Trong quá trình hoạt động trong công ty, các cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần mà mình nắm giữ. Lúc này bạn có nghĩa vụ nộp thuế chuyển nhượng cổ phần cho cơ quan thuế. Vậy quy định về khai báo và cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần như thế nào? Hãy cùng TaxPlus tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau.
Thuế chuyển nhượng cổ phần là gì?
Thuế chuyển nhượng cổ phần là loại thuế bắt buộc phải nộp theo Luật thuế thu nhập cá nhân. Công ty có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp sau khi hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần, vốn góp trong thời hạn 10 ngày.
Đối tượng nào phải nộp thuế chuyển nhượng cổ phần?
Theo điều 110, chương V của luật doanh nghiệp, cổ đông trong công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, trừ những hạn chế theo khoản 3 của điều 119 và khoản 1 của điều 126 (đối với trường hợp cổ đông sáng lập hoặc trường hợp điều lệ công ty quy định hạn chế).
Vì vậy, mọi cổ đông trong công ty cổ phần đều có quyền chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Khi chuyển nhượng cổ phần, những cổ đông này cũng phải nộp thuế.
Căn cứ vào điều 4 của Thông tư 25/2018/TT-BTC, sửa đổi bổ sung điểm b, khoản 4, điều 2 tại thông tư 111/2013/TT-BTC, các thu nhập từ việc chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm cả thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Cổ phiếu là một loại chứng chỉ hoặc bút toán điện tử do công ty cổ phần phát hành, ghi nhận sự sở hữu của một hoặc nhiều cổ phần trong công ty. Vì vậy, cổ phiếu chính là hình thức thể hiện của cổ phần mà cổ đông sở hữu.
Do đó, đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phiếu, các đối tượng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần
Dựa theo khoản 2, điều 11 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, có hai phương pháp để tính thuế chuyển nhượng cổ phần:
Phương pháp 1: Trường hợp cá nhân đã đăng ký mã số thuế và quyết toán thuế, có thể xác định thu nhập tính thuế từ mỗi loại chứng khoán, thuế sẽ được nộp với mức suất 20%.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp này được tính như sau: Thuế TNCN = 20% x (Thu nhập chịu thuế) = 20% x (Giá chuyển nhượng chứng khoán – Giá mua – Các chi phí hợp lý liên quan đến việc chuyển nhượng)
Giá mua được tính theo công thức: Giá mua = Tổng giá bình quân từ từng loại chứng khoán được bán trong kỳ.
Phương pháp 2: Trường hợp cá nhân chuyển nhượng cổ phần nộp thuế với mức suất 0.1% trên giá chuyển nhượng mỗi lần. Thuế TNCN được tính theo công thức: Thuế TNCN = 0.1% x Giá chuyển nhượng chứng khoán mỗi lần
Chú ý: Thông tư số 111/2013/TT-BTC, có hiệu lực từ 1/10/2013, vẫn đang áp dụng. Tuy nhiên, từ 30/07/2015, Thông tư số 92/2015/TT-BTC đã điều chỉnh quy định về cách tính thuế TNCN cho thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán (bao gồm cổ phần). Theo điều 16 của Thông tư số 92/2015/TT-BTC, điểm a, b của khoản 2 điều 11 thông tư 11/2013/TT-BTC được sửa đổi như sau:
- Thuế TNCN = Giá chuyển nhượng chứng khoán mỗi lần x 0.1%
Giá chuyển nhượng chứng khoán: Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng là giá khớp lệnh hoặc giá được hình thành trong các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán. Trong trường hợp khác, giá chuyển nhượng được căn cứ theo hợp đồng chuyển nhượng, giá thực tế, hoặc giá ghi nhận trong kế toán của đơn vị chuyển nhượng, tính tại thời điểm lập báo cáo tài chính trước thời điểm chuyển nhượng.
Xem thêm: Hướng dẫn khai thuế điện tử mới nhất, ai cũng làm được
Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần là bao nhiêu?
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản thuế do cá nhân trực tiếp chịu trách nhiệm nộp. Công thức chung để tính thuế TNCN là: Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế x Mức thuế (%)
Đối với việc chuyển nhượng cổ phần, theo điều 11 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN được tính theo công thức sau: TNCN = Thu nhập tính thuế x 20%
Quy trình khai thuế chuyển nhượng cổ phần
Để hoàn thành quy trình khai thuế từ chuyển nhượng cổ phần, công ty cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Lập tờ khai 06/TNCN và bản sao hồ sơ chuyển nhượng cổ phần, vốn góp.
- Bước 2: Gửi hồ sơ khai thuế từ việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp tới cơ quan thuế.
- Bước 3: Nhận thông báo ấn định số thuế TNCN cần nộp từ cơ quan thuế.
- Bước 4: Nộp số tiền thuế TNCN theo số thuế đã được ấn định.
Nộp thuế chuyển nhượng cổ phần ở đâu?
Theo khoản 6, điều 21 của Thông tư số 92/2015/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung khoản 5, điều 16 của Thông tư 156/2013/TT-BTC, nơi nộp hồ sơ khai thuế cũng chính là nơi nộp thuế từ việc chuyển nhượng cổ phần. Cụ thể, nơi này là cơ quan quản lý doanh nghiệp đã phát hành chứng khoán mà cá nhân sau đó thực hiện việc chuyển nhượng.
Hồ sơ kê khai thuế chuyển nhượng cổ phần gồm những gì?
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ việc chuyển nhượng vốn gồm những mục sau:
- Tờ khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn mẫu 04/CNV-TNCN, theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính (nếu cổ đông tự kê khai), hoặc dùng Tờ khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn Mẫu 06/TNCN.
- Bản sao Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hoặc hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.
- Tài liệu chứng thực giá trị vốn góp theo sổ kế toán, hoặc hợp đồng mua lại phần vốn góp nếu có.
- Bản sao các chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp và bản cam kết chịu trách nhiệm về những bản sao này.
Sau khi nhận hồ sơ kê khai thuế, cơ quan thuế sẽ lập Thông báo số thuế phải nộp mẫu số 12-1/TB-TNCN để gửi cho cá nhân. Việc nhận được thông báo này chứng tỏ bạn đã tuân thủ đúng các quy định pháp luật.
Xử phạt nộp chậm thuế chuyển nhượng cổ phần
Một số doanh nghiệp cho rằng họ đã hoạt động từ lâu mà chưa từng bị xử phạt vì không kê khai vốn sau khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh do chuyển nhượng cổ phần.
Tuy nhiên, điều này chỉ do chưa đến thời điểm doanh nghiệp của bạn bị cơ quan thuế kiểm tra. Cán bộ quản lý thuế có quyền ra quyết định kiểm tra thuế doanh nghiệp bạn khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý thuế hoặc khi thời gian quyết toán thuế đến.
Mức phạt cho lỗi này là từ 400.000đ đến 5.000.000đ, tùy thuộc vào thời gian bạn chậm áp dụng, theo Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC.
Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Lời kết
Như vậy các bạn vừa tìm hiểu qua khái niệm về thuế chuyển nhượng cổ phẩn. Đây là khoản thuế bắt buộc khi bạn thực hiện các giao dịch chuyển nhượng cổ phần. Mong rằng bạn đã hiểu hơn về cách tính và nộp thuế chuyển nhượng cổ phần.
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8