Nhãn hiệu là một trong những vấn đề thuộc về doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều người còn thắc mắc nhãn hiệu là gì và làm thế nào để đăng ký nhãn hiệu thành công, bảo vệ được thương hiệu cho sản phẩm. Hãy cùng TaxPlus tìm hiểu và xem các thông tin dưới đây nhé!
Nhãn hiệu là gì
Theo điều 4, khoản 16 trong Luật Sở Hữu Trí Tuệ: Nhãn hiệu được dùng để phân biệt sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Ví dụ:
- Nhãn hiệu thời trang Chanel phân biệt với nhãn hiệu thời trang Gucci cùng 1 lĩnh vực hoạt động.
- Nhãn hiệu xe mercedes & Toyota để phân biệt về ô tô.
Nhìn chung, nhãn hiệu chính là cách để bạn nhận biết về sản phẩm, dịch vụ của 1 tổ chức hoặc cá nhân.
Xem thêm: Nhãn hiệu hàng hóa là gì
Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ
Đối với bất cứ người nào nếu muốn đăng ký nhãn hiệu đều sẽ phải thực hiện tra cứu nhãn hiệu trước khi quyết định. Việc này sẽ giúp tránh trùng & gặp rắc rối về pháp lý về sở hữu trí tuệ. Vậy tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ như thế nào, hãy cùng với chúng tôi cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Cách tra cứu nhãn hiệu cơ bản cục sở hữu trí tuệ
Tại cục sở hữu trí tuệ, tất cả các nhãn hiệu đã được đăng ký hay bị từ chối đăng ký đều sẽ được công bố tại thư viện website của cục sở hữu trí tuệ tại: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bạn có thể truy cập vào, đánh tên nhãn hiệu mà bạn muốn tra cứu. Ví dụ như TaxPlus hay FPT, Viettel… để thử. Hoặc đơn giản bạn có thể đánh tên nhãn hiệu mà bạn đang mong muốn đăng ký để giúp mình biết nhãn hiệu đó đã được sở hữu bởi cá nhân hay tổ chức nào chưa.
Tuy nhiên cách này thích hợp hơn với những người đã có kinh nghiệm. Độ chính xác khi tra cứu sẽ lên tới 60%. Ngoài ra cách này cũng giúp bạn có thể theo dõi được tiến độ bảo hộ nhãn hiệu mà mình muốn tại Cục sở hữu trí tuệ.
Gói tra cứu nâng cao nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Nếu bạn muốn tra cứu những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cao thì có vẻ như cách thứ nhất trên đây sẽ không hiệu quả. Với trường hợp này bạn cần phải xin ý kiến từ các chuyên gia. Bạn nên gửi nhãn hiệu muốn đăng ký cho các đơn vị như TaxPlus hay các công ty Luật để được hỗ trợ.
Lý do là bởi chúng tôi hay các đơn vị khác sẽ có riêng một kênh tra cứu để giúp bạn có thể tìm chính xác được nhãn hiệu đó đã được sở hữu bởi cá nhân hay tổ chức nào chưa. Độ chính xác của cách tra cứu này sẽ lên tới 90% giúp bạn yên tâm hơn trong việc đăng ký nhãn hiệu cho mình.
Bạn có thể chọn một trong hai cách trên để tra cứu nhãn hiệu Cục Sở hữu Trí Tuệ. Vậy đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào? Cùng tham khảo ngay dưới đây nhé.
Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền cần phải xem xét và chú ý đến nội dung của Luật Sở hữu Trí tuệ. Cụ thể gồm:
- Điều 72, 73, 74 của Luật Sở hữu Trí Tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi năm 2009.
- Điều 39 trong Thông tư 01/2007/TT-BKHCN về việc hướng dẫn thi hành Nghị định tại 103/2006/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 22/09/2006 đã có chi tiết và đầy đủ hướng dẫn một số điều về sở hữu công nghiệp.
Theo điều 72 Luật Sở Hữu Trí Tuệ, điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ sẽ như sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký
Bạn cần nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ tại 1 trong 3 nơi là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM
Bước 2: Thực hiện thẩm định hình thức đơn
Sau khi tiếp nhận đơn bạn sẽ cần phải chờ đợi để được thẩm định xem đơn của bạn có hợp lệ hay không.
- Trong trường hợp đơn hợp lệ bạn sẽ được chấp thuận đơn hợp lệ.
- Nếu đơn của bạn không hợp lệ sẽ được thông báo lại & kèm thêm các lý do, thiếu sót khiến đơn của bạn không được chấp thuận. Đồng thời sẽ cho bạn thời hạn 2 tháng để ý kiến & bổ sung, sửa chữa các thiếu sót. Nếu bạn không chỉnh sửa, không ý kiến sẽ được Cục Sở Hữu Trí Tuệ ra quyết định từ chối chấp thuận đơn của bạn.
Bước 3: Công bố đơn
Sau thẩm định & đơn của bạn hợp lệ thì đơn sẽ được công bố trên báo Sở hữu Công nghiệp.
Bước 4: Thực hiện thẩm định nội dung đơn
Thực hiện để đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng được nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định được khả năng bảo hộ trong phạm vi phù hợp.
Bước 5: Ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ
Nếu đối tượng nêu trên được chấp thuận các điều kiện về bảo hộ sẽ cần nộp lệ phí đầy đủ, đúng hạn để được cấp bằng bảo hộ và được ghi vào sổ đăng ký quốc gia về chứng nhận nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp.
Xem thêm: Bảo hộ nhãn hiệu là gì
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chung
- 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu ban hành kèm Phụ Lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (mẫu 04 – NH).
- Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký từ người khác.
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu
- Danh mục hàng hóa cần đăng ký nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đối với tập thể, nhãn hiệu chứng nhận
- Quy chế về việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể.
- Có bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu muốn đăng ký
- Bản đồ xác định lãnh thổ.
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Đối với tờ khai đăng ký nhãn hiệu, bạn cần thực hiện kê khai theo Phụ lục A – Mẫu số 04-NH: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (tải file tại đây) được ban hành bởi Bộ Khoa học & Công nghệ theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016.
Nên đăng ký nhãn hiệu ở đâu
Bạn đang cần đăng ký nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ cho mình hoặc cho doanh nghiệp mình, bạn có thể đến ngay với TaxPlus để chúng tôi hỗ trợ bạn. Chúng tôi đã giúp đỡ rất nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký nhãn hiệu thành công. Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm hoàn thiện được việc đăng ký nhãn hiệu của mình.
Những lý do TaxPlus giúp bạn yên tâm với dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
- TaxPlus thực hiện tư vấn pháp luật để bạn đảm bảo nắm rõ & hoàn thiện đầy đủ điều kiện về đăng ký nhãn hiệu.
- Giúp bạn tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu.
- MIỄN PHÍ tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu.
- Thực hiện tra cứu chính thức nhãn hiệu tại cục Sở hữu Trí Tuệ.
- Chúng tôi đại diện bạn để thực hiện đăng ký, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức. Đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm đảm bảo sự thành công cao cho việc đăng ký nhãn hiệu của bạn.
- Thực hiện nộp hồ sơ, theo dõi tiến trình & hoàn thiện đầy đủ các bước về đăng ký nhãn hiệu.
Phí đăng ký nhãn hiệu
Đối với phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tách thành các chi phí sau:
- Phí dành cho việc nộp đơn: 150.000đ/đơn;
- Phí dành cho thẩm định nội dung: 550.000đ;
- Phí tra cứu dành cho việc phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000đ;
- Phí dành cho cấp giấy chứng nhận: 120.000đ;
- Phí dành cho việc đăng bạ: 120.000đ
- Phí dành cho việc công bố nhãn hiệu: 120.000đ;
Bạn có thể tham khảo mức phí này & muốn biết thêm các chi phí cụ thể hơn, có thể liên hệ với TaxPlus theo thông tin sau:
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
- Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
- Hotline: 0853 9999 77
- Email: info@taxplus.vn
Xuất bản ngày: 11/11/2019 @ 22:28
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8