Thẩm định giá trị doanh nghiệp – Phương pháp thẩm định phổ biến

Khi nhắc đến khái niệm trong giới đầu tư, người ta không thể không nhắc đến khái niệm “thẩm định giá trị doanh nghiệp”. Định giá doanh nghiệp được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu của các chủ thể như: chủ doanh nghiệp, ngân hàng, nhà đầu tư, cơ quan thuế, bảo hiểm… Định giá doanh nghiệp để xác định giá trị hữu hình và vô hình của doanh nghiệp. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định chiến lược và lập kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Hãy cùng TaxPlus Solution giải đáp các thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Thẩm định giá trị doanh nghiệp là gì?

Thẩm định giá doanh nghiệp là dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu để xác định giá trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Công ty thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của doanh nghiệp theo giá thị trường tại một địa điểm và thời điểm nhất định, sử dụng các phương pháp thẩm định phù hợp được quy định trong Bộ luật dân sự và phục vụ các mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Quá trình này được thực hiện bởi một thẩm định viên. Nói cách khác, thẩm định giá doanh nghiệp là quá trình đánh giá hoặc ước tính các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh với độ tin cậy cao nhất.

Thẩm định giá doanh nghiệp được hiểu và công nhận rộng rãi là việc:

  • Điều tra và phân tích chi tiết các hoạt động, tài sản, các khoản công nợ.
  • Đánh giá các hoạt động, tài sản, các khoản công nợ của công ty.
  • Xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp.
Thẩm định giá trị của doanh nghiệp
Thẩm định giá trị của doanh nghiệp

Đối tượng sử dụng dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp: Công ty TNHH; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Công ty Liên Doanh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp nhà nước.

Xem thêm:  Thủ tục bổ sung tên công ty mới năm 2023

Vì sao cần thẩm định giá trị doanh nghiệp?

Giá trị là điều đầu tiên mọi người muốn biết về một sản phẩm. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn biết tài sản của công ty mình trị giá bao nhiêu. Nhưng bạn lại không biết giá trị thị trường của doanh nghiệp mình. Điều này có nghĩa là bạn đang bỏ sót một thứ rất quan trọng.

Việc xác định giá trị doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích như: bảo vệ doanh nghiệp, hiểu được khả năng của doanh nghiệp để điều chỉnh giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất… Quan trọng nhất, đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp thu hút vốn từ các nhà đầu tư.

Định giá doanh nghiệp phát sinh từ hoạt động mua bán, hợp nhất, sáp nhập hoặc chia tách doanh nghiệp. Loại giao dịch này diễn ra thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động M&A diễn ra sôi nổi như hiện nay, thì việc xác định giá trị doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Để thực hiện các giao dịch này, cần đánh giá sâu rộng các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Trong đó, giá trị doanh nghiệp là yếu tố quyết định, là cơ sở trực tiếp để mọi người đàm phán trong quá trình mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp.

Dưới góc độ nhà đầu tư, chứng thư thẩm định giá doanh nghiệp là sự đánh giá toàn diện về uy tín, khả năng tài chính và vị thế tín dụng. Từ đó, họ có thể quyết định đầu tư, cấp vốn hay tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

Lý do cần thẩm định giá doanh nghiệp
Lý do cần thẩm định giá doanh nghiệp

Mục đích của thẩm định giá trị doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của các pháp nhân và các thể nhân có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp với doanh nghiệp được đánh giá. Mục đích của thẩm định giá doanh nghiệp bắt nguồn từ các yêu cầu quản lý và các giao dịch sau:

  • Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng.
  • Chứng minh năng lực tài chính.
  • Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn.
  • Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A).
  • Thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp.
Xem thêm:  Top 11+ quán cà phê Quận 10 SIÊU CHẤT
Mục đích thẩm định giá doanh nghiệp
Mục đích thẩm định giá doanh nghiệp

Vai trò của thẩm định giá doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp là một yêu cầu hoàn toàn tự nhiên. Trong quản lý kinh tế vĩ mô và quản trị kinh doanh luôn cần thông tin về giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của nền kinh tế, cụ thể hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp có các vai trò quan trọng như:

Đối với Nhà nước

Hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp cung cấp các thông tin, dữ liệu cần thiết cho công tác quản lý kinh tế vĩ mô của các cơ quan nhà nước. Từ đó đưa ra các chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững.

Ngoài ra, thẩm định giá doanh nghiệp còn giúp các cơ quan quản lý nhà nước nắm được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó hoạch định các chính sách quản lý cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp như thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản và các loại thuế khác.

>>> Xem thêm: Xử lý chi phí không có hóa đơn như thế nào?

Đối với các nhà đầu tư

Mong muốn của bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều là bảo toàn vốn và tối đa hóa lợi nhuận ở mọi mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Vì vậy, việc xác định giá trị doanh nghiệp là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra các quyết định đúng đắn như đầu tư, hợp tác, liên doanh liên kết, tài trợ, tiếp tục cấp tín dụng hay thu hồi vốn.

Vì giá trị doanh nghiệp phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng sinh lời, tài chính, uy tín, cơ hội và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai với các nhà đầu tư. Thẩm định giá doanh nghiệp là cơ sở để giải quyết và xử lý các tranh chấp giữa các cổ đông của doanh nghiệp do tranh chấp về phân chia cổ tức, vi phạm hợp đồng…

Xem thêm:  OKR và KPI – Phân biệt và cách áp dụng OKR và KPI hiệu quả
Vai trò của thẩm định giá doanh nghiệp
Vai trò của thẩm định giá doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp

Việc xác định giá trị doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu thị trường đối với các hoạt động: mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, liên doanh, cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh…

Suy cho cùng, mục tiêu cơ bản của các nhà quản lý doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, kết quả của hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp giúp nhà quản trị doanh nghiệp phân tích, đánh giá chính xác thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhận diện các cơ hội kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Để doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn liên quan đến tài chính, chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh và kiểm soát lợi nhuận hiệu quả.

>>> Nên đọc thêm: Kế toán doanh nghiệp– Những điều cần biết lưu lại ngay

Phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp

Với sự phát triển của các thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và thị trường tài sản khác, việc thẩm định giá doanh nghiệp và lợi ích của nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó chỉ ra giá trị của doanh nghiệp bao gồm những gì. Đây là cơ sở quan trọng để người sử dụng kết quả thẩm định giá đưa ra các quyết định hợp lý. Các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phổ biến gồm:

  • Phương pháp giá trị tài sản thuần
  • Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức
  • Phương pháp chiết khấu lợi nhuận
  • Phương pháp chiết khấu dòng tiền
  • Phương pháp hệ số giá/thu nhập (P/E)
Phương pháp định giá doanh nghiệp
Phương pháp định giá doanh nghiệp

Trong tương lai, ngành thẩm định giá, đặc biệt là thẩm định giá doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển ngày càng rộng rãi và đồng hành cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Việc thẩm định giá trị doanh nghiệp luôn khó khăn vì các phương pháp thường được sử dụng chỉ có thể ước tính gần đúng giá trị của doanh nghiệp. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, doanh nghiệp có được nhiều thông tin hữu ích và xác định giá trị doanh nghiệp một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Cần tư vấn thêm về văn phòng ảo, văn phòng truyền thống, giải pháp marketing, dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, …Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với TaxPlus để được hỗ trợ nhanh chóng với giá cực kỳ ưu đãi.

Đánh giá bài viết post