Những trường hợp kinh doanh không phải đăng ký mới nhất 2022

Đăng ký kinh doanh giúp việc kinh doanh của bạn được hợp pháp hóa theo quy định của Pháp luật. Tuy nhiên, có những trường hợp kinh doanh không phải đăng ký. Vậy hãy cùng TaxPlus theo dõi bài chia sẻ nay, bạn sẽ có thêm kiến thức khi chuẩn bị việc kinh doanh của mình đấy.

Những trường hợp nào không phải đăng ký kinh doanh

Có khá nhiều những hoạt động không cần phải đăng ký kinh doanh và bạn cần nắm rõ. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có ghi rõ:

Những trường hợp nào không phải đăng ký kinh doanh
Các hoạt động không phải đăng ký kinh doanh được ghi rõ tại khoản 1, điều 3, các điểm a, b, c, d, đ, e của Nghị định 39/2007/NĐ-CP

“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

  • a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ
  • đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định
  • e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Như vậy rất nhiều những hoạt động kinh doanh mà chẳng cần phải đăng ký kinh doanh đấy bạn nhớ lưu lại khi cần thì lôi ra tham khảo nhé! Ngoài ra Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP cũng ghi thêm về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh gồm:

Xem thêm:  NASDAQ là gì? 3 điểm hấp dẫn đầu tư của NASDAQ

“2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

Xem thêm: Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những hoạt động không cần đăng ký kinh doanh tức là bạn có thể thoải mái buôn bán, kinh doanh mà không cần lo pháp luật “sờ gáy”. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu qua những hoạt động kinh doanh cần phải đăng ký được tổng hợp ở nội dung tiếp theo đây nhé.

Những hoạt động kinh doanh nào phải đăng ký kinh doanh

Theo quy định của Pháp Luật, ngoài những hoạt động như trên thì nếu là thương nhân sẽ phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Quy định này được ghi rõ tại Khoản 1 Điều 6 & 7 Bộ Luật thương mại 2005. Cụ thể:

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này & quy định khác của pháp luật.”

Như thế có nghĩa là tất cả các thương nhân gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và cá nhân hoạt động thương mại sẽ buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp Luật. Bạn cần lưu ý để biết việc thành lập kinh doanh tránh bị kiểm tra & soi xét vì không tuân thủ hoạt động đăng ký với cơ quan Nhà nước.

Xem thêm:  TOP 10 doanh nhân nổi tiếng nhất mọi thời đại
Những hoạt động kinh doanh nào phải đăng ký kinh doanh
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh

Xem thêm: Nên học kinh nghiệm kinh doanh buôn bán từ đâu? Với ai?

Thủ tục đăng ký kinh doanh

Khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, bạn cần tuân thủ đúng theo trình tự. Khi thực hiện bạn cần phải chú ý đến quy định tại Điều 27 & 28 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

“Điều 27. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định của Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi:

  • a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
  • b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
  • d) Đã nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều 28. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

  • Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”

Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp cần phải đảm bảo tuân thủ đúng thì mới được chấp nhận đăng ký kinh doanh để tránh những sai lầm khiến hồ sơ, giấy tờ không được chấp thuận.

Xem thêm:  Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh - CHỈ 680.000đ
Thủ tục đăng ký kinh doanh
Cần hoàn thiện thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Những trường hợp đăng ký kinh doanh đã được cập nhật đồng thời cùng với hướng dẫn, thủ tục đăng ký. Khi cần đăng ký nếu gặp khó khăn cần tư vấn thêm hoặc muốn sử dụng dịch vụ của TaxPlus bạn có thể liên hệ với chúng tôi.

Xuất bản ngày: 31/12/2019 @ 17:07

Đánh giá bài viết post