Việc thực hiện thành công Storytelling trong Marketing sẽ mang lại những lợi ích thiết thực gì cho doanh nghiệp? Cùng Tax Plus tìm hiểu định nghĩa Storytelling là gì và cách áp dụng chiến lược này một cách hiệu quả qua bài viết dưới đây!
Storytelling là gì?
Storytelling là gì? Storytelling hay nói một cách dễ hiểu là “kể một câu chuyện”. Đây là nghệ thuật tương tác sử dụng lời nói và hành động để tiết lộ các chi tiết và hình ảnh của một câu chuyện liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong tiếp thị, Storytelling có nghĩa là doanh nghiệp xây dựng, phát triển và phổ biến một câu chuyện xung quanh các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó để quảng bá chúng và tăng nhận thức về thương hiệu. Hình thức Marketing kể chuyện thành công tạo ra sự kết nối cảm xúc và mang khách hàng đến gần hơn với thương hiệu của doanh nghiệp.
Ưu điểm của Storytelling
1. Truyền thông và quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp
Storytelling là một phương pháp truyền thông thương hiệu mới phổ biến trong thời gian gần đây, tuy nhiên thực tế cho thấy là một hình thức Marketing tự nhiên và mang lại hiệu quả cao. Câu chuyện đằng sau quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ cung cấp dữ liệu để khách hàng tìm hiểu thêm về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi trong sự phát triển của doanh nghiệp.
Các câu chuyện trong hoạt động Marketing nên được kể dựa trên sự thật theo tiêu chí dễ hiểu, dễ nhớ để giúp khách hàng nâng cao nhận thức về thương hiệu. Lúc này, khách hàng sẽ nhận biết rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp. Và đương nhiên, một câu chuyện ý nghĩa sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.
2. Storytelling tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty so với đối thủ
Một công ty có chiến lược Storytelling hấp dẫn sẽ tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc thị trường. Khi khách hàng cảm nhận được giá trị của một doanh nghiệp, việc mua sản phẩm/ dịch vụ sẽ diễn ra nhanh hơn vì quyết định mua hàng của khách hàng thường dựa trên cảm tính hơn là lý trí.
3. Storytelling đánh vào tâm lý để thu hút thành công khách hàng
Qua mỗi câu chuyện, khách hàng sẽ cảm nhận được những gì công ty đã trải qua, họ sẽ hình dung ra sản phẩm và dịch vụ của công ty như thế nào. Những câu chuyện dựa trên sự kiện có thật thường hiệu quả hơn trong việc tác động vào tâm lý khách hàng. Thậm chí, doanh nghiệp có thể lựa chọn để kể về một sai lầm hay thất bại trong quá khứ,… Một khi nắm bắt được tâm lý của khách hàng sẽ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi một cách hiệu quả.
4. Storytelling tăng tệp khách hàng trung thành
Khi đã có thông tin và hiểu về doanh nghiệp một cách cặn kẽ, khách hàng sẽ tăng độ tin tưởng thương hiệu hơn để dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng. Và xét về lâu dài, khách hàng sẽ trở thành một “người bạn” thân thiết của công ty trong những câu chuyện trong chiến dịch Storytelling sau này.
5. Tăng hiệu quả công việc và lòng trung thành của nhân viên đối với công ty
Bên cạnh những lợi ích trên, Storytelling còn được sử dụng hiệu quả trong giao tiếp nội bộ công ty. Một câu chuyện về văn hóa doanh nghiệp chứa đựng những nội dung như lịch sử công ty, tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu phát triển,… Người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc này. Câu chuyện sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về giá trị của công ty, thêm niềm tin vào công ty và tăng động lực làm việc.
Cách viết Content Storytelling hấp dẫn người đọc
1. Viết Storytelling dựa trên góc nhìn của bản thân
Tất cả các câu chuyện đều phải có nhân vật chính. Những điều bạn suy nghĩ hãy phác thảo những chi tiết cần thu thập và hệ thống hóa để tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Bạn cần chắc chắn rằng: Nhân vật chính mà bạn muốn xây dựng là ai? Tính cách như thế nào? Những tình huống nào xảy ra xung quanh nhân vật này?
Đối với bất kỳ thương hiệu nào thì sản phẩm/ dịch vụ là nhân vật chính cần tuân theo để nảy sinh ý tưởng và đưa ra nhiều sáng kiến độc đáo hơn. Đừng cố gắng bắt chước một tiêu chuẩn hiện có mà hãy suy nghĩ về nó một cách trung thực và thực tế theo quan điểm của người kể chuyện.
Câu chuyện doanh nghiệp vẽ ra phải có mục tiêu cụ thể, đúng mục tiêu và quan trọng nhất là chạm đến cảm xúc và nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến. Câu chuyện của doanh nghiệp khi được kể ra đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được suy nghĩ và nhu cầu của họ. Chỉ có như vậy câu chuyện của bạn mới có hiệu quả và ý nghĩa.
2. Phác thảo cốt truyện đủ ấn tượng
Khi hiểu được bản chất của Storytelling, doanh nghiệp cần xây dựng cốt truyện chắc chắn tạo nên một tổng thể logic mà ai cũng dễ hình dung. Nội dung kịch bản phải bao gồm: Lời hứa thương hiệu (Brand Promise) và giá trị thương hiệu (Brand Benefits). Những yếu tố này giúp thương hiệu của bạn tạo dựng uy tín và sự tín nhiệm đối với khách hàng để từ đó có thể tạo ra giá trị thương hiệu vững chắc trong tương lai.
3. Viết Storytelling cần đào sâu thêm những điều thầm kín của người đọc
Nắm chắc cốt truyện, bạn cần thêm những điều cụ thể và nghĩ cách triển khai câu chuyện một cách hợp lý nhất. Câu chuyện thương hiệu đánh đúng tâm lý khách hàng cần đủ linh hoạt để phù hợp dù xuất hiện ở bất kỳ đâu trên các phương tiện truyền thông. Họ đọc và sẽ tự đặt ra những câu hỏi về chính câu chuyện cuộc đời mình, điều này sẽ giúp khách hàng chia sẻ câu chuyện thương hiệu này lên các kênh Facebook, Twitter, Instagram, Zalo… Ngay cả những phần nhỏ nhất của câu đố cũng có thể được chia sẻ trên mạng xã hội và hashtag thương hiệu bạn. Hãy dành thời gian để tìm điểm chạm cảm xúc của từng nhóm khách hàng khác nhau, từ đó đưa ra những chiến lược Storytelling phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao.
🆘 Xem thêm
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp Storytelling
1. Đầu tư thời gian chuẩn bị trước khi viết Storytelling
Trước khi triển khai chiến lược Storytelling, người triển khai câu chuyện cần dành thời gian suy nghĩ cẩn thận về những gì sẽ viết, ví dụ như: Mục đích của câu chuyện là gì, thông điệp đang được truyền tải đến khách hàng là gì,… Đồng thời xác định hình thức nội dung, phương tiện truyền thông sẽ sử dụng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp định hình cách viết của mình đồng thời không phải mất nhiều thời gian cho việc chỉnh sửa.
2. Tập trung kể một câu chuyện hấp dẫn và mạch lạc
Một câu chuyện hay và gây được tiếng vang đối với nhiều khách hàng cần có cốt truyện và giọng kể nhất quán. Còn về cốt truyện thì phải có mở đầu, cao trào, kết thúc câu chuyện và thông điệp được rút ra đằng sau câu chuyện ấy. Nếu chỉ thiếu một trong những thứ trên, câu chuyện của bạn sẽ trở nên nhàm chán và khó hiểu.
Ngoài ra, giọng điệu trong những chiến lược Storytelling phù hợp với đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến cũng là một điểm cộng trong việc thu hút khách hàng tiềm năng. Ví dụ, nếu đối tượng mục tiêu của công ty là những người trẻ tuổi, doanh nghiệp có thể sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, theo xu hướng, xen kẽ những câu nói đang viral để làm cho câu chuyện trở nên thú vị.
3. Cố gắng không kể chuyện lan man
Cuối cùng, khi kể một câu chuyện, người kể chuyện nên sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, không quá dài dòng, lan man bởi vì khi khách hàng nhìn thấy một bài đăng dài dòng với nhiều thông tin thường sẽ có xu hướng bỏ qua vì mất thời gian.
Những nguồn ý tưởng để xây dựng Content Storytelling
Để tạo nên những câu chuyện hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của khách hàng, người kể chuyện cần có những nguồn thông tin để phát triển ý tưởng, tô vẽ thêm cho những câu chuyện hấp dẫn và sinh động. Nếu bạn đang bí ý tưởng, hãy tham khảo một số nguồn sau:
- Tham khảo thông tin trên các nhóm Confession của những trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok…
- Tham gia những nhóm có độ viral cao để phát triển ý tưởng như: Các group “hóng hớt” cùng những chủ đề về chuyện “phốt”, “drama”.
- Tham gia các group về sách, phát triển bản thân.
- Tham gia những nhóm chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp bạn.
- Tham gia các group về câu chuyện doanh nghiệp.
- Tham khảo thông tin từ những bài chạy quảng cáo của doanh nghiệp trên các kênh truyền thông.
Tham khảo một số mẫu Storytelling Content đáng chú ý
Subway là một thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng ở Mỹ và là đối trọng đáng gờm của Mcdonald. Thương hiệu này khá “chuộng” Storytelling trong các chiến dịch Marketing, dưới đây là một ví dụ.
Chuyện kể về Jared S. Fogle, lúc đó anh ta gặp vấn đề về cân nặng với 192 kí, thậm chí cậu ta bị cảnh báo về tình trạng béo phì này có thể gây tử vong ở tuổi 40. Do đó, anh chàng này đã cố gắng giảm cân bằng rất nhiều cách nhưng vẫn thất bại.
Mọi thứ tưởng chừng như đã dập tắt, năm anh nhập học trường đại học ở Indiana, tình cờ trước nhà anh thuê ở có một tiệm bánh mì Subway. Từ lúc này, Jared trở thành khách hàng thân thiết của quán với món bánh mì thịt và phô mai. Một hôm, cửa hàng này tổ chức chương trình “7 còn 6” – có nghĩa là cứ mua 7 bánh sandwiches thì mỗi bánh sẽ được giảm đi 6 gam chất béo. Và lúc này, Jared quyết định thử giảm cân với bánh mì Subway.
Kết quả thật đáng kinh ngạc! Chưa đến 1 năm ăn gần 700 phần bánh mì thương hiệu Subway, Jared đã giảm được đến 111 ký!
Điều đáng nói ở đây là thương hiệu Subway đã biết tận dụng câu chuyện thực tế này để xây dựng thành một chiến dịch quảng cáo thương hiệu vô cùng thành công. Với sự sáng tạo cùng chút gia vị cho Jared, câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn và biến Jared trở thành một người làm thương hiệu cho Subway. Hay đúng hơn là người hùng của Subway. Quá trình giảm cân của Jared được cập nhật thường xuyên như nhắc về tín hiệu cho Subway.
Đối với Subway, thương hiệu này đã có một câu chuyện ấn tượng, chân thực, không hư cấu để tạo cảm giác gần gũi với khách hàng. Họ kể đi kể lại cho đến khi khách hàng nhớ mãi câu chuyện ấy và kết quả doanh số thật đáng kinh ngạc: Doanh số bán hàng trong ngắn hạn tăng nhanh hơn 20%. Trên hết, Subway đã nhắc nhở được slogan trong tâm trí của khách hàng, rằng đồ ăn của họ an toàn, hoàn toàn có lợi cho sức khỏe. Đây là một điều mà có thể nhiều chiến dịch lớn chưa hẳn đã làm được.
🆘 Xem thêm
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, Tax Plus Blog đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Storytelling là gì và những cách kể chuyện hấp dẫn để thu hút khách hàng tiềm năng.
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói từ 1.200.000
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8