Khi bạn đăng ký hộ kinh doanh, cơ quan thuế thường áp những mức thuế khoán dựa vào quy mô và doanh thu hằng năm của bạn. Trong bài viết này, Taxplus sẽ giúp bạn hiểu thêm về thuế khoán hộ kinh doanh cũng như cách tính chi tiết nhất.
Thuế khoán hộ kinh doanh là gì?
Thuế khoán là mức thuế cố định hàng tháng/quý hộ kinh doanh cá thể phải nộp; mức thuế khoán do Cơ quan thuế quy định dựa trên những thông tin kê khai/doanh thu hoạt động thực tế của hộ kinh doanh.
Trường hợp nào được miễn thuế khoán hộ kinh doanh?
Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán tạm ngừng kinh doanh (có thời hạn) gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh đến chi cục thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh thì thời hạn gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh đến chi cục thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là 1 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá 1 năm. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 2 năm.
Cá nhân kinh doanh không tiếp tục kinh doanh (ngừng kinh doanh không có thời hạn).
Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo gửi văn bản đề nghị miễn (giảm) thuế theo mẫu số 01/MGTH (ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC) đến chi cục thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày thứ 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Ngoài các trường hợp trên thì hộ kinh doanh của bạn phải khai báo và nộp thuế khoán cho chi cục thuế gần nhất.
Cách tính thuế khoán hộ kinh doanh
Đối với thuế môn bài
Theo Thông tư 65/2020/TT-BTC thì mức thuế đối với hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh như sau:
- Các cá nhân, nhóm các nhân, hộ gia đình có mức doanh thu bình quân trên 500 triệu đồng/năm thì mức thuế khoán môn bài cả năm là 1.000.000 đồng/năm.
- Các cá nhân, nhóm các nhân, hộ gia đình có mức doanh thu bình quân trên 300 triệu đồng/năm thì mức thuế khoán môn bài cả năm là 500.000 đồng/năm.
- Các cá nhân, nhóm các nhân, hộ gia đình có mức doanh thu bình quân trên 100 đến 300 triệu đồng/năm thì mức thuế khoán môn bài cả năm là 300.000 đồng/năm.
Đối với thuế khoán TNCN và GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Tỷ lệ thuế TNCN x Doanh thu tính thuế TNCN
Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ thuế GTGT x Doanh thu tính thuế GTGT
Quy trình khai và nộp thuế khoán
Cá nhân nộp thuế khoán thực hiện khai thuế khoán một năm một lần theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD tại chi cục thuế, nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh chậm nhất là ngày 15/12 của năm trước. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh, hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm thì nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô.
Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn vào Báo cáo sử dụng hoá đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD (ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh) theo quý, chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo với quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh: Cá nhân kinh doanh nộp tiền thuế khoán của quý chậm nhất là ngày cuối cùng của quý. Với cá nhân kinh doanh có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Nếu chậm nộp thuế khoán hộ kinh doanh bị phạt gì?
Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh buộc bạn phải nộp hồ sơ khai thuế lên cơ quan thuế, tuy nhiên với dữ liệu bạn đưa ra thì từ khi bạn có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bạn không hề lên cơ quan thuế do đó với hành vi này bạn sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC;
“Điều 9. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
- Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
- Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
- Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
- Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
- b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.
- c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).
- d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
- Thời hạn nộp hồ sơ quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Không áp dụng các mức xử phạt quy định Điều này đối với trường hợp người nộp thuế trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.
- Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này.
Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định. Cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.”
Lời kết
Thông qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã nắm vững về thuế khoán hộ kinh doanh. Mỗi năm, cơ quan thuế sẽ có những quy định mới về thuế khoán, bạn cần phải cập nhật các thông tư, chính sách và có cách tính phù hợp cho mô hình kinh doanh của mình.
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8