Trước áp lực hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, tái cấu trúc doanh nghiệp được nhiều người quan tâm. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cần tìm giải pháp để thoát ra khỏi thời kỳ khủng hoảng và cải thiện hoạt động. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí. Tái cấu trúc là gì? Khi nào doanh nghiệp nên nên tái cấu trúc? Hãy tìm hiểu thêm về vấn đề này cùng Taxplus Solution qua bài viết sau.
Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?
Đây là quá trình tiến hành khảo sát, đánh giá lại toàn bộ cấu trúc của một doanh nghiệp hiện có. Từ đó trực tiếp đề xuất mô hình giải pháp cho mô hình cấu trúc mới. Điều này nhằm tạo ra một trạng thái hoạt động hiệu quả mới cho doanh nghiệp.
Bạn cũng có thể hiểu đơn giản hơn, đó là quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp trên cơ sở cấu trúc cũ. Mục đích của nó là khắc phục những điểm yếu và hạn chế khiến các công ty hoạt động kém hiệu quả trên thị trường. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp tái khởi động, mang lại hiệu quả cao hơn, sứ mệnh và tầm nhìn đạt được những mục tiêu xa hơn.
Một kế hoạch tái cấu trúc toàn diện sẽ bao gồm hầu hết các khía cạnh của doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nguồn nhân lực, hoạt động, quy trình và các nguồn lực khác. Quá trình tái cấu trúc cũng có thể được thực hiện cục bộ trong một hoặc nhiều mảng hoạt động của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) với mục tiêu tăng năng suất bộ phận đó.
Tại sao doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc?
Kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp cần được xem xét và cân nhắc lại một cách thường xuyên và định kỳ, nếu không hệ thống rất có thể bị mất cân đối. Tuy nhiên, vấn đề này cũng được gây ra bởi:
- Doanh nghiệp cần tái cấu trúc trước áp lực bên ngoài để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
- Doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc dưới áp lực từ bên trong để thích ứng với sự tăng trưởng và phát triển của mình.
Nhưng cũng có những trường hợp doanh nghiệp tái cấu trúc do bị áp lực cả bên trong và bên ngoài.
>>> Quan tâm: Tài khoản kế toán là gì? Ý nghĩa và các loại tài khoản kế toán
Khi nào doanh nghiệp cần tái cấu trúc?
Tái cấu trúc doanh nghiệp được thực hiện khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn, kinh doanh kém hiệu quả, đình trệ, thông qua việc đánh giá 4 nhóm dấu hiệu sau:
Dấu hiệu thuộc nhóm bề mặt
Đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất của một doanh nghiệp: doanh số giảm sút, tài sản bị hao hụt, thị phần bị thu hẹp, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh…
Dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt
Các dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt liên quan đến hiệu quả kinh doanh. Chất lượng sản phẩm không ổn định, nhiều phàn nàn từ khách hàng, thiếu sự phối hợp và trao đổi giữa các phòng ban, hiệu quả hoạt động marketing và bán hàng thấp, công nợ nhiều, tồn kho cao…
Dấu hiệu thuộc nhóm lớp giữa
Các dấu hiệu thuộc nhóm này thường không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh như: chức năng chồng chéo giữa các bộ phận, nhân lực yếu kém, năng lực quản lý của trưởng phòng kém, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận, cơ chế phân quyền chưa hoàn thiện…
Những dấu hiệu này tuy không có tác động trực tiếp nhưng lại khiến doanh nghiệp dần dậm chân tại chỗ, không thể phát triển nếu không cải thiện.
Dấu hiệu thuộc nhóm lớp sâu
Đây là những dấu hiệu khó xác định nhất vì chúng là những vấn đề thuộc thượng tầng, bao gồm: triết lý kinh doanh, mục tiêu dài hạn, tầm nhìn và giá trị…
Nếu ban giám đốc đi sai hướng, không đi sâu xây dựng giá trị cốt lõi bên trong và mục tiêu dài hạn mà chỉ tập trung vào mục tiêu ngắn hạn thì sẽ không thể phát triển vững mạnh và lâu bền.
>>> Xem ngay: Vay tín chấp doanh nghiệp – Điều kiện, hồ sơ, quy trình
Các bước để doanh nghiệp tái cấu trúc hiệu quả
Khi một doanh nghiệp đứng trước nhu cầu cần tái cấu trúc cấp bách. Câu hỏi lớn nhất đặt ra là: Các bước tổ chức tái cấu trúc doanh nghiệp như thế nào? Các bước chính để doanh nghiệp tái cấu trúc như sau:
Xác định rõ ràng tình trạng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hiểu, thống kê và tìm ra những vấn đề dẫn đến trì trệ, lỏng lẻo ở đâu hay bộ phận, phòng ban nào hoạt động chưa hiệu quả thì mới có thể hoạch định, xây dựng lại. Sau khi đã xác định chính xác tình hình của doanh nghiệp, có thể xây dựng các mục tiêu và phạm vi tái cấu trúc cụ thể. Đây không chỉ là mục tiêu tổng thể mà cần chia thành các mục tiêu cụ thể cho từng nhóm, từng bộ phận. Phạm vi tái cấu trúc phải bao gồm tất cả các lỗ hổng trong hệ thống và cách hoạt động.
Lập ra bản kế hoạch chi tiết
Doanh nghiệp cần xác định những lĩnh vực có thể triển khai càng sớm càng tốt. Để kiểm soát được tiến độ và phù hợp với mức độ, tính cấp bách của doanh nghiệp.
Xác định phương thức tiếp cận
Nếu chọn sai phương thức tiếp cận, việc tái cấu trúc có thể trở nên trì trệ và kéo dài. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược và kế hoạch triển khai trên cơ sở “cuốn chiếu” (tức là làm đến đâu xong đến đó). Điều này giúp doanh nghiệp làm rõ việc thực hiện tái cấu trúc.
Triển khai kế hoạch theo từng bước
Sau khi hoàn thành từng bước của kế hoạch, phải liên tục đánh giá hiệu quả của kế hoạch xem đã phù hợp chưa, cần điều chỉnh ở đâu không.
Vận hành hệ thống mới và thực hiện đánh giá định kỳ
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, doanh nghiệp sẽ bắt đầu vận hành toàn bộ hệ thống mới. Trong quá trình này, các công ty cần tiến hành đánh giá định kỳ để hiểu được hiệu quả của kế hoạch tái cấu trúc, đem lại chất lượng và đạt được các mục tiêu đã đề ra chưa.
Phương thức tái cấu trúc doanh nghiệp
Được chia theo các lĩnh vực mà việc tái cấu trúc nhắm đến, tái cấu trúc bao gồm các phương pháp sau:
Tái cấu trúc cơ cấu các hoạt động
Đây là sự điều chỉnh về mục tiêu chiến lược, ngành nghề kinh doanh, chủng loại sản phẩm, địa bàn kinh doanh. Khi môi trường kinh doanh thay đổi, doanh nghiệp cần kịp thời nắm bắt tình hình và có những điều chỉnh tương ứng. Sắp xếp các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho chiến lược, ngành, sản phẩm hoặc khu vực có thể giúp các công ty vượt qua thời điểm khó khăn và hạn chế tác động tiêu cực của thị trường.
Tái cấu trúc cơ cấu tổ chức bộ máy
Đây là sự điều chỉnh về phân công theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các cấp quản lý, các chức danh. Ví dụ, khi cần cắt giảm chi phí nhân sự để thực hiện hoạt động doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tái cấu trúc bằng cách giảm phân cấp, sa thải nhân viên, thiết kế lại công việc, thay đổi các mối quan hệ báo cáo…
Tái cấu trúc tài chính
Phương pháp này có thể được thực hiện theo nhiều cách. Ví dụ, các công ty có thể thay đổi mô hình vốn, thay đổi mô hình sở hữu chéo, thay đổi cách xử lý nợ và nắm giữ vốn của chủ sở hữu một cách phù hợp. Quy định này sẽ giúp duy trì lợi nhuận của doanh nghiệp và mở rộng thị trường. Tái cấu trúc tài chính thường phức tạp và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện tái cấu trúc lại nguồn lực, tái cấu trúc thể chế… để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Sau khi hiểu tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Các yếu tố quan trọng trong quá trình tái cấu trúc và tại sao doanh nghiệp cần tái cấu trúc. Chúng tôi có thể chắc chắn là tái cấu trúc là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp, nhất là trong thời đại mới. Tuy nhiên, tái cấu trúc không phải là một hành trình đơn giản và dễ dàng. Với bề dày kinh nghiệm của mình, Taxplus Solution luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình tái cấu trúc.
Bên cạnh đó, bạn cần tư vấn thêm dịch vụ kế toán, cho thuê văn phòng truyền thống, văn phòng chia sẻ, văn phòng ảo, cho thuê chỗ ngồi làm việc, giải pháp marketing online hiệu quả, dịch vụ thành lập doanh nghiệp, …Hãy đồng hành cùng với chúng tôi để không còn phải đau đầu suy nghĩ nhiều khi kinh doanh.
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8