Tên thương hiệu là gì? Chắc chắn không phải ai cũng biết về tên thương hiệu & hiểu được tên thương hiệu quan trọng với một doanh nghiệp ra sao. Chính vì thế, nếu như bạn đang tìm hiểu về tên thương hiệu & tầm quan trọng của nó, hãy cùng với TaxPlus tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Tên thương hiệu là gì? Vai trò & chiến lược của tên thương hiệu
Tên thương hiệu trong tiếng anh được viết là Brand Name. Tên thương hiệu thường sẽ là danh từ riêng được các nhà sản xuất hoặc một tổ chức nào đó áp dụng cho một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó.
Đối với quá trình thành lập & phát triển công ty, tên thương hiệu là một phần quan trọng không thể thiếu. Tên thương hiệu tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp khách hàng dễ gọi, dễ nhớ, dễ ấn tượng. Mục đích cuối cùng là giúp doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng, đối tác, đem lại lợi nhuận tốt hơn cho công ty.
Xem thêm: Gợi ý cách đặt tên công ty hay không bị trùng
Vai trò của tên thương hiệu đối với doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp, tên thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình xây dựng & phát triển chính thương hiệu đó. Cụ thể:
- Tên thương hiệu giúp định dạng cho sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời giúp khách hàng nhận biết hoặc chấp nhận, tẩy chay hoặc giới thiệu, quảng cáo cho thương hiệu. Từ đó giúp tiết kiệm nguồn chi phí quảng cáo nhưng vẫn hiệu quả cho doanh nghiệp. Tên thương hiệu sẽ là yếu tố đầu tiên đi vào tiềm thức của khách hàng.
- Thông qua tên thương hiệu, các chương trình truyền thông tới khách hàng mới có thể được thực hiện. Tên thương hiệu sẽ chuyển thông điệp tới khách hàng một cách công khai. Đó được xem là một công cụ hữu ích trong truyền thông giao tiếp đánh được vào tiềm thức của khách hàng.
- Tên thương hiệu đóng vai trò chính, trọng tâm đối với bất cứ một chương trình phát triển thương hiệu nào đó của doanh nghiệp. Tên thương hiệu được xem là cách để nhận biết, phân biệt giữ doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
- Tên thương hiệu được xem là phương tiện pháp lý bảo vệ chính người sở hữu tên thương hiệu trước những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh, hành vi chơi xấu của kẻ gian hay tình trạng trộm cắp, làm nhái, làm giả sản phẩm dựa theo sự nổi tiếng của thương hiệu.
- Thông qua quá trình hoạt động của một công ty, tên thương hiệu có thể được xem là tài sản lớn của công ty đó.
Từ những vai trò trên, chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của tên thương hiệu cũng như để có được tên thương hiệu tốt không hề đơn giản chút nào. Vì thế nếu như bạn đang muốn có chiến lược về tên thương hiệu tốt, có thể tham khảo tiếp dưới đây nhé.
Các yếu tố cần chú ý đến về tên thương hiệu
Để chọn được tên thương hiệu phù hợp, có yếu tố chiến lược lâu dài không hề đơn giản chút nào. Vì thế hãy xem xét một số những yếu tố có thể quyết định đến tên thương hiệu dưới đây nhé.
No1: Nên đặt tên cho sản phẩm mới hay đổi tên cho sản phẩm hiện tại?
Khi lựa chọn tên thương hiệu, vấn đề cần chú ý đến đầu tiên chính là có cần thiết để đặt tên thương hiệu gắn với sản phẩm mới hay không? Nếu bạn có những sản phẩm mới thì lời khuyên là nên chọn tên thương hiệu khác biệt hẳn với các đối thủ trong cùng lĩnh vực.
Trong trường hợp sản phẩm không mới thì khi lựa chọn tên thương hiệu nên cân nhắc tới yếu tố về việc đổi tên cho sản phẩm. Từ đó phục vụ sự khác biệt hóa thương hiệu ở những thị trường khác nhau. Khi tên thương hiệu đã quá cũ & nhàm chán, không tạo được sự hứng thú cho khách hàng nữa thì việc đổi tên cũng là chiến lược cần thiết để xây dựng thương hiệu.
No2: Các sản phẩm được gắn thương hiệu có định hướng kinh doanh quốc tế không?
Đối với các thương hiệu quốc tế nổi tiếng thường sẽ có 1 số những đặc trưng cơ bản như: Sử dụng tên đồng nhất cho mọi thị trường, thiết kế bao bì chung, hướng tới các thị trường mục tiêu tương đương nhau ở mọi khu vực.
Một thực tế chung hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp đang không chọn tên thương hiệu có mối quan hệ hoặc có khả năng kết nối, phát triển ra quốc tế. Đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho sau này doanh nghiệp khi thay đổi mục tiêu, chiến lược kinh doanh sẽ phải mất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc hay thậm chí là cả thị trường để làm lại mục tiêu phát triển ra quốc tế.
Vấn đề liên quan tới tên thương hiệu khi phát triển ra toàn cầu chủ yếu là: Vấn đề pháp lý do không được bảo hộ, có thể do ngữ nghĩa dịch sang tên quốc tế không phù hợp hay không thể phát âm được đúng theo tên thương hiệu đối với người nước ngoài.
No3: Tên thương hiệu có phải 1 phần hay kết quả chiến lược mở rộng thương hiệu?
Một khi doanh nghiệp đã xác định được chiến lược sản phẩm hay thương hiệu của mình được thực hiện thì vấn đề đặt tên thương hiệu sẽ chịu sự ràng buộc của rất nhiều yếu tố khác nhau trong chiến lược đó. Việc đặt mục tiêu mở rộng thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến độ hiệu quả & giúp tiết kiệm chi phí nhất khi giới thiệu sản phẩm mới trong cùng 1 dòng sản phẩm mà doanh nghiệp đã đưa ra thị trường.
Qua việc sử dụng một thương hiệu hiện tại, doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được chi phí thiết kế bao gói & phát triển được thương hiệu, quảng cáo sản phẩm hay các chi phí của công tác truyền thông giới thiệu sản phẩm.
No4: Tên thương hiệu có khả năng để được bảo hộ?
Tên thương hiệu qua thời gian hoạt động của công ty, khi đã được khách hàng, đối tác biết đến & đang có vị trí đứng tốt trên thị trường, cũng như đã được đăng ký bảo hộ sẽ được coi là tài sản của công ty. Vì thế khi chọn tên thương hiệu, cần tính toán để đảm bảo tên thương hiệu này sẽ được bảo hộ & coi đó là tài sản của doanh nghiệp. Tránh tình trạng lợi dụng, chiếm đoạt hay bôi xấu.
Xem thêm:
- Brand Image là gì? Cách Brand Image hình thành như thế nào?
- Brand Awareness Là Gì? Cách Xây Dựng Brand Awareness
Nguyên tắc đặt tên thương hiệu mà bạn cần phải biết
Việc đặt tên thương hiệu không hề đơn giản mà có thể đặt và sáng tạo ngay được. Chúng ta cần phải có sự nghiên cứu, ấn tượng cũng như ý nghĩa của chúng. Theo đó những nguyên tắc khi đặt tên thương hiệu mà bạn cần biết như:
- Đảm bảo tên thương hiệu đã được bảo hộ về mặt pháp lý. Nếu như không đảm bảo được điều này thì tên thương hiệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi đối thủ.
- Tên thương hiệu nên có sự liên quan đến ngành nghề của sản phẩm. Nhằm tạo nên các slogan ngắn gọn và ấn tượng bạn cần rút ngắn về việc tiếp cận khách hàng khi có tên ngành nghề kèm theo. Ví dụ như liên quan đến lĩnh vực bất động sản thì thường đi kèm theo đuôi “ land” ở đằng sau.
- Lựa chọn tên thương hiệu mang tính sâu sắc nhưng vẫn đảm bảo được sự đơn giản và ghi nhớ dễ dàng. Khi tên thương hiệu quá khó đọc thì sẽ không tạo được sự ấn tượng. Người dùng sẽ không ghi nhớ và cảm thấy rắc rối. Đặc biệt là việc lan tỏa về thương hiệu cũng không được tốt và nhiều người khó ghi nhớ.
- Khi đặt tên thương hiệu cần phải nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu khi đặt tên thương hiệu. Tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng mà có thể lựa chọn được tên thương hiệu của mình là những cụm từ mang tính đa dạng khác nhau.
Các bước trong quy trình đặt tên thương hiệu
Bước 1: Phân tích cạnh tranh
Một trong những chức năng quan trọng nhất của tên là để phân biệt giữa thương hiệu này với thương hiệu khác, công ty này với công ty kia. Và để làm được điều đó, tên thương hiệu cần phải khác biệt hoàn toàn với các đối thủ cạnh tranh.
Hãy bắt đầu bằng cách nghiên cứu ngành mà bạn tham gia: Đặc trưng chính của ngành là gì? Lợi thế cạnh tranh của bạn và các đối thủ? Cách đặt tên và các loại tên được sử dụng trong ngành? Đối thủ của bạn có đặt tên mang tính mô tả không? Họ sử dụng tiếng Việt hay tiếng Anh? Thông điệp được truyền tải trong tên thương hiệu của các đối thủ của bạn là gì? Cách mà các đối thủ của bạn mô tả thương hiệu và tầm nhìn của họ ra sao?
Tất cả các nghiên cứu và phân tích này làm nổi bật nên bối cảnh thực tế của ngành mà thương hiệu mới của bạn đang thâm nhập, những thách thức mà nó cần đáp ứng để trở nên khác biệt và nổi bật.
Bước 2: Định hướng sáng tạo
Ở bước này bạn thực hiện “văn bản hoá” những thông tin có được từ quá trình thu thập dữ liệu khách hàng và phân tích cạnh tranh để tóm tắt thành bản định hướng sáng tạo. Bản định hướng này có tính chất hướng dẫn toàn bộ nhóm thực hiện dự án hiểu được một cách kỹ lưỡng về bối cảnh, sản phẩm – dịch vụ, định vị thương hiệu, các giới hạn sáng tạo… một cách xuyên suốt trong toàn bộ quá trình đặt tên thương hiệu.
Bước 3: Sáng tác tên thương hiệu
Động não (Brain Storming): Trong bước này, nhóm thực hiện dự án đã nghiên cứu kỹ và thấu hiểu đề bài. Nhiệm vụ của họ là tìm ra những phương án đặt tên thương hiệu mới. Yêu cầu của bước này là người tham gia phải được tự do hoàn toàn để đưa ra phương án. Số lượng phương án đưa ra càng nhiều càng tốt. Tối thiểu mỗi người sẽ phải có 10 phương án để tiến tới bước Lọc phương án.
Lọc phương án (Short-list): Sau khi thực hiện xong bước Brain Storming, nhóm thực hiện dự án sẽ tập hợp thành một Master List bao gồm tất cả các phương án đã nghĩ ra được. Nhóm sẽ họp để lọc ra những phương án tốt nhất dựa trên sự phù hợp với định hướng sáng tạo ban đầu. Sau bước này, bạn sẽ có một shortlist khoảng 10 phương án tên.
Bước 4: Kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu/ Đăng ký doanh nghiệp
Phương án đặt tên thương hiệu cần phải được kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu một cách kỹ lưỡng để tránh những tranh chấp đáng tiếc sau này.
Các phương án tên trong danh sách shortlist được kiểm tra khả năng đăng ký tên doanh nghiệp (trong trường hợp là tên công ty) hoặc khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Ở bước này cần có sự làm việc chặt chẽ của luật sư. Bạn nên thực hiện tra cứu trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành cũng như kiểm tra trực tiếp thông qua các mối quan hệ nghề nghiệp để biết chắc mình có thể đăng ký tên thương hiệu này với khả năng thành công cao nhất.
Bước 5: Kiểm tra khả năng ứng dụng trong thực tế
Tên thương hiệu cần được kiểm tra khả năng ứng dụng trong thực tế như logo, ấn phẩm, bao bì, nhãn, website…
Ở bước này, tên thương hiệu được minh hoạ bằng mẫu thiết kế logo hay đính kèm slogan/ tagline. Để đảm bảo tên thương hiệu thật sự khác biệt, hoạ sỹ thiết kế sẽ đặt tên thương hiệu vào các bối cảnh khác nhau: trong văn bản, trong bao bì nhãn mác, trong ấn phẩm, trên website, trong một quảng cáo tài trợ mà tên thương hiệu của bạn sẽ nằm cùng với các thương hiệu cạnh tranh khác…
Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Đăng ký thương hiệu như thế nào
Để đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp, bạn sẽ cần phải chú ý đến các giấy tờ hồ sơ đầy đủ. Cụ thể:
- Cung cấp tờ khai theo mẫu yêu cầu cấp giấy chứng nhận, logo công ty, thương hiệu.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh: 02 Bản sao y công chứng.
- Mẫu logo thương hiệu: 11 mẫu. Logo có kích thước không nhỏ hơn 80 x 80mm. Một mẫu thương hiệu chuẩn mực bao gồm ba bộ phần cấu thành chính: Phần hình, Phần chữ, Slogan.
Vậy đăng ký thương hiệu ở đâu
Ngoài việc chuẩn bị tên thương hiệu & hồ sơ đăng ký tên thương hiệu cho doanh nghiệp mình, bạn cần phải tìm được một nơi đăng ký thương hiệu phù hợp. Bạn có thể tự mình đăng ký hoặc cũng có thể chọn tới TaxPlus để chúng tôi giúp bạn đăng ký tên thương hiệu thành công bằng cách:
- Tư vấn pháp lý, thủ tục, hồ sơ để đảm bảo bạn được chấp nhận hợp lệ.
- Tư vấn về tên thương hiệu khi bạn có nhu cầu chọn lựa đáp ứng được các tiêu chí về pháp lý, có tính mở rộng cho tương lai, dễ hiểu, dễ gây ấn tượng, dễ nhớ giúp mang lại hiệu quả khi sử dụng.
Cam kết chi phí rõ ràng, tốt nhất thị trường hiện nay.
Xem thêm
Lời kết
Nếu bạn đang cần đăng ký thương hiệu, đừng chần chừ nữa kẻo sẽ có đối thủ chọn mất tên thương hiệu của bạn. Hãy tới ngay với Tax Plus để được cung cấp thêm thông tin. Khách hàng đang có nhu cầu sử dụng đến dịch vụ thuê văn phòng ảo hay thuê văn phòng trọn thì hãy liên hệ ngay với TaxPlus. Mọi chi tiết xin liên hệ:
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
- Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
- Hotline: 0853 9999 77
- Email: info@taxplus.vn
Xuất bản ngày: 17/11/2019 @ 11:40
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8