Tại sao website có chữ: “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”

Chắc dòng chữ “đã đăng ký với Bộ công Thương” bạn đã từng nhìn thấy ở nhiều website nhưng không hiểu tại sao lại có dòng chữ đó chứ? Rất nhiều người đang có cùng thắc mắc này, nhất là những người đang chuẩn bị thành lập website bởi họ thắc mắc lập website thì có liên quan gì tới Bộ Công Thương. Vì thế trong bài viết này TaxPlus sẽ cùng bạn xem tại sao website lại có chữ: “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”  nhé.

Lý do tại sao website lại có chữ: “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”

tai sao website co chu da dang ky voi bo cong thuong 1
các loại hình website cần công bố với Bộ Công Thương sẽ bao gồm: web đấu giá trực tuyến, sàn thương mại điện tử, …

Nhiều người đang thắc mắc lý do tại sao website lại có dòng chữ “đã đăng ký với Bộ Công Thương”. Đó được xem như một dấu hiệu khẳng định website của chủ sở hữu. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn rằng không biết có bắt buộc website phải đăng ký với Bộ Công Thương hay không. Bạn sẽ tìm hiểu câu trả lời qua những giải đáp dưới đây.

Các loại hình công bố với Bộ Công Thương

Trong thời đại công nghệ điện tử phát triển như hiện nay kéo theo các hoạt động thương mại cũng phát triển rầm rộ. Trong đó các website bán hàng hay sàn thương mại điện tử kiểu dạng như sendo.com, tiki.vn hay shoppee.vn… chính là những ví dụ điển hình. Cụ thể hơn, các loại hình website cần công bố với Bộ Công Thương sẽ bao gồm:

  • Website đấu giá trực tuyến
  • Website khuyến mại
  • Sàn thương mại điện tử
  • Website thương mại điện tử.
Xem thêm:  Bảo hộ nhãn hiệu là gì? Những điều bạn nên biết

Sự phát triển rầm rộ của các website trong phạm vi nhà nước Việt Nam thuộc các hoạt động kinh tế tài chính và cũng ảnh hưởng tới sự thay đổi của xã hội nên buộc phải có sự quản lý của nhà nước. Chính vì thế các cơ chế giám sát, quản lý được đưa ra để nhằm đảm bảo an toàn cho các giao dịch và có đối tượng để chịu trách nhiệm buôn bán đã được đưa ra.  Các hoạt động đăng ký hoặc thông báo website là việc cần làm để cơ quan quản lý nhà nước có thể theo dõi và giám sát của những website thương mại điện tử.

Việc đăng ký website hoặc thông báo website với Bộ Công Thương nếu đã đủ điều kiện nhưng không thực hiện việc này thì có nghĩa là đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định. Ngoài ra các khách hàng khi truy cập website không được đăng ký thông tin cần phải chú ý cẩn thận.

Xem thêm: 10 ngân hàng được đánh giá cao tại Việt Nam

Tại sao lại có con dấu màu xanh & màu đỏ “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”

Hiện tại trên các website có những con dấu “Đã đăng ký với Bộ Công Thương” màu đỏ và màu xanh. Nhiều người thắc mắc tại sao lại có 2 con dấu khác màu nhau như thế? Màu thì biểu thị cho ý nghĩa gì?

Ý nghĩa của các con dấu “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”

Con dấu “Đã đăng ký với Bộ Công Thương” được chia thành màu xanh và đỏ. Ý nghĩa cụ thể được biểu thị như sau:

  • Con dấu màu đỏ: “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”
  • Con dấu màu xanh: “Đã thông báo với Bộ Công Thương”

Hãy để ý kỹ một chút vì nội dung được ghi khác nhau và đừng nhầm lẫn. Cụ thể khác nhau như thế nào thì hãy xem tiếp nhé.

tai sao website co chu da dang ky voi bo cong thuong 2
mỗi con dấu mang màu khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau

Sự khác nhau giữa con dấu màu đỏ & màu xanh

  • Con dấu màu đỏ “Đã đăng ký với Bộ Công Thương” được sử dụng cho những website có liên quan đến sàn thương mại điện tử, khuyến mại, đấu giá. Có nghĩa là chủ sở hữu những website đó tạo ra một cái “chợ online”, một Hub hoặc sàn giao dịch để tất cả người bán và người mua có nhu cầu có thể kết nối với nhau như: Lazada, shoppee, sendo, tiki…
  • Con dấu màu xanh “Đã thông báo với Bộ Công Thương” được dùng cho những website dạng xúc tiến thương mại, tự quảng cáo hay bán hàng hóa của chính doanh nghiệp mình chứ không phải là nơi dành cho tất cả mọi người bán hàng khác.
Xem thêm:  Các loại thuế phí giao dịch chứng khoán mà Nhà đầu tư cần nắm rõ

Như thế có thể hiểu với mỗi dạng website khác nhau thì con dấu sẽ có màu khác nhau. Thủ tục đối với các website có dấu màu xanh sẽ đơn giản hơn so với con dấu màu đỏ.

Vậy làm thủ tục “Đã đăng ký với Bộ Công Thương” như thế nào cho website

“Đã đăng ký với Bộ Công Thương” không chỉ là tuân thủ đúng theo Pháp Luật mà hơn nữa còn là việc mang lại nhiều lợi ích cho website của bạn. Vậy tại sao TaxPlus khuyên bạn nên thực hiện thủ tục được cấp “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”?

Tại sao website của bạn nên có “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”

tai sao website co chu da dang ky voi bo cong thuong 3
Có dấu “Đã đăng ký với Bộ Công Thương” sẽ tạo uy tín, nâng tầm thương hiệu cho website của bạn

Lý do website của bạn nên có “Đã đăng ký với Bộ Công Thương” là bởi vì:

No1: Đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Pháp Luật

Tuân thủ theo thông tư số 47/2014/TT-BCT ban hành ngày 05/12/2014, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013 và Nghị định số 185/2013/ND-CP về các quy định xử phạt hành chính đối với các hoạt động thương mại ban hành ngày 15/11/ 2013 có quy định rõ tất cả các website có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đều sẽ phải thực hiện đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương.

No2: Mang lại sự uy tín cho doanh nghiệp

Những website đã được thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương thực hiện thành công sẽ có con dấu xác nhận được gắn đường link tại trang của cơ quan này. Nhờ đó website của bạn sẽ được nâng cao uy tín và tăng cường độ an toàn và sự yên tâm cho khách hàng truy cập để mua bán, giao dịch hàng hóa hay dịch vụ.

No3: Nâng tầm thương hiệu cho bạn hay công ty bạn

Lý do tiếp theo nên thực hiện thủ tục đăng ký con dấu này chính là bởi thương hiệu cá nhân hoặc công ty, doanh nghiệp sẽ được nâng thêm một tầm mới. Bởi khi đã thực hiện thủ tục này thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn đã tuân thủ theo đúng pháp luật. Đồng thời các dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa được bán hoặc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, website cá nhân hay doanh nghiệp đã được công nhận bởi Bộ Công Thương. Từ đó được phép quảng cáo và phân phối. Nhờ thế người tiêu dùng cũng an tâm và tin tưởng hơn với sản phẩm của bạn cung cấp ra.

Xem thêm:  Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì? Vai trò của dự trữ bắt buộc đối với nền kinh tế?

Với những lý do đó, không ít các website đã tìm cách để thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương. Vậy thủ tục như thế nào?

Thủ tục đăng ký website với Bộ Công Thương

Để thự hiện đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương bạn sẽ phải thực hiện theo các thủ tục sau đây:

Hồ sơ đăng ký, thông báo website

  • Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư.
  • Đối với tổ chức cần có quyết định thành lập.
  • Nếu là cá nhân cần có giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh cá thể
  • Một số loại giấy tờ khác có liên quan tùy theo ngành nghề dịch vụ của chủ website đang thực hiện.

Chuẩn bị các trang chính sách

Ngoài hồ sơ giấy tờ, website của bạn cũng sẽ cần phải đảm bảo những trang chính sách bao gồm:

  • Hướng dẫn mua hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách giao hàng
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách bảo hành đổi trả sản phẩm

Để có được các trang này, bạn sẽ cần làm các chính sách, hướng dẫn trên đây và tạo liên kết từ trang website chính. Bạn có thể nhờ đội ngũ chuyên nghiệp thiết kế website để thực hiện.

Thông tin về website

Website của bạn cũng sẽ cần phải có thông tin đầy đủ, thường là ở dưới chân trang dạng như: Địa chỉ, email, số điện thoại, mã số thuế, giấy phép kinh doanh số…

tai sao website co chu da dang ky voi bo cong thuong 4
Chú ý thông tin và các trang chính sách của website khi đăng ký thủ tục “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”

Thực hiện đăng ký website

Để thực hiện đăng ký website bạn cần tuân thủ theo các bước gồm:

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản tại trang của Bộ Công Thương
  • Bước 2: Xác nhận tài khoản sau khi đã đăng ký thành công
  • Bước 3: Thực hiện khai báo loại hình của website
  • Bước 4: Chờ xét duyệt hồ sơ từ Bộ Công Thương.

Sau khi đã được xác nhận và cấp logo “”Đã đăng ký với Bộ Công Thương” bạn cần thực hiện chèn logo vào website của mình ở chân trang để mang lại sự uy tín cho website của mình.

Mức xử phạt khi không thông báo Website với Bộ công thương:

Mức xử phạt khi không thông báo Website với Bộ công thương:
Mức xử phạt khi không thông báo Website với Bộ công thương

Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Điểm a Khoản 33 Điều 3 Nghị Định 17/2022/NĐ-CP:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng;”

Như vậy, đối với trường hợp không tuân thủ quy định về việc thông báo website thì sẽ phải chịu các hình thức xử phạt hành chính có thể lên tới 20.000.000 đồng.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Bạn đã hiểu Tại sao website lại có chữ: “Đã đăng ký với Bộ Công Thương” cùng những thủ tục đăng ký và các loại hình website phải thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương rồi chứ? Nếu có thắc mắc cần tư vấn thêm, xin liên hệ theo:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 21/12/2019 @ 17:20

Đánh giá bài viết post