Quyền tác giả là gì? Có lẽ nghe đến thuật ngữ này bạn cũng sẽ hình dung ra rồi. Tuy nhiên về bản chất cụ thể thì không phải ai cũng nắm rõ. Họ có thể chỉ hiểu mơ hồ & chưa thấy được hết những vấn để xung quanh quyền tác giả. Vì thế trong bài viết này, TaxPlus sẽ cùng bạn tìm hiểu xem quyền tác giả là gì & cách thức đăng ký nhé.
Quyền tác giả là gì
Quyền tác giả được hiểu là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, phần mềm… do một cá nhân, tổ chức nào đó sáng tạo ra sở hữu được pháp luật, xã hội, quần chúng công nhận. Tất cả các tác phẩm đó phải được sáng tạo từ chủ thể mà không có bất cứ 1 dấu hiệu trùng lặp với những tác phẩm khác.
Vì sao phải đăng ký quyền tác giả
Việc đăng ký quyền tác giả sẽ giúp cho người sáng tạo ra các tác phẩm được bảo vệ quyền lợi, chống lại những hành vi về việc sao chép, nhái lại tác phẩm đó. Bởi để tạo được một tác phẩm cần có sự sáng tạo, công sức & tài chính.
Vì thế việc bảo hộ bản quyền tác giả sẽ giúp người sáng tạo được công nhận & được hưởng lợi ích từ chính tác phẩm của mình như phần thưởng, sự động viên, doanh thu từ tác phẩm đó.
Hiện nay tình trạng bảo hộ quyền tác giả vẫn còn non yếu nên dễ dẫn tới tình trạng bị đánh cắp, sao chép, làm nhái vô tội vạ. Tình trạng này cũng ngày càng tệ hại khiến cho các cống hiến của các nhạc sỹ, nhà văn, nhà báo bị ảnh hưởng.
Luật về bản quyền tác giả
Luật về bản quyền tác giả được quy định tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP. Trong đó có các điều đáng chú ý sau đây:
“Điều 19 – Quyền nhân thân”
Theo điều 19, Nghị định 22/2018/NĐ-CP quyền nhân thân của tác giả cụ thể:
- “Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự & uy tín của tác giả.”
“Điều 20, Nghị định 22/2018/NĐ-CP”
“Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
- Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
- Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này & khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép & trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”
- Chủ sở hữu quyền liên quan
+ Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.
+ Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.
+ Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.”
Cần tuân thủ về luật bản quyền tác giả để tránh xâm phạm, lạm dụng các tác phẩm của cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng tới quyền lợi của tác giả.
Ví vụ về quyền tác giả
Quyền tác giả được thể hiện qua nhiều ví dụ như: Các bài hát, các tác phẩm văn học được đăng ký dưới tên một nhạc sĩ hay nhà văn nào đó.
Ví dụ như các bài hát của Trịnh Công Sơn, bài hát của Phan Huỳnh Điểu, tác phẩm văn học Số Đỏ của Nam Cao… Những tác phẩm này trước đây có thể chưa được đăng ký bản quyền tác giả nhưng về cơ bản đã được quần chúng công nhận.
Đăng ký bản quyền tác giả như thế nào
Để đăng ký bản quyền tác giả sẽ cần phải đảm bảo các vấn đề sau đây:
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
- Bước 1: Phân loại hình thức đối tượng sẽ được bảo hộ quyền tác giả. Bởi việc đăng ký quyền tác giả sẽ chia thành nhiều hình thức khác nhau nên cần phân loại. Ví dụ phần mềm máy tính sẽ được phân loại thành hình thức bảo hộ tác phẩm là phần mềm máy tính còn bài hát sẽ được phân thành tác phẩm âm nhạc.
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả. Bước này sẽ được thực hiện sau khi phân loại được đối tượng đăng ký quyền tác giả.
- Bước 3: Thực hiện nộp hồ sơ tới Cục Sở hữu Trí Tuệ. Sau khi bạn đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, bạn sẽ gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại 1 trong 3 cơ sở của Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM.
- Bước 4: Thực hiện theo dõi hồ sơ đăng ký cho đến khi được nhận quyết định bảo hộ quyền tác giả. Sau khi hồ sơ đăng ký được nộp, bạn cần theo dõi hồ sơ & kịp thời bổ sung nếu thiếu sót sau khi được thông báo bởi Cục Sở Hữu Trí Tuệ cho tới khi hoàn thiện hồ sơ để được chấp thuận đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Để đăng ký bản quyền tác giả bạn sẽ cần phải chuẩn bị:
- Đơn đăng ký theo mẫu bản quyền tác giả
- Bản sao CMND/ thẻ căn cước của tác giả
- Bản sao CMND/ thẻ căn cước hoặc giấy CNĐKKD, quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm;
- Hợp đồng thuê sáng tạo ra tác phẩm hoặc quyết định giao việc cho tác giả.
- Cam đoan của tác giả sáng tạo ra tác phẩm
- Có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền nếu đăng ký bởi người khác
- 02 bản in tác phẩm (tùy mẫu theo các hình thức tác phẩm khác nhau)
Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả
Để đăng ký bản quyền tác giả theo quy định mới cần làm theo mẫu số 01 được ban hành theo Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL.
Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả cụ thể gồm:
- Tác phẩm báo chí, âm nhạc, nhiếp ảnh, văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình: 100.000 VNĐ
- Tác phẩm kiếm trúc, hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học: 300.000 VNĐ
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng: 400.000 VND
- Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được đình hình trên băng đĩa: 500.000 VNĐ
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: 600.000 VNĐ
Xem thêm:
Hành vi xâm phạm quyền tác giả
Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả:
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”
Bảo hộ bản quyền tác giả
Để bảo hộ bản quyền tác giả cần đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:
Điều kiện bảo hộ quyền tác giả
- Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm & là chủ sở hữu quyền tác giả.
- Là tác phẩm được công bố lần đầu tiên dù trong nước hay nước ngoài đối với bất cứ tác phẩm nào
Xuất bản ngày: 16/11/2019 @ 17:22
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8