Để phân biệt nhãn hiệu chứng nhận – nhãn hiệu liên kết – logo. TaxPlus mời bạn tham khảo chi tiết từ khái niệm, quy chế sử dụng đến việc đăng ký của tùng loại nhãn hiệu nêu trên. Từ đó giúp bạn có kiến thức để phân biệt rõ đâu là nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết & logo. Bây giờ, Chúng ta đi ngay vào phần tìm hiểu chi tiết nhé!
Nhãn hiệu chứng nhận là gì?
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép các tổ chức, cá nhân khác có thể sử dụng được trên các loại hàng hóa, dịch vụ của cá nhân hay tổ chức nhằm mục đích chứng nhận đặc tính gồm: Xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất, cách thức cung cấp dịch vụ hay độ chính xác, chất lượng, độ an toàn… hay bất cứ đặc tính nào đó của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mang nhãn hiệu đã được đăng ký.
Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là gì
Quy chế để sử dụng nhãn hiệu chứng nhận bao gồm các điều kiện sau đây:
- Bạn phải là tổ chức hoặc cá nhân là chủ sở hữu của nhãn hiệu muốn đăng ký.
- Điều kiện để được chấp thuận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là gì.
- Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu đăng ký.
- Cung cấp phương pháp đánh giá các đặc tính về Xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất, cách thức cung cấp dịch vụ hay độ chính xác, chất lượng, độ an toàn… hay bất cứ đặc tính nào đó của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời cung cấp phương pháp để kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu được đăng ký.
- Phải có chi phí từ người sử dụng nhãn hiệu cung cấp cho việc chứng nhận & bảo vệ nhãn hiệu nếu có.
- Phải có các thông tin vắn tắt về nhãn hiệu, về chủ sở hữu nhãn hiệu, các sản phẩm hay dịch vụ mang nhãn hiệu được đăng ký.
- Có các điều kiện do chủ nhãn hiệu cung cấp về quyền sử dụng & quyền chấm dứt, thu hồi nhãn hiệu.
- Nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu chứng nhận như phải đảm bảo các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ đã được chủ nhãn hiệu chứng nhận nêu ra hay phải chịu sự kiểm soát của chủ sở hữu nhãn hiệu, nộp phí quản lý nhãn hiệu…
- Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có quyền kiểm soát việc tuân thủ quy chế sử dụng, thu phí quản lý, đình chỉ sử dụng nếu như người sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đó không đáp ứng được các điều kiện về nhãn hiệu chứng nhận.
- Có cơ chế để cấp phép, thực hiện kiểm soát & kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu cũng như đảm bảo về uy tín, chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận.
- Có cơ chế để giải quyết tranh chấp, vi phạm nhãn hiệu chứng nhận.
Xem thêm: Nhãn hiệu là gì? – Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu Cục Sở Hữu Trí Tuệ
Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận bạn cần chuẩn bị các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu (bao gồm các điều trên)
- Chuẩn bị tài liệu chứng minh về tư cách của người đại diện nộp đơn đăng ký, chẳng hạn như giấy chứng nhận thành lập tổ chức, doanh nghiệp…
- Các tài liệu xác nhận cho phép đăng ký, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
- Kèm theo bản thuyết minh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ
- Bản đồ xác định địa giới được xác nhận bởi chính quyền địa phương hay các cơ quan có thẩm quyền xác nhận với trường hợp nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hay chất lượng, tính chất tùy theo vùng địa lý đó.
Ví dụ về nhãn hiệu chứng nhận: Tại Việt Nam có một số nhãn hiệu chứng nhận như Sữa Ba Vì, Chè Ba Vì, Dứa CAYENNE Đơn Dương….
Nhãn hiệu liên kết là gì
Nhãn hiệu liên kết hay thương hiệu liên kết là các nhãn hiệu /thương hiệu do cùng 1 cá nhân, tổ chức đăng ký, trùng hay tương tự nhau dành cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hay tương đương nhau, có liên quan tới nhau.
Đặc điểm của nhãn hiệu liên kết
Nhãn hiệu liên kết có những đặc điểm sau đây:
- Do cùng 1 cá nhân, tổ chức đăng ký làm chủ sở hữu.
- Có điểm tương tự nhau về nhãn hiệu & các nhóm sản phẩm hay dịch vụ.
- Có sự liên quan tới nhau về mẫu nhãn hiệu cũng như nhóm ngành sản phẩm hay dịch vụ cung cấp ra ngoài thị trường.
Ví dụ về nhãn hiệu liên kết
Nếu một doanh nghiệp A đăng ký nhãn hiệu BITO cho sản phẩm về bao cao su thì các nhãn hiệu khác của cùng 1 doanh nghiệp A đó đăng ký thêm các nhãn hiệu như BIITO, BITOO, BITOTO… cho cùng các sản phẩm bao cao su thì sẽ được gọi là nhãn hiệu liên kết hay thương hiệu liên kết.
Người ta gọi nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu bao vây. Mục đích của việc đăng ký này chính là nhằm ngăn chặn bên thứ 3 đăng ký nhãng nhãn hiệu khác tương tự như thế dẫn đến tình trạng nhầm lẫn hay gây ảnh hưởng tới thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm, chú ý đến việc đăng ký nhãn hiệu liên kết để đảm bảo lợi ích & quyền lợi tốt nhất nhằm tránh các hành vi chơi xấu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Xem thêm: Bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu logo là gì?
Nhãn hiệu logo là ký hiệu hoặc biểu tượng được thiết kế bằng một hoặc nhiều hình ảnh với các màu sắc, ký tự, từ ngữ được ghép lại với nhau để tạo lên một hình thù nhất định. Giúp người xem dễ dàng liên tưởng được đến các hoạt động sản xuất hay dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp cũng như thấy được đặc trưng riêng, sự khác biệt với các logo khác.
Đăng ký nhãn hiệu logo như thế nào
Bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Để đăng ký nhãn hiệu logo bạn nên chú ý đến quy trình & thủ tục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ để đăng ký logo độc quyền
- Chuẩn bị mẫu logo độc quyền: Doanh nghiệp của bạn có thể đăng ký logo bằng hình ảnh hay bằng chữ đều được.
- Cung cấp tờ khai yêu cầu về chứng nhận đăng ký logo độc quyền theo mẫu của Cục Sở hữu Trí Tuệ.
- Giấy ủy quyền đăng ký nếu bạn chọn
Bạn cần phải có danh mục các loại hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu logo được liệt kê rõ ràng. Đồng thời cần phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế với hàng hóa & dịch vụ theo Thỏa ước Nice.
Bước 2: Xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu logo
Theo quy định tính từ khi nộp hồ sơ đến khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền sẽ kéo dài từ 12 – 18 tháng trong trường hợp hồ sơ đăng ký và logo phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu không bị sửa đổi hay bổ sung hoặc bị phản đối. Trong đó:
- Thời gian thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu logo: 01 tháng tính từ ngày nộp đơn.
- Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu logo: 02 tháng tính từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- Thời hạn thẩm định nội dung nhãn hiệu logo: 09 tháng kể từ ngày có công bố đơn hợp lệ
- Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu logo: 02 – 03 tháng tính từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu logo.
Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Lời kết
Trên đây chính là những thông tin giúp bạn có thêm kiến thức để phân biệt nhãn hiệu chứng nhận là gì cùng với các nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu logo. Nếu như bạn đang cần bất cứ thông tin tư vấn nào, có thể để lại bình luận bên dưới.
Xuất bản ngày: 14/11/2019 @ 22:05
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8