Làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chuẩn Pháp lý

Chuẩn bị thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như thế nào. Để nắm rõ quy định của Pháp luật cũng như những thủ tục, hồ sơ cần thiết. TaxPlus đã tổng hợp tất cả ở nội dung bên dưới. Cùng tìm hiểu nhé!

Quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Để tăng hiệu quả trong quá trình kinh doanh, sản xuất hay giải quyết các vấn đề pháp lý trong thời gian hoạt động. DN (doanh nghiệp) có thể tiến hành chuyển đổi loại hình hoạt động. Hiểu một cách đơn giản, nó chính là hình thức cơ cấu lại một công ty/doanh nghiệp. Từ đó giúp nó phù hợp hơn với quy mô, hoạt động và sự phát triển của nó.

Sau khi chuyển đổi, DN được chuyển đổi sẽ chấm dứt hoạt động, kinh doanh. Doanh nghiệp chuyển đổi được quyền kế thừa những lợi ích của công ty cũ một cách hợp pháp. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ, hợp đồng… như công ty cũ.

Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp ở việt nam

Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Cac hinh thuc chuyen doi loai hinh doanh nghiep 1

Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định rất rõ ràng về việc này. Trong đó, có 4 cách thức chuyển đổi điển hình, cần được lưu ý nhất.

Chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành Công ty TNHH

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH. Điều này phụ thuộc vào quyết định của chủ doanh nghiệp và những yêu cầu của Pháp luật. Cụ thể như sau:

  • Chủ doanh nghiệp phải là chủ sở hữu của công ty.
  • Chủ doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Chủ doanh nghiệp phải tiến hành thỏa thuận về các hợp đồng chưa thanh lý của công ty bằng văn bản.
  • Chủ doanh nghiệp phải thỏa thuận được với những thành viên khác của doanh nghiệp.
Xem thêm:  POLC là gì? Vai trò của POLC trong doanh nghiệp?

Chuyển đổi Công ty CP thành Công ty TNHH có từ hai thành viên

Trong những trường hợp dưới đây, công ty CP (cổ phần) có thể chuyển đổi thành Công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) 2 thành viên trở lên.

Có nhiều hình thức thay đổi loại hình doanh nghiệp khác nhau

  • Chuyển đổi mà không thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần đang có cho cá nhân, tổ chức nào.
  • Chuyển đổi công ty đồng thời huy động thêm vốn.
  • Chuyển đổi công ty đồng thời chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ cổ phần.

Chuyển đổi công ty CP thành Công ty TNHH MTV (một thành viên)

Nếu muốn chuyển đổi công ty CP thành Công ty TNHH MTV. DN có thể thực hiện theo phương thức sau.

  • Một cổ đông mua lại toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp.
  • Một tổ chức, cá nhân ngoài công ty mua lại toàn bộ cổ phần của công ty.
  • Công ty chỉ còn lại duy nhất 1 cổ đông sau khoảng thời gian khó khăn, khủng hoảng.

Xem thêm: Cách phân biệt các loại cổ đông trong công ty CP

Chuyển đổi Công ty TNHH thành Công ty Cổ phần

Công ty TNHH có thể thực hiện việc chuyển đổi thành Công ty CP theo những cách thức sau đây.

  • Chuyển đổi mà không tiến hành huy động thêm vốn từ các cá nhân, tổ chức khác. Cũng không bán cổ phần cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
  • Chuyển đổi bằng cách huy động thêm vốn từ các tổ chức, cá nhân khác.
  • Chuyển đổi thông qua việc bán một phần hoặc toàn bộ cổ phần, phần góp vốn cho 1 cá nhân, tổ chức khác.

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Giay de nghi dang ky doanh nghiep 1

Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cần đến hồ sơ đầy đủ với những loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu có sẵn.
  • Bản sao của quyết định và văn bản buổi họp về việc thay đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Bản điều lệ mới của công ty được chuyển đổi.
  • Danh sách các thành viên của công ty.
  • Bản sao có công chứng hợp lệ của giấy chứng nhận đầu tư hoặc tương đương.
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý.
  • Bản sao hợp lệ của quyết định thành lập.
  • Với nhà đầu tư là người ngoại quốc, giấy tờ phải được hợp pháp hóa bởi Lãnh sự quán.
Xem thêm:  CMO là gì? Vai trò, chức năng và tầm quan trọng CMO trong CTY

Ngoài những giấy tờ chính này, DN cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến việc chuyển nhượng, góp vốn phù hợp với cách thức thay đổi của doanh nghiệp. Từ đó, giúp việc xử lý, giải quyết hồ sơ được nhanh chóng và đơn giản hơn.

Có thể tham khảo dịch vụ thay đổi loại hình doanh nghiệp của TaxPlus chỉ 800.000đ cam kết không phát sinh thêm phí.

Xem chi tiết tại link https://taxplus.vn/dich-vu-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep/

Nơi tiếp nhận và thời gian xử lý hồ sơ

Sau khi hoàn tất hồ sơ, đại diện hoặc chủ doanh nghiệp cần tiến hành nộp hồ sơ. Việc này được thực hiện tại cơ quan nào? Mất bao nhiêu thời gian để giải quyết bạn đã biết chưa?

Trong Luật doanh nghiệp ban hành năm 2014, quy trình thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đã được quy định khá rõ ràng.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, DN sẽ phải tiến hành đăng ký thay đổi thông tin tại Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư trực thuộc tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở làm việc. Thời gian làm việc tối đa trước khi trả, xử lý hồ sơ là 05 ngày làm việc.

Đi kèm với việc này, doanh nghiệp cũng cần thay đổi Mã số Thuế và con dấu của doanh nghiệp. Từ đó, giúp việc đi vào hoạt động nhanh chóng và đơn giản hơn trong thời gian ngắn nhất. Xử lý hóa đơn khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Xử lý hóa đơn khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Trong trường hợp doanh nghiệp không sử dụng hóa đơn đó nữa

Việc chuyển đổi loại hình hoạt động doanh nghiệp không hiếm gặp. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ thừa rất nhiều hóa đơn đã in sẵn khi tiến hành việc chuyển đổi. Chúng được xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Điều 29 của Thông tư 39/2014/TT-BTC đã quy định về trường hợp hủy hóa đơn. Cụ thể như sau:

Các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh có hóa đơn không sử dụng phải hủy hóa đơn. Thời hạn tiêu hủy chậm nhất là 30 ngày kể từ thời điểm thông báo với cơ quan Thuế.

Xem thêm:  Hướng dẫn cách làm thủ tục báo tăng giảm BHXH đúng luật 2022

 Trong Khoản 3 Điều 29 cũng chỉ ra, việc hủy hóa đơn kèm với những thủ tục sau:

  • Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải tiến hành lập Bảng kiểm kê số lượng hóa đơn cần hủy.
  • Thành lập hội đồng tiêu hủy hóa đơn.
  • Các thành viên của hội đồng tiêu hủy hóa đơn phải thực hiện việc ký biên bản và chịu trách nhiệm về nó trong trường hợp có sai sót.

Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng tiếp những hóa đơn đó

Nếu muốn sử dụng tiếp những hóa đơn cũ, DN có thể thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Trường hợp 1:

Trường hợp này áp dụng cho những DN thay đổi tên và địa chỉ nhưng không tiến hành đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý.

Doanh nghiệp vẫn muốn dùng tiếp những hóa đơn đã in thì đóng dấu, ký tên và đưa địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ có sẵn. Đồng thời, gửi thông báo phát hành hóa đơn của mình đến các cơ quan quản lý trực tiếp về Thuế của công ty mình.

Trường hợp 2:

Đây là cách thức giữ lại hóa đơn trong trường hợp thay đổi địa chỉ kinh doanh và cả cơ quan quản lý trực tiếp về Thuế. Khi đó, DN phải thực hiện những việc sau để tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ.

  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của mình với cơ quan Thuế nơi chuyển đi. Sau đó, đóng dấu, địa chỉ mới lên hóa đơn và gửi bảng kê số lượng hóa đơn chưa sử dụng hết.
  • Ra thông báo về việc điều chỉnh thông tin đến cơ quan Thuế nơi chuyển đến. Trong thông báo, cần chỉ rõ số lượng hóa đơn cũ được sử dụng tiếp.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện việc chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp bất kỳ

Việc chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp không đơn giản. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện được việc này theo cách dễ dàng hơn đấy.

  • Doanh nghiệp tư nhân không có quyền chuyển đổi loại hình thành công ty CP.
  • Công ty có 1 thành viên không được quyền chuyển đổi thành công ty CP.
  • Công ty chỉ có duy nhất 2 thành viên không được phép chuyển đổi thành công ty CP.
  • Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chỉ được thực hiện theo cách thức, trường hợp nêu trên.
  • Công ty có điều kiện chuyển sang loại hình khác phải chứng minh lại điều kiện đó.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ở nước ta. Hy vọng, bài viết này thực sự bổ ích đối với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với TaxPlus qua số điện thoại: 0853 9999 77 để được tư vấn & hỗ trợ nhé!

Xuất bản ngày: 08/07/2019 @ 09:16

Đánh giá bài viết post