Thuế chống bán phá giá là gì? Vai trò của thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá được nhà nước ta và nhiều nước trên thế giới áp dụng nhằm tạo ra tính công bằng giữa các loại hàng hóa trên thị trường. Đây là công cụ hữu ích để nhà nước quản lý thị trường vĩ mô. Cùng TaxPlus tìm hiểu chi tiết hơn về thuế chống bán phá giá và vai trò của nó nhé.

Thuế chống bán phá giá là gì?

Theo khoản 5 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Quy định về thuế chống bán phá giá của nhà nước
Quy định về thuế chống bán phá giá của nhà nước

Theo khoản 3 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thuế chống bán phá giá là một biện pháp chống bán phá giá.

Vai trò của thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng trong thương mại quốc tế. Dưới đây là một số vai trò chính của thuế chống bán phá giá:

  • Bảo vệ ngành sản xuất nội địa: Khi các sản phẩm từ nước ngoài được bán rẻ hơn giá thị trường nội địa (bán phá giá), ngành sản xuất trong nước có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thuế chống bán phá giá giúp bảo vệ các doanh nghiệp nội địa khỏi sự cạnh tranh không công bằng này.
  • Duy trì cạnh tranh công bằng: Mục đích của thuế chống bán phá giá không phải là ngăn chặn thương mại quốc tế, mà là để đảm bảo rằng thương mại diễn ra một cách công bằng. Bằng cách đánh thuế vào các sản phẩm bán phá giá, các quốc gia đảm bảo rằng doanh nghiệp ngoại không có lợi thế không công bằng so với doanh nghiệp nội địa.
  • Ổn định thị trường: Thuế chống bán phá giá cũng giúp ổn định thị trường bằng cách ngăn ngừa biến động giá do bán phá giá gây ra. Điều này giúp các doanh nghiệp trong nước có thể dự đoán tốt hơn về tình hình thị trường và làm kế hoạch cho tương lai của họ.
  • Thúc đẩy phát triển kinh tế: Khi được bảo vệ bởi thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp nội địa có thêm động lực để nâng cao năng suất, chất lượng và đổi mới công nghệ để cạnh tranh một cách hiệu quả hơn.
Xem thêm:  Chứng từ khấu trừ thuế TNCN là gì? Vai trò và khai báo chứng từ hợp lệ
Vai trò của thuế chống bán phá giá
Vai trò của thuế chống bán phá giá

Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá

Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:

– Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;

– Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

(Khoản 1 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016)

Các điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá
Các điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá

Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá

Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, bao gồm:

– Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

– Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;

– Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;

– Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.

Xem thêm: Thuế lũy tiến là gì? Cách tính và kê khai thuế lũy tiến phù hợp

Xem thêm:  Hợp đồng thuê tài sản là gì? Những điều không thể bỏ qua

Thời hạn áp dụng thuế chống phá giá

Theo khoản 3 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.

Thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá
Thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá

Áp dụng thuế chống bán phá giá

– Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá được thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và pháp luật về chống bán phá giá.

– Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

– Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá.

– Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá.

– Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.

(Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016)

Áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:

– Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước;

Xem thêm:  Cho thuê phòng trọ phải nộp những loại thuế gì?

– Thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

(Khoản 4 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017)

Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá?

Căn cứ Điều 15 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; quy định về áp dụng thuế chống bán phá giá như sau:

Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá được thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; và pháp luật về chống bán phá giá.

Cơ quan có quyền áp thuế chống bán phá giá
Cơ quan có quyền áp thuế chống bán phá giá

Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn thuế chống bán phá giá.

Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá; người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm; căn cứ vào các Điều ước quốc tế; Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Thông qua bài viết trên, TaxPlus mong rằng bạn đã hiểu thêm về thuế chống bán phá giá cũng như biết cách tính thuế này cho doanh nghiệp của mình. Thuế chống bán phá giá có vai trò quan trọng trong kinh tế thị trường và được nhà nước áp dụng khá hiệu quả.

Đánh giá bài viết post