Pháp lệnh là gì? Các quy định liên quan đến pháp lệnh

Pháp lệnh là loại văn bản quan trọng trong lĩnh vực pháp luật nước ta. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người băn khoăn về ý nghĩa cũng như vai trò của chúng. Vậy khái niệm pháp lệnh là gì? Có những thông tin nào cần chú ý về tài liệu này? Để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này, TaxPlus xin gửi đến bạn bài viết dưới đây. Tham khảo ngay để có hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất, tính chất của pháp lệnh.

Pháp lệnh là gì?

Pháp lệnh là một loại có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống các VBQPPL dưới luật. Chúng sẽ được ban hành trong một vài trường hợp được quy định chặt chẽ bởi pháp luật. Pháp lệnh có chức năng điều chỉnh các quan hệ mới vừa phát sinh trong xã hội.

Về tính pháp lý, pháp lệnh được xem là văn bản chứa đựng các quy định pháp lý hiện hành. Chúng được thực hiện theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự và thủ tục quy định của luật pháp. Các cá nhân, tổ chức trong phạm vi được đề cập trong văn bản đều phải nghiêm túc thực hiện. 

Pháp lệnh được hiểu là gì?
Pháp lệnh được hiểu là gì?

Pháp lệnh có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không?

Với thông tin “pháp lệnh là gì” đã được chúng tôi đề cập, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chúng. Chúng tạo nên một nền tảng pháp lý vững chắc cho từng trường hợp riêng biệt. Ngoài ra, pháp lệnh có đầy đủ những đặc điểm của một văn bản quy phạm pháp luật như:

  • Được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Các pháp lệnh đều được ban bố bởi các cơ quan có kiến thức chuyên môn và thẩm quyền. Điều này giúp đáp ứng các yêu cầu về tính pháp lý của văn bản.
  • Chúng đại diện cho ý chí của nhà nước
Pháp lệnh thể hiện rõ ý chí của nhà nước Việt Nam
Pháp lệnh thể hiện rõ ý chí của nhà nước Việt Nam
  • Chúng thể hiện quyền lực của nhà nước Việt Nam và mang tính chất bắt buộc. Có nghĩa là tất cả các cá nhân, tổ chức và cộng đồng đều phải tuân thủ và thi hành.
  • Pháp lệnh là những quy tắc xử sự chung được ban hành
  • Một điểm đặc biệt là pháp lệnh có khả năng điều chỉnh những quan hệ xã hội khi chưa có luật điều chỉnh. Chúng có thể đáp ứng các yêu cầu pháp lý trong các lĩnh vực mà Quốc hội đã giao phó.
Xem thêm:  PDCA là gì? Áp dụng quy trình PDCA trong quản lý chất lượng Doanh nghiệp

Những thông tin cần lưu ý khi đọc pháp lệnh

Ngoài việc tìm hiểu pháp lệnh là gì, bạn nên chú ý đến các yếu tố quan trọng khi đọc pháp lệnh. Việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung của nó, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp lý. Dưới đây là tổng hợp các thông tin quan trọng bạn cần nắm:

  • Phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh: Trong văn bản đã xác định rõ phạm vi áp dụng của pháp lệnh. Vì vậy, cần nắm rõ để biết được các lĩnh vực, hoạt động mà pháp lệnh có hiệu lực.
  • Đối tượng áp dụng: Có thể bao gồm các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc một nghề nghề áp dụng pháp lệnh. 
  • Các nội dung, điều khoản phải thực hiện: Các quy định, hướng dẫn và yêu cầu được nhắc đến trong văn bản phải được tuân thủ. Người nhận buộc phải đảm bảo thực hiện những hành vi, hoạt động theo đúng quy định được nêu.
  • Điều kiện và điều khoản: Mỗi loại VBQPPL đều sẽ có các điều kiện, điều khoản cần tuân thủ. 
  • Thời gian có hiệu lực: Bạn cần xác định thời gian có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật này. Chúng bao gồm ngày ban hành, ngày có hiệu lực, thời gian áp dụng và thời hạn gỡ bỏ.
Những thông tin cần lưu ý khi đọc pháp lệnh
Những thông tin cần lưu ý khi đọc pháp lệnh

Ai có thẩm quyền ban hành pháp lệnh?

Sau khi biết về pháp lệnh là gì, cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loại văn bản này bằng thông tin sau. Tại Khoản 1 Điều 16, Luật Ban hành VBQPPL 2015 (sửa đổi 2020), có quy định như sau:

  • Ủy ban thường vụ Quốc hội là đơn vị có thẩm quyền ban hành pháp lệnh. Các pháp lệnh sẽ được đưa ra để quy định các vấn đề đã được Quốc hội ủy thác. Chúng đảm bảo đơn vị này có trách nhiệm, quyền hạn đặt ra các quy định cho từng lĩnh vực.
  • Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng có thẩm quyền tạm ngừng hay kéo dài hiệu lực của pháp lệnh. Các thay đổi sẽ được thực hiện theo yêu cầu cấp bách về sự phát triển kinh tế – xã hội. Ngoài ra, UBTVQH có nghĩa vụ báo cáo việc bãi bỏ pháp lệnh tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.
  • Quá trình ban hành pháp lệnh như sau: Đưa ra quyết định đầu tiên sẽ là Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau đó, VBQPPL này sẽ được trình lên Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành luật. Quy trình này đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy cho các quy định pháp lý được nêu ra trong pháp lệnh. 
Xem thêm:  Tiền ảo là gì? Quan điểm về quản lý, sử dụng tại Việt Nam và Thế giới

Theo quy định trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ đảm nhận nhiệm vụ ban hành pháp lệnh. Với cương vị này, UBTVQH là người điều phối, đáp ứng thách thức, nhu cầu pháp lý của xã hội.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm ban hành pháp lệnh
Uỷ ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm ban hành pháp lệnh

Căn cứ đề nghị xây dựng pháp lệnh là gì?

Khoản 2, Điều 32, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, quy định về việc đề nghị xây dựng pháp lệnh cần căn cứ vào:

  • Đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước: Đề nghị cần phải tuân thủ, phù hợp với đường lối, chủ trương của ĐCSVN. Đồng thời không được làm trái với các chính sách quan trọng của Nhà nước. Điều này sẽ đảm bảo được sự nhất quán, thống nhất trong hệ thống pháp luật của nước ta. 
  • Dựa vào kết quả tổng kết quá trình thi hành pháp luật. Ngoài ra cũng có thể căn cứ vào thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của pháp lệnh. Thông qua việc này, pháp lệnh mới có thể được ban hành để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trong cuộc sống thực tế. 
  • Yêu cầu quản lý nhà nước, sự phát triển kinh tế – xã hội: Các đề nghị được đưa ra phải phải đáp ứng yêu cầu này. Bởi chúng sẽ đảm bảo việc quản lý nhà nước đạt được hiệu quả cao hơn. Mỗi đề nghị đều phải gắn với quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng.
  • Thực hiện đúng cam kết trong các điều ước quốc tế có liên quan mà nước ta là thành viên: Chúng bảo đảm pháp luật được xây dựng không đi ngược với tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế.  
Xem thêm:  Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
Các căn cứ để xây dựng pháp lệnh 
Các căn cứ để xây dựng pháp lệnh

>>> Quan tâm thêm: SLA là gì? Vai trò của SLA đối với doanh nghiệp

Điểm khác biệt giữa pháp lệnh và luật

Pháp lệnh và luật là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn. Để tránh việc hiểu sai về pháp lệnh và luật, lưu lại những điểm khác biệt dưới đây: 

Về tính ổn định

Luật là tài liệu có tính pháp lý cao cấp và ổn định. Luật pháp của quốc gia là các tài liệu ổn định được soạn thảo, ban hành dựa trên tầm nhìn, chiến lược của xã hội. Luật là văn bản  thể hiện ý chí, nguyện vọng, tầm nhìn của người lập pháp. Chúng định rõ những quy tắc, quy phạm chung cho các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, đối với những mối quan hệ xã hội chưa được quy định bởi luật thì pháp lệnh sẽ được sử dụng.

Pháp lệnh là gì? - Tính ổn định của pháp lệnh và luật khác nhau như thế nào?
Pháp lệnh là gì? – Tính ổn định của pháp lệnh và luật khác nhau như thế nào?

Pháp lệnh sẽ được ban bố để điều chỉnh các mối quan hệ có tính ổn định thấp hơn so với luật. Do đó, thông thường thời gian có hiệu lực của pháp lệnh sẽ ngắn hơn luật. Khi mối quan hệ xã hội đó trở nên ổn định hơn thì cơ quan nhà nước sẽ ban hành luật thay thế pháp lệnh.

>>> Xem thêm: Thẻ VISA là gì? Thông tin và lợi ích thẻ thanh toán quốc tế cập…

Những quan hệ xã hội điều chỉnh

Cả luật và pháp lệnh đều có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, có sự khác biệt về phạm vi, tính chất của các quan hệ mà chúng điều chỉnh. Luật thường điều chỉnh những QHXH có tính ổn định cao và khó thay đổi trong một khoảng thời gian. 

Ngược lại, pháp lệnh sẽ điều chỉnh các quan hệ có tính ổn định thấp, khả năng thay đổi nhanh. Chúng được ban hành để đáp ứng nhanh chóng, linh hoạt các tình huống mới phát sinh trong xã hội. 

Sự khác biệt giữa luật và pháp lệnh
Sự khác biệt giữa luật và pháp lệnh

Chúng tôi đã tổng hợp các thông tin về pháp lệnh là gì cho bạn đọc. Mong rằng bạn sẽ có cái nhìn chi tiết, sâu sắc hơn về VBQPPL này. Đừng quên theo dõi trang web của TaxPlus để được cung cấp thêm nhiều bài viết hữu ích cho doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, đơn vị chúng tôi còn có dịch vụ thành lập doanh nghiệp, nghiệp vụ kế toán, SEO, cho thuê văn phòng ảo, văn phòng truyền thống, …bạn có thể tham khảo. Với nỗ lực trong suốt nhiều năm, chúng tôi tin rằng sẽ đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất. Liên hệ ngay để nhận được tư vấn và báo giá chi tiết nhất:

Đánh giá bài viết post