Những quy định về vốn điều lệ công ty nên biết

Vốn điều lệ của công ty là một trong những loại vốn được rất nhiều người quan tâm. Hơn nữa đây là vốn quy định bắt buộc phải có khi thành lập một công ty. Vì thế trong bài viết này, để những người đang có ý định thành lập doanh nghiệp hay mở công ty có thể nắm rõ hơn, hãy cùng TaxPlus tìm hiểu ở bài viết này nhé.

Vốn điều lệ của công ty là gì?

Một công ty có nhiều loại vốn khác nhau và trong đó vốn điều lệ chính là loại vốn quan trọng nhất. Vốn điều lệ công ty là loại vốn được góp bởi các thành viên khi có ý định thành lập một công ty nào đó. Theo quy định của Pháp Luật, các thành viên không bắt buộc phải góp vốn với tỉ lệ bao nhiêu hoặc vốn điều lệ của công ty tối đa là bao nhiêu. Vì thế mà tùy theo các thành viên có nhu cầu và điều kiện ra sao mà góp vốn vào công ty.

Xem thêm: Tỷ lệ sở hữu vốn góp bao nhiêu là an toàn

Những điểu cần biết về góp vốn điều lệ trong công ty

Để hiểu hơn về phần vốn góp này, bạn cần chú ý đến một số những quy định sau đây về góp vốn trong công ty như sau:

nhung quy dinh ve von dieu le cong ty nen biet 1
Các thành viên của một công ty có thể góp vốn bằng nhiều hình thức được quy định tại điều 35 trong Luật Doanh nghiệp 2014

Các thành viên có thể góp vốn bằng gì?

Các thành viên của một công ty có thể góp vốn bằng nhiều hình thức được quy định tại điều 35 trong Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

  1. “Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.”

Thời hạn để góp vốn trong công ty

Đối với một công ty, thời hạn để góp vốn được quy định cụ thể cho từng loại hình khác nhau sau đây:

  • Công ty TNHH 1 thành viên:
Xem thêm:  Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì? Vai trò của dự trữ bắt buộc đối với nền kinh tế?

Theo quy định tại điều 74, khoản 2 của Luật Doanh nghiệp:

“2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

  • Công ty cổ phần:

Thời hạn góp vốn của công ty cổ phần được quy định tại điều 112, khoản 1 của Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

“Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.”

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Theo khoản 2 trong điều 48 của Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về thời hạn góp vốn như sau:

“2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.”

Ai là người có thể đại diện pháp luật khi góp vốn?

Theo điều 13, khoản 1, 2 của Luật Doanh nghiệp, người đại diện Pháp Luật của công ty, doanh nghiệp sẽ là:

Xem thêm:  Thanh toán không tiếp xúc và những điều cần biết
nhung quy dinh ve von dieu le cong ty nen biet 2
Người đại diện Pháp Luật của công ty, doanh nghiệp được quy định tại điều 13, khoản 1, 2 của Luật Doanh nghiệp
  1. “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”

Những điều cần biết về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty

Thay đổi vốn điều lệ của công ty là trường hợp khi có thêm cổ đông góp vốn hoặc có cổ đông rút vốn đã góp khỏi doanh nghiệp. Đối với 2 trường hợp này cần chú ý như sau:

Khoản 2 điều 31 trong Luật doanh nghiệp 2014 có quy định “2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.”

Trong các trường hợp khác nhau, vốn điều lệ của của công ty thay đổi sẽ được thực hiện như sau:

Trường hợp 1: Tăng vốn điều lệ công ty

Đối với trường hợp này cần thực hiện theo những điều sau đây:

Bước 1: Thực hiện thông báo với phòng đăng ký kinh doanh và thực hiện đầy đủ thủ tục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 96/2015/NĐ-CP.

Bước 2: Sau khi đã thông báo, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp trong thời gian 10 ngày tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Xem thêm:  Trường hợp nào được coi là đình công hợp pháp? - Chuẩn pháp lý 2023

Trường hợp 2: Trường hợp giảm vốn điều lệ

Trong trường hợp 2 khi giảm vốn điều lệ, bạn cũng cần thực hiện như trường hợp 1 nhưng cần có thêm điều kiện về việc xác nhận đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và những nghĩa vụ về tài sản khác sau khi đã giảm vốn điều lệ.

nhung quy dinh ve von dieu le cong ty nen biet 3
Tăng/ giảm vốn điều lệ của công ty cần thực hiện theo đúng thủ tục

Thay đổi cổ đông của công ty và những điểu cần biết

Quy định về cổ đông của công ty ghi rõ tại khoản 2 điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

“2. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.”

Quy định về thay đổi cổ đông công ty

Ngoài ra thì việc thay đổi cổ đông công ty cần tuân thủ theo quy định tại khoản 3 & khoản 4 của điều 119, Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

  1. “Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
  2. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.”
nhung quy dinh ve von dieu le cong ty nen biet 4
Thay đổi cổ đông công ty cần tuân thủ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 của điều 119, Luật doanh nghiệp 2014

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Trên đây chính là những quy định về vốn điều lệ của công ty mà bạn cần nắm rõ để tránh vi phạm. Đồng thời nếu có bất cứ thắc mắc nào về vốn điều lệ của công ty thì hãy cùng liên hệ với TaxPlus theo thông tin sau đây:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 26/12/2019 @ 17:32

Đánh giá bài viết post