Phân biệt chi nhánh công ty, địa điểm kinh doanh & văn phòng đại diện

Trước khi thành lập chi nhánh công ty hay các địa điểm kinh doanh cùng văn phòng đại diện bạn cần tìm hiểu kỹ về chức năng, quyền hạn của mỗi loại hình. Việc kế toán & kê khai thuế hay đặc điểm để lựa chọn đơn vị tư vấn và bố trí sao cho hợp với chiều hướng kinh doanh. Cùng TaxPlus phân tích và phân biệt giữa chi nhánh công ty, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện.

Khái niệm

phan biet giua chi nhanh cong ty dia diem kinh doanh va van phong dai dien 1

Bạn nên đọc qua các khái niệm để có cái nhìn tổng quan trước khi tìm hiểu chi tiết từng loại hình.

Chi nhánh công ty là gì?

Theo khoản 1 điều 45 của bộ Luật doanh nghiệp ban hành năm 2015 chi nhánh công ty là đơn vị của doanh nghiệp (DN), công ty mẹ. Với nhiệm vụ là thực hiện một phần hay tất cả chức năng của các công ty mẹ hoặc DN đó, bao gồm cả chức năng đại diện ủy quyền.

Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề của chính DN hoặc công ty mẹ. Tìm hiểu thêm về công ty mẹ và công ty con

Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo khoản 3, Điều 45 của luật doanh nghiệp 2014 địa điểm kinh doanh chính là nơi một doanh nghiệp/công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể của mình.

DN có thể có 1 hoặc nhiều địa điểm kinh doanh và mỗi địa điểm được cấp một mã số bao gồm 5 chữ số thứ tự từ 00001 – 99999. Bạn cần hiểu mã số này không phải mã số thuế của địa điểm kinh doanh nhé.

Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện chính là đơn vị hành chính phụ thuộc hoàn toàn vào DN, với nhiệm vụ là đại diện theo ủy quyền cho các lợi ích và bảo vệ các lợi ích của DN đó.

Xem thêm:  Data Driven là gì? Các cách ứng dụng hiệu quả trong doanh nghiệp

Có 2 loại văn phòng đại diện là văn phòng đại diện trong nước của doanh nghiệp và văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.

Cách phân biệt 3 hình thức trên

Mối quan hệ giữa chi nhánh & công ty lại là sự tương đồng khi chi nhánh thực hiện toàn bộ hay một phần các chức năng của chính công ty/doanh nghiệp. Chi nhánh thực hiện chức năng kinh doanh các sản phẩm của công ty và chức năng đại diện theo ủy quyền.

Hiểu một cách đơn giản thì chi nhánh công ty bao gồm chức năng của cả địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện. Nên nếu có nhu cầu mở rộng kinh doanh bạn nên mở chi nhánh.

  • Thuế môn bài: Cả chi nhánh và địa điểm kinh doanh của DN đều phải nộp thuế môn bài với mức 1.000.000 đồng/năm. Việc khai thuế tại các cơ quan Thuế.
  • Các khoản thu khác: Sẽ thu theo việc chi nhánh đó hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc.

Văn phòng đại diện của công ty/doanh nghiệp có nhiệm vụ là đại diện quyền và lợi ích cho chính DN cũng như bảo vệ lợi ích đó. Vậy nên văn phòng đại diện sẽ không được kinh doanh hay không phải nộp thuế môn bài.

Với địa điểm kinh doanh thì chỉ thực hiện các chức năng kinh doanh của công ty/doanh nghiệp mà không có chức năng đại diện theo ủy quyền và có nhiệm vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.

Chức năng của từng loại hình

chuc nang cua chi nhanh chinh 1

Khi việc kinh doanh của công ty đã chiếm lĩnh thị trường ở tỉnh này thì việc thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh là lựa chọn để đưa sản phẩm ra rộng hơn với thị trường, tăng lợi nhuận.

Chi nhánh công ty

Như vậy, chức năng của chi nhánh chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm của công ty mẹ ra thị trường khu vực đó. Chi nhánh có thể hoạt động một cách độc lập cả về sản xuất, sổ sách và các báo cáo Thuế.

  • Chi nhánh sẽ sử dụng tên của công ty vì vậy không mất chi phí cho việc quảng bá giới thiệu hình ảnh.
  • Giúp danh tiếng của công ty/doanh nghiệp mẹ được biết đến nhiều hơn, tiếp cận với khối lượng khách hàng nhiều hơn.
  • Chi nhánh còn có thể thay thế công ty kinh doanh và quản lý kinh doanh ở khu vực đó đồng thời giúp điều chỉnh và lên các phương án kinh doanh phù hợp.
  • Việc tư vấn, khiếu nại hay các thắc mắc của khách hàng sẽ được giải quyết nhanh, không mất thời gian lên công ty mẹ. Từ đó sẽ tạo được uy tín và độ tin cậy cao hơn.
  • Chi nhánh còn được thành lập ở tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương khác với công ty/doanh nghiệp mẹ. Trong khi địa điểm kinh doanh lại không làm được.
  • Được phép sử dụng cũng như đăng ký con dấu riêng.
  • Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh công ty được mở rộng với việc có thể mở tài khoản ngân hàng riêng. Tiến hành ký kết các hợp đồng lao động, ký các hợp đồng về kinh tế với đối tác. Thực hiện mua các vật tư, phương tiện cần sử dụng.
Xem thêm:  Con dấu công ty: CẬP NHẬT THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

Chức năng của địa điểm kinh doanh

Có thể nói, việc đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế giờ đây rất dễ dàng, thủ tục nhanh gọn. Thế nhưng, địa điểm phải cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với công ty mẹ hoặc doanh nghiệp mẹ.

Địa điểm kinh doanh thực hiện chức năng kinh doanh cho doanh nghiệp/công ty. Địa điểm kinh doanh cũng lấy tên của công ty nên sẽ không mất chi phí quảng cáo, quảng bá….

Ưu điểm của địa điểm kinh doanh là phù hợp với DN muốn mở rộng kinh doanh, sản xuất trên nhiều địa điểm khác nhau nhưng vẫn cùng 1 tỉnh/thành phố. Không cần các thủ tục kê khai thuế mà công việc này do công ty mẹ đảm nhận.

Chức năng của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện được lập ra với mục đích:

  • Thực hiện các chức năng của một văn phòng liên lạc
  • Nghiên cứu thị trường, làm các công việc hỗ trợ công ty mẹ/doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và các đối tác khu vực đó.

Các văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Với những công ty muốn thành lập đơn vị hỗ trợ trong việc tiếp cận với khách hàng và đối tác mà không cần có hoạt động kinh doanh thì lựa chọn thành lập văn phòng đại diện để tránh việc kê khai thuế phức tạp.

Xem thêm:  Win rate là gì? 6 cách để cải thiện tỷ lệ thắng trong kinh doanh

Đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như: Tư vấn xây dựng, du lịch… thì văn phòng đại diện ở các tỉnh là lựa chọn hợp lý.

Kế toán và kê khai thuế

Ke toan va ke khai thue 1

Vấn đề kê khai thuế và kế toán ở các hình thức trên là khác nhau đặc biệt văn phòng đại diện không cần kê khai thuế mà chỉ có công ty mẹ thực hiện việc này.

Chi nhánh công ty

Việc hạch toán và kế toán chi nhánh công ty có thể chọn lựa 2 hình thức là hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc với doanh nghiệp/công ty mẹ. Chi nhánh có thể tự mở số tài khoản ngân hàng, có con dấu riêng.

Trong trường hợp hạch toán độc lập, chi nhánh sử dụng mã số thuế riêng, hóa đơn riêng, con dấu riêng. Trong trường hợp này, chi nhánh giống như một công ty độc lập.

Không chỉ vậy, chi nhánh công ty còn có thể vay vốn thậm chí là ký các hợp đồng. Với điều kiện người đại diện của công ty chủ quản đó có văn bản ủy quyền đối với người đứng đầu chi nhánh nhân danh công ty để ký các hợp đồng pháp lý.

Địa điểm kinh doanh

Khác với chi nhánh, địa điểm kinh doanh có các hoạt động hạch toán, kê khai thuế và kế toán hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp hay trị sở chính. Với việc sử dụng các hóa đơn của công ty, kê khai thuế tập chung.

Văn phòng đại diện

Do văn phòng đại diện không được phép kinh doanh, sản xuất nên không có kê khai thuế, kế toán và hạch toán.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Hy vọng qua bài viết phân biệt chi nhánh công ty, địa điểm kinh doanh & văn phòng đại diện sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của DN. Tóm lại, mỗi loại hình có ưu điểm riêng và nếu cần tư vấn mở chi nhánh công ty hãy để TaxPlus giúp bạn. Bạn chỉ cần cung cấp thông tin việc còn lại TaxPlus sẽ hoàn thành.

Xuất bản ngày: 24/06/2019 @ 09:31

Đánh giá bài viết post