Thuế quan là gì? Đối tượng chịu thuế quan và cách tính thuế

Thuế quan là gì? Trong thời đại mới với sự mở cửa và hội nhập kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, tạo ra giá trị hàng hóa và vật chất lớn cho từng quốc gia. Chính vì thế, việc thu thuế từ các hoạt động này cũng ngày càng tăng, góp phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Trong bài viết này, TaxPlus sẽ cùng bạn khám phá các vấn đề liên quan đến thuế quan.

Thuế quan là gì?

Thuế quan là thuế do hải quan của một nước thu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu khi vận chuyển qua cửa khẩu của nước đó.

Thuế quan được áp vào các loại hàng hóa khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu
Thuế quan được áp vào các loại hàng hóa khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu

Vai trò của thuế quan

Thuế quan là công cụ quan trọng nhằm điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Mức độ tiêu thụ hàng hóa xuất nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào giá cả, và giá cả này lại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến giá cả hàng hóa ngoại thương chính là thuế quan. Khi đánh thuế quan cao hoặc thấp, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

Do đó, thông qua việc điều chỉnh mức thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu, ta có thể kiểm soát và điều hướng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Một chức năng quan trọng khác của thuế quan là bảo vệ thị trường trong nước. Việc áp dụng thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu giúp cho các nhà sản xuất trong nước có thể cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập nhờ giá thành rẻ hơn.

Đặc biệt, thuế quan hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất mới trong nước, cho phép họ có thời gian để phát triển và trở nên cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu trong tương lai.

Việc này đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp mới, thường phải đầu tư chi phí cao ban đầu và chưa có thị trường rộng lớn, có thể gặp khó khăn trong môi trường thương mại tự do khi phải đối mặt với sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu.

Thuế quan là công cụ của nhà nước trong cạnh tranh thị trường
Thuế quan là công cụ của nhà nước trong cạnh tranh thị trường

Thuế quan cũng là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia. So với các loại thuế tiêu dùng khác, việc thu thuế quan thường tốn ít chi phí hơn, bởi vì số lượng điểm thu thuế nhập khẩu thường ít hơn rất nhiều so với các điểm thu thuế tiêu dùng.

Xem thêm:  Thuế chống bán phá giá là gì? Vai trò của thuế chống bán phá giá

Đồng thời, thuế quan cũng có thể giúp giảm bớt tình trạng thất nghiệp. Khi áp dụng thuế cao với hàng hóa nhập khẩu, sẽ đòi hỏi sự mở rộng sản xuất trong nước để thay thế các mặt hàng đó, từ đó tạo thêm việc làm và giúp giảm bớt tình trạng thất nghiệp.

Cuối cùng, thuế quan còn là công cụ quan trọng để phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối với các nước đối tác trong quá trình đàm phán thương mại.

Đối tượng cần phải nộp thuế quan

Theo Điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Điều 1 Nghị định 87:

Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
  • Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Các đối tượng chịu thuế quan
Các đối tượng chịu thuế quan

Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế. Để một tổ chức, cá nhân trở thành đối tượng nộp thuế phải thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý sau:

Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hóa qua biên giới Việt Nam (là chủ hàng) gồm:

  • Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoàn tất.

Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nước

Lưu ý: Tư cách pháp lý của chủ thể (cá nhân hay tổ chức, pháp nhân hay không phải pháp nhân, mang quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay không quốc tịch…) không ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Xem thêm: Thuế khoán hộ kinh doanh là gì? Cách tính và những quy định cần nắm

Phân loại thuế quan

Thuế quan được phân chia dựa trên nhiều yếu tố.

Theo đối tượng đánh thuế

  • Thuế quan xuất khẩu
  • Thuế quan nhập khẩu
  • Thuế quan quá cảnh
Xem thêm:  Hoàn thuế GTGT là gì? Cách tính & Thủ tục hoàn thuế GTGT 2023

Theo phương pháp tính thuế

Thuế quan tính theo giá trị đơn hàng: Là tỷ lệ % thỏa thuận quy định giữa các bên. Ví dụ quy định mức thuế suất là 10% trên giá CIF đối với hàng nhập khẩu, 5% trên giá FOB đối với hàng xuất khẩu.

Phân loại thuế quan theo đối tượng và mục đích thuế
Phân loại thuế quan theo đối tượng và mục đích thuế

Thuế quan tính theo trọng lượng: Được tính theo trọng lượng, số lượng của hàng hóa. Với phương pháp này, thuế xuất nhập khẩu khó tính toán do sự cập nhập thay đổi liên tục trên thị trường.

Theo mức thuế

  • Thuế quan tối thiểu,
  • Thuế quan tối đa
  • Thuế quan ưu đãi

Theo mục đích

  • Thuế quan tài chính
  • Thuế quan bảo hộ

Cách tính thuế quan

Khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và các loại thuế bổ sung khác (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ) (nếu có).

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Số tiền thuế xuất khẩu và nhập khẩu được tính dựa trên giá trị của hàng hóa và thuế suất phần trăm (%) tương ứng với mỗi loại hàng tại thời điểm thuế được tính.

Cụ thể, thuế suất cho hàng hóa xuất khẩu được xác định cụ thể cho mỗi loại hàng trong biểu thuế xuất khẩu. Nếu hàng hóa xuất khẩu đi nước nào, nhóm nước nào hoặc khu vực có thỏa thuận ưu đãi với Việt Nam về thuế xuất khẩu, ta sẽ tuân theo những thỏa thuận này.

Các quy định về thuế xuất thuế quan
Các quy định về thuế xuất thuế quan

Thuế suất cho hàng hóa nhập khẩu có thể là thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, hoặc thuế suất thông thường. Cách áp dụng như sau:

  • Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực đã hưởng đối xử tối huệ quốc với Việt Nam trong thương mại. Hàng hóa nhập từ khu phi thuế quan vào Việt Nam cũng phải đáp ứng điều kiện này.
  • Thuế suất ưu đãi đặc biệt dành cho hàng nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Điều này cũng áp dụng cho hàng hóa từ khu phi thuế quan.
  • Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng nhập khẩu không thuộc hai trường hợp trên. Thuế suất thông thường là 150% thuế suất ưu đãi của mỗi loại hàng. Trong trường hợp thuế suất ưu đãi là 0%, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định mức thuế suất thông thường dựa trên quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Xem thêm:  Hướng dẫn đầy đủ về hồ sơ hoàn thuế GTGT theo thông tư 80

Ngoài ra, còn có phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp. Với phương pháp tuyệt đối, số tiền thuế được xác định dựa vào số lượng thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối cho mỗi đơn vị hàng hóa. Với phương pháp hỗn hợp, số tiền thuế là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối.

Cuối cùng, có quy định về thuế suất và mức thuế tuyệt đối cho hàng nhập khẩu trong hạn ngạch và ngoài hạn ngạch thuế quan, dựa trên quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng = Trị giá tính thuế x Thuế suất

Trị giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Cách tính thuế giá trị gia tăng theo biểu mẫu thuế quan
Cách tính thuế giá trị gia tăng theo biểu mẫu thuế quan

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Số tiền thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

Giá để tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của hàng hóa, dịch vụ là giá mà nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ, trước khi cộng các loại thuế như thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng. Cách xác định giá này cụ thể như sau:

Đối với hàng hóa sản xuất trong nước hoặc hàng hóa nhập khẩu, giá này là giá mà nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu đưa ra để bán hàng. Trong trường hợp mà giá bán của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu không phản ánh giá giao dịch thông thường trên thị trường, thì cơ quan thuế sẽ quyết định ấn định thuế dựa trên quy định của Luật quản lý thuế.

Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.

Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Như vậy là bạn vừa tìm hiểu xong về khái niệm thuế quan cũng như cách tính. Đây là công cụ quan trọng của nhà nước để khôi phục kinh tế đất nước, giúp hàng hóa lưu thông tốt và cạnh tranh với các mặt hàng trong nước.

Đánh giá bài viết post