Tài khoản kế toán là gì? Ý nghĩa và các loại tài khoản kế toán

Kế toán viên luôn làm việc thường xuyên với các khái niệm tài khoản kế toán và cách hạch toán theo phương pháp tài khoản kế toán. Vậy tài khoản kế toán là gì, có vai trò như thế nào đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp? Cùng taxplus.vn khám phá chi tiết trong bài viết sau đây.

Tài khoản kế toán là gì?

Tài khoản kế toán là công cụ quan trọng giúp các kế toán viên phân loại từng đối tượng kế toán một cách liên tục. Từ đó kiểm tra và giám sát tình hình tài chính hiện tại, đo lường sự biến động của các loại tài sản, nguồn vốn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Sử dụng tài khoản kế toán được xem là phương pháp đặc biệt giúp hạch toán các nghiệp vụ chính xác hơn, thể hiện qua hai yếu tố:

  • Các tài khoản kế toán: Đây là các tài khoản được quy định sẵn. Mỗi tài khoản có một mã số và tên gọi riêng giúp ghi chép và theo dõi các giao dịch rõ ràng.
  • Cách ghi chép nghiệp vụ trên tài khoản kế toán: Dựa trên phương pháp tài khoản kế toán, các giao dịch phát sinh trong hoạt động kinh doanh sẽ được ghi chép vào các tài khoản kế toán tương ứng. Mỗi giao dịch đều có các khoản ghi nợ và ghi có liên quan, cho thấy sự tương tác giữa các loại tài sản, nguồn vốn và thu chi trong doanh nghiệp.
Xem thêm:  Nhân viên thử việc có phải nộp thuế TNCN không? Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên thử việc 2023
tai khoan ke toan la gi 1
Tài khoản kế toán đảm bảo tính chính xác, minh bạch, hỗ trợ người quản lý phân tích, đánh giá và ra quyết định quan trọng

Ý nghĩa của tài khoản kế toán là gì?

Đối với nhà quản lý, tài khoản kế toán giúp họ theo dõi, đánh giá sự biến động của các đối tượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó nắm bắt nhanh chóng các tình huống có thể phát sinh trong tương lai để đưa ra quyết định kịp thời.

Đối với kế toán, việc hạch toán và sử dụng tài khoản kế toán giúp phân bổ, sắp xếp, tổng hợp và xử lý công việc một cách dễ dàng, chính xác. Hơn nữa, khi sử dụng các tài khoản kế toán đã thể hiện sự tuân thủ quy định của doanh nghiệp đối với cơ quan Nhà nước.

tai khoan ke toan la gi 2
Hệ thống tài khoản kế toán giúp kế toán viên sắp xếp các khoản mục khác nhau, thuận tiện cho theo dõi và quản lý

Nội dung chính của tài khoản kế toán là gì?

Mỗi loại tài khoản được ghi nhận nhằm phản ánh các đối tượng kế toán khác nhau, bao gồm nguồn vốn, nợ phải trả, chi phí…. Mỗi đối tượng kế toán gắn liền với một đầu tài khoản cụ thể. Sự phản ánh giữa doanh thu và chi phí, khoản thu nợ và các khoản nợ phải trả cần được thể hiện qua tính đối lập trong các tài khoản.

Các phát sinh kế toán đóng vai trò là căn cứ quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác và xác thực khi ghi chép, báo cáo tài chính.

Kết cấu của tài khoản kế toán

Cấu trúc của một tài khoản kế toán gồm có hai bên. Trong đó một bên phản ánh biến động tăng và bên còn lại phản ánh biến động giảm của đối tượng kế toán.

Quy ước:

  • Phần bên trái chữ “T”: Là bên Nợ.
  • Phần bên phải chữ “T”: Là bên Có.
  • Số dư đầu kỳ (cuối kỳ): nằm bên Nợ hoặc Có, nó phản ánh số dư hiện có của tài sản hoặc nguồn vốn trong thời điểm nhất định.
tai khoan ke toan la gi 3
Bạn cần tuân thủ các quy ước trong cấu trúc tài khoản kế toán

Nguyên tắc ghi nhận tài khoản kế toán:

  • Khi ghi Nợ/Có một tài khoản, bạn cần điền đúng số tiền vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản đó.
  • Nếu phát sinh một nghiệp vụ kinh tế làm tăng tài sản hoặc nguồn vốn, hãy ghi vào bên Có của tài khoản với số dư tương ứng. Và ngược lại.
  • Số dư cuối kỳ được ghi nhận bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với số phát sinh tăng trong kỳ. Sau đó trừ đi số phát sinh giảm trong kỳ.
Xem thêm:  Top 8 Điều người lao động cần biết về sổ Bảo Hiểm Xã Hội

Các loại tài khoản kế toán là gì?

Theo Thông tư 200, hệ thống tài khoản kế toán được phân chia thành các loại tài khoản (TK) cơ bản sau:

  • TK loại 1: Tài sản ngắn hạn
  • TK loại 2: Tài sản dài hạn
  • TK loại 3: Nợ phải trả
  • TK loại 4: Vốn chủ sở hữu
  • TK loại 5: Doanh thu
  • TK loại 6: Chi phí sản xuất trong kinh doanh
  • TK loại 7: Thu nhập khác
  • TK loại 8: Chi phí khác
  • TK loại 9: Xác định kết quả trong kinh doanh
  • TK loại 0: Tài khoản ngoài bảng CĐKT.

Tài khoản kế toán loại 1 và 2

Các tài khoản kế toán loại 1 và loại 2 đại diện cho những tài sản ngắn hạn và dài hạn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm tài khoản tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, phản ánh giá trị các tài sản mà doanh nghiệp sở hữu.

tai khoan ke toan la gi 4
Kết cấu ghi tài khoản loại 1 và 2

Nếu phát sinh giảm, ghi nhận bên Có. Ngược lại, các phát sinh tăng, ghi nhận bên Nợ. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ được ghi tại bên Nợ. 

Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp tài khoản 1 và 2 là tài khoản lưỡng tính. Ví dụ, TK 131 và TK 1388 thuộc loại tài khoản lưỡng tính, vừa có số dư bên nợ, vừa có số dư bên có.

Tài khoản kế toán loại 3 và 4

Các tài khoản loại 3 và loại 4 nằm trong nhóm tài khoản nguồn vốn, dùng để phản ánh nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tính chất của các loại tài khoản này là tăng ghi Có và giảm ghi Nợ. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ nằm ở bên Có. 

tai khoan ke toan la gi 5
Kết cấu ghi tài khoản loại 3 và 4

Tương tự như tài khoản loại 1 và 2, tài khoản 3 và 4 cũng có các tài khoản lưỡng tính, điển hình là TK 331 và TK 3388, vừa có số dư bên Nợ, vừa có số dư bên Có.

Xem thêm:  Có nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần không? Thủ tục thế nào?

Tài khoản loại 5 và 7

Tài khoản loại 5 và 7 đại diện cho doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp. Đặc trưng của nó là tăng ghi bên Có và giảm ghi bên Nợ. Lưu ý không có số dư cuối kỳ.

Xem thêm:

Tài khoản kế toán loại 6 và 8

Tài khoản kế toán loại 6 và 8 đại diện cho các chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Đặc trưng của nó là tăng ghi bên Nợ và giảm ghi bên Có. Lưu ý không có số dư cuối kỳ.

tai khoan ke toan la gi 6
Kết cấu ghi tài khoản loại 6 và 8

Tài khoản kế toán loại 9

Tài khoản loại 9 biểu thị kết chuyển doanh thu và chi phí khi xác định kết quả kinh doanh vào thời điểm cuối kỳ. Đặc trưng của nó là kết chuyển chi phí ghi bên Nợ và kết chuyển doanh thu ghi bên Có. Không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản kế toán loại 0

Tài khoản loại 0 biểu thị các tài khoản ngoài bảng áp dụng theo phương pháp ghi đơn. Các phát sinh chỉ ghi bên Nợ hoặc bên Có.

Xem thêm:

Các tiêu chí cần thiết khi lựa chọn tài khoản kế toán là gì?

Căn cứ Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, khi lựa chọn tài khoản kế toán cần quan tâm đến các yếu tố:

  • Dựa vào tài sản, nguồn vốn và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Dựa vào nhu cầu quản lý thông tin của công ty.
  • Dựa vào quyết định ban hành của Bộ tài chính đối với mỗi loại hệ thống tài khoản cho từng đối tượng cụ thể. Chẳng hạn, Thông tư 200 áp dụng cho công ty quy mô lớn nhỏ đa dạng, còn các công ty nhỏ sẽ có một hệ thống tài khoản riêng. 

Bài viết trên là tất tật thông tin giúp bạn hiểu rõ tính chất, ý nghĩa của tài khoản kế toán là gì. Song song đó chúng tôi cũng cung cấp thêm kết cấu và chi tiết từng loại tài khoản giúp bạn nắm vững và sớm trở thành một kế toán giỏi. Bất kỳ vướng mắc chưa rõ về tài khoản kế toán, hãy liên hệ bộ phận tư vấn Taxplus theo hotline 0853 9999 77.

Đánh giá bài viết post