Thuế vãng lai thường gặp đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt. Trong quá trình thực hiện kê khai thuế vãng lai, doanh nghiệp cần tuân thủ đúng các quy định của cơ quan thuế. Bạn cần phải xác định được khi nào cần nộp thuế vãng lai và cách tính thuế như thế nào. Ngoài ra cần nắm được các trường hợp được miễn thuế vãng lai. Trong bài viết này, TaxPlus sẽ giúp bạn giải đáp thuế vãng lai là gì và các vấn đề liên quan.
Thuế vãng lai là gì?
Thuế vãng lai là loại thuế mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải đóng khi họ thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt, tại các địa phương cấp tỉnh mà không phải là nơi đặt trụ sở chính của họ, và không thiết lập bất kỳ đơn vị nào tại nơi đó.
Nếu bạn làm kế toán cho một công trình xây dựng, bạn có thể thường xuyên gặp phải thuế vãng lai ngoại tỉnh. Đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt tại các địa phương khác nơi đặt trụ sở chính mà không có đơn vị trực thuộc, họ sẽ phải khai và đóng thuế theo tỷ lệ phần trăm nào đó trên doanh thu chưa tính thuế giá trị gia tăng (thông thường là 2%) cho cơ quan thuế địa phương nơi họ thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp trên đều phải nộp thuế vãng lai. Chỉ những trường hợp cụ thể được quy định mới bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ này.
Dễ hiểu hơn, thuế vãng lai giống như thuế giá trị gia tăng, nhưng chỉ áp dụng cho các hoạt động kinh doanh diễn ra ngoài địa bàn đã đăng ký. Ví dụ, ông Nam có hoạt động xây dựng và lắp đặt tại Bắc Giang nhưng không thành lập đơn vị trực thuộc nào ở đó, và cơ quan thuế quản lý của ông Nam lại ở Hà Nội. Trong trường hợp này, ông Nam sẽ phải khai thuế trên doanh thu chưa tính thuế GTGT và nộp cho Chi cục thuế huyện, Tỉnh Bắc Giang.
Khi nào phải nộp thuế vãng lai?
Căn cứ theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 11 (đã được bổ sung, sửa đổi theo Thông tư 119/2014/TT-BTC), cụ thể như sau:
Người nộp thuế phát sinh hoạt động kinh doanh, lắp đặt, bán hàng xây dựng vãng lai ngoại tỉnh với giá trị đã bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC nếu không thành lập đơn vị thực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác với nơi người nộp thuế đặt trụ sở chính thì sẽ phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt bán hàng xây dựng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
Căn cứ theo tình hình thực tế trên địa bàn quản lý và giao cho Cục trưởng Cục thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
Như vậy, những trường hợp phải đóng thuế vãng lai bao gồm:
– Có cơ sở sản xuất trực thuộc khác tỉnh, nhưng không thực hiện hạch toán kế toán, không kê khai thuế.
– Có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi trụ sở chính.
Xem thêm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?
Cách tính thuế vãng lai
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 11 (đã được bổ sung, sửa đổi theo Thông tư 119/2014/TT-BTC), cách tính thuế vãng lai cụ thể như sau:
Người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh thì khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo tỷ lệ 2% đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% hoặc theo tỷ lệ 1% đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% trên doanh thu hàng hoá chưa có thuế giá trị gia tăng.
Từ những quy định trên, doanh nghiệp có thể tính thuế vãng lai như sau:
– Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10% sẽ chịu thuế suất thuế GTGT vãng lai là 2%.
– Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% sẽ chịu thuế suất thuế GTGT vãng lai là 1%.
Doanh nghiệp có thể khai thuế GTGT vãng lai theo từng lần phát sinh doanh thu. Trường hợp có nhiều phát sinh trong tháng thì nên đăng ký với chi cục thuế tại khu vực đó để chuyển sang hình thức nộp hồ sơ khai thuế GTGT vãng lai theo tháng. Cơ quan thuế sẽ hướng dẫn bạn làm hồ sơ và khai báo thuế đúng thủ tục và quy trình.
Các trường hợp được miễn thuế vãng lai
Các trường hợp được miến thuế vãng lai bao gồm:
Bán hàng giao đến công trình ngoại tỉnh
Công việc bán hàng đến công trình ngoại tỉnh. Hoạt động này không được coi là bán hàng vãng lai và bạn chỉ cần nộp thuế tại cơ quan thuế quản lý. Bạn cũng không phải nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai ở nơi bạn giao hàng.
Công việc sửa chữa máy móc ngoại tỉnh
Nếu bạn sửa chữa máy móc ở tỉnh khác nhưng không thuộc khuôn khổ dự án ở tỉnh đó, hoạt động này không được coi là xây dựng hay lắp đặt ở tỉnh khác. Do đó, bạn sẽ được miễn nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai và chỉ cần nộp thuế tại trụ sở chính của mình.
Bán hàng tại các kho ngoại tỉnh
Khi bạn bán hàng hoặc sửa chữa máy móc thuộc một dự án ở tỉnh khác, việc này không phải là hoạt động xây dựng, lắp đặt hay bán hàng vãng lai ở tỉnh đó. Vì vậy, bạn chỉ cần khai thuế tại trụ sở chính và sẽ được miễn nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai.
Hoạt động cho thuê máy móc
Nếu bạn cho thuê máy móc tới một địa phương khác, việc này không được xem là xây dựng, lắp đặt, kinh doanh hay bán hàng vãng lai ở tỉnh đó. Do đó, bạn sẽ được miễn nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai.
Hoạt động xây dựng công trình dưới 1 tỷ đồng
Theo điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC, chỉ những công trình có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên mới cần nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai. Do đó, nếu công trình xây dựng của bạn có giá trị dưới 1 tỷ đồng, bạn chỉ cần khai và nộp thuế tại trụ sở chính.
Doanh thu vãng lai dưới 1 tỷ đồng sẽ được miễn thuế vãng lai, trừ khi bạn đang chuyển nhượng bất động sản.
Hoạt động kinh doanh, buôn bán tại chỗ
Nếu bạn mua hoặc bán nguyên vật liệu tại địa phương (ví dụ: mua cát để xây dựng một công trình trong tỉnh), bạn sẽ được miễn thuế vãng lai.
Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Lời kết
Thuế vãng lai là một phần quan trọng trong hệ thống thuế Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động xây dựng, lắp đặt và bán hàng tại các địa phương ngoài trụ sở chính của mình. Việc hiểu rõ cách tính thuế vãng lai, cũng như biết rõ các trường hợp được miễn thuế này, sẽ giúp các doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật, tránh những rắc rối không đáng có với cơ quan thuế. Đặc biệt, chúng còn giúp các doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức hoạt động kinh doanh phù hợp để tối ưu lợi nhuận.
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8