẳn đã quá quen thuộc với thương hiệu OEM. Vậy thương hiệu OEM là gì, các yếu tố giúp kinh doanh OEM thành công? Hãy cùng taxplus.vn khám phá bài viết tổng quan và chi tiết về OEM ngay sau đây.
Thương hiệu OEM là gì?
OEM (viết tắt của Original Equipment Manufacturer) có nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc. Như vậy thuật ngữ dùng để nhắc đến các công ty chuyên cung ứng và sản xuất hàng hóa theo đơn đặt hàng của những đơn vị đối tác.
Tóm lại, bạn có thể hiểu đơn giản, thương hiệu OEM là các sản phẩm được sản xuất bởi công ty A, nhưng lại được chào bán ra thị trường dưới thương hiệu của công ty B. Lúc này A chỉ làm theo đơn đặt hàng của B.
Chính vì thế, chủng loại và chất lượng các hàng hóa OEM cực kỳ phong phú. Hiện tại, Trung Quốc nắm giữ thị phần lớn nhất về các mặt hàng OEM gia công.
Ví dụ, Foxconn và Apple, trong đó Apple là đơn vị chịu trách nhiệm sáng tạo, nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm. Còn Foxconn là nhà sản xuất cốt lõi, do đó Foxconn chính là công ty OEM.
Yêu cầu về hàng hóa thuộc thương hiệu OEM là gì?
Trong quá trình sản xuất, công ty đặt hàng và công ty OEM bắt buộc tuân thủ các yêu cầu:
- Công ty đặt hàng – Cần thông báo chính xác số lượng sản phẩm mong muốn và các yêu cầu cụ thể về thông số kỹ thuật, mẫu mã, màu sắc… trong đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất cho công ty OEM. Có như thế mới đảm bảo đầu ra đúng yêu cầu, đúng thời hạn.
- Công ty OEM – Phải sản xuất, cung cấp đúng số lượng và yêu cầu về thành phẩm của công ty đặt hàng. Quan trọng nhất là không tự ý bán lẻ hàng hóa của công ty ra thị trường.
Đánh giá các ưu, nhược điểm của OEM
Ưu điểm
- Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình OEM không cần xây dựng xưởng, nhà máy sản xuất riêng. Điều này giúp tiết kiệm vốn đầu tư cũng như hạ thấp giá thành so với thị trường.
- Tiếp cận công nghệ tiên tiến: Mô hình này mang đến cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến từ các công ty OEM đang nắm giữ và phát triển. Do đó, khi quyết định hợp tác, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn đơn vị sản xuất uy tín, chuyên nghiệp.
- Cơ hội sáng tạo cao: Doanh nghiệp có thể nghiên cứu thêm nhiều ý tưởng kinh doanh đa dạng. Dễ dàng đưa sản phẩm mới vào thử nghiệm, thăm dò ý kiến khách hàng.
Nhược điểm
- Nếu không chọn được công ty sản xuất đáng tin cậy, doanh nghiệp có thể đối mặt với nhiều rủi ro như lộ bí quyết kinh doanh, bị tuồn sản phẩm ra ngoài…
- Khách hàng có thể quay lưng với thương hiệu khi phát hiện mình bị lừa.
Sự khác biệt giữa OEM và các hoạt động kinh doanh truyền thống
Quá trình sản xuất
Mô hình OEM hoạt động theo phương thức khá độc đáo đó là bạn chỉ cần đầu tư chuyên sâu vào các hoạt động marketing và phân phối sản phẩm. Không cần tham gia nhiều vào công đoạn sản xuất. Nhờ vậy, giúp giảm bớt gánh nặng đầu tư và mang lại những lợi ích vượt trội.
Trong khi đó, quá trình sản xuất của kinh doanh truyền thống khá rập khuôn, tốn kém và nhiều công đoạn phức tạp.
Quá trình triển khai ý tưởng và thử nghiệm sản phẩm
Đối với OEM, công đoạn triển khai ý tưởng và thử nghiệm có thể thực hiện cùng lúc nhiều sản phẩm. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian cũng như thâm nhập, khai thác thị trường nhanh chóng hơn.
Còn đối với hoạt động kinh doanh truyền thống, quá trình tiếp thị sản phẩm khá tốn kém, song chưa chắc hiệu quả sẽ cao.
5 tips kinh doanh theo mô hình OEM thành công
Lên ý tưởng, chiến lược bài bản
Giống như các hình thức kinh doanh khác, lựa chọn mô hình OEM yêu cầu bạn nắm rõ ý tưởng và chiến lược triển khai. Đây là một bước cực kỳ quan trọng, quyết định doanh nghiệp có thể tiến xa và thành công hay không.
Kinh doanh OEM có thể không cần để tâm nhiều đến năng lực, người lao động hay nhà xưởng sản xuất, nhưng bạn nhất định phải nắm rõ công nghệ sản xuất và quy trình làm việc, để tạo sự thống nhất, đáng tin và duy trì uy tín đối với khách hàng.
Quảng bá thương hiệu
Xây dựng và quảng bá thương hiệu luôn mang tính cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tạo dựng tiếng tăm tốt sẽ giúp mở rộng thị trường và đem lại số lượng lớn khách hàng. Ngay từ những bước đi đầu tiên, doanh nghiệp cần đầu tư, xây dựng chiến lược thu hút và phát triển sản phẩm theo đúng quy trình đã đặt ra.
Xem thêm:
Chọn nhà cung ứng uy tín
Tìm kiếm nhà cung ứng hàng hóa đáng tin cậy thực sự là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra những đơn đặt hàng đều đặn cũng như chất lượng sản phẩm tối ưu.
Ngoài ra, cũng cần tìm đại lý, đơn vị phân phối hàng hóa có khả năng vận hành nhanh, để đảm bảo hàng được tiêu thụ rộng rãi, tiếp cận nhanh người tiêu dùng.
Xây dựng hệ thống quản lý
Chuẩn bị tốt hệ thống quản lý sẽ giúp bạn luôn kiểm soát tốt số lượng và chất lượng hàng hóa. Từ đó kịp thời phản ứng trước những rủi ro bất ngờ. Hơn nữa, xây dựng hệ thống quản lý còn cho thấy tính chuyên nghiệp, uy tín của thương hiệu.
Nếu kiểm tra, giám sát định kỳ, có thể đảm bảo chất lượng thành phẩm tốt nhất trước khi đến tay khách hàng.
Xây dựng kênh phân phối sản phẩm chuyên nghiệp
Muốn xây dựng kênh phân phối chuyên nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát thị trường. Mục đích là để thấu hiểu tâm lý và thị hiếu người dùng. Bạn có thể xem xây dựng kênh phân phối như “xương sống” của toàn bộ chiến dịch.
Lúc này toàn bộ đại lý, đơn vị phân phối hàng hóa sẽ được đẩy mạnh, đảm bảo số lượng hàng được tiêu thụ rộng rãi. Kết quả là, tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, đem lại năng lực phát triển vượt trội.
Có nên chọn mua sản phẩm thương hiệu OEM không?
Như đã đề cập, các sản phẩm hàng hóa thương hiệu OEM đều được sản xuất từ các nhà máy không rõ nguồn gốc, chỉ được gắn mác OEM. Chính vì thế giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn nhiều so với các thương hiệu chính hãng.
Việc lựa chọn, mua sắm và sử dụng hàng hóa OEM hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, bạn cần nhận thức và xác định rõ những rủi ro đi kèm nếu sử dụng các loại sản phẩm này. Tất nhiên bạn cũng không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía đơn vị cung cấp.
Tóm lại, hãy cân nhắc kỹ và tính toán các rủi ro có thể mắc phải nếu sử dụng hàng OEM.
Xem thêm:
Mẹo mua hàng OEM chất lượng
Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn cần lưu ý:
- Không ham đồ quá rẻ: Các sản phẩm thương hiệu OEM được sản xuất và gia công theo đơn đặt hàng, yêu cầu của nhà sản xuất, nên giá cả được xem là khá rẻ, không chênh lệch quá nhiều so với hàng chính hàng. Phần lớn sản phẩm OEM có giá rẻ hơn 1/2 hoặc 1/3 hàng chính hãng.
- Kiểm tra chất lượng cẩn thận: Mặc dù là hàng gia công giá rẻ, nhưng cũng cần đảm bảo chất lượng sản phẩm không quá tệ. Nên kiểm tra chất lượng thật kỹ trước khi cân nhắc mua sản phẩm OEM.
- Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Nếu chưa tìm được nhà cung cấp, bạn nên chọn lựa theo tiêu chí uy tín, đáng tin và chuyên nghiệp.
Như vậy sau khi tham khảo các thông tin trên, bạn đã nắm rõ khái niệm thương hiệu OEM là gì, kèm theo đó là các đánh giá ưu nhược điểm, bí quyết kinh doanh theo mô hình OEM. Hy vọng bạn sẽ chọn và mua được những sản phẩm OEM chất lượng.
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8