Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân – Chuẩn pháp lý...

Doanh nghiệp tư nhân là một hình thức kinh doanh được nhiều người lựa chọn do tính linh hoạt và dễ thành lập. Tuy nhiên, để hoạt động hợp pháp, doanh nghiệp tư nhân phải có người đại diện theo pháp luật. Trong bài viết này, Cùng TaxPlus tìm hiểu về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân, vai trò và trách nhiệm của họ.

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại doanh nghiệp do một cá nhân sở hữu và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Theo quy định của Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào và chỉ có một cá nhân được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân không được phép đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân cũng không được phép góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong các công ty khác như công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Tóm lại, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một cá nhân làm chủ.

Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 về việc quản lý doanh nghiệp tư nhân:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định được trích dẫn ở trên, chủ doanh nghiệp tư nhân được xem là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, dù cho chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân có thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Xem thêm:  Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước - Chuẩn pháp lý 2023

🆘 Xem thêm:

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể ủy quyền người khác làm người đại diện được không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Theo đó, chỉ khi chủ doanh nghiệp tư nhân xuất cảnh khỏi Việt Nam mới có thể ủy quyền cho người khác làm người đại diện theo pháp luật.

Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có quyền thay đổi vốn đầu tư không?

Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có quyền thay đổi vốn đầu tư không

Theo quy định được đề cập tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân:

  • Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản;
  • Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
  •  Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh;

Vì vậy, theo quy định trên, chủ doanh nghiệp tư nhân có hoàn toàn quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, trong trường hợp giảm vốn đầu tư xuống dưới mức vốn đã được đăng ký, chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Xem thêm:  Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty mới năm 2023

Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Theo Mục I Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, đã quy định về mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân như sau:

nguoi-dai-dien-theo-phap-luat-cua-doanh-nghiep-tu-nhan

 

Tải xuống văn bản: TẠI ĐÂY

Lời kết

Tóm lại, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là một vị trí quan trọng trong quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể ủy quyền cho người khác làm người đại diện theo pháp luật, tuy nhiên, trong trường hợp xuất cảnh, chủ sở hữu mới có thể ủy quyền cho người khác. Với vai trò đại diện cho doanh nghiệp, người đại diện phải tuân thủ các quy định pháp luật và chịu trách nhiệm về các quyết định và hành động của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh được thực hiện đúng pháp luật, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội.

Câu hỏi thường gặp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là ai?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là cá nhân được ủy quyền đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể ủy quyền cho người khác làm người đại diện được không?

Xem thêm:  Phân biệt doanh nghiệp vừa & nhỏ - siêu nhỏ ở VN

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể ủy quyền cho người khác làm người đại diện, nhưng chỉ trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân có quyền hành gì?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân có quyền đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp trong các vụ việc dân sự trước Tòa án, Trọng tài hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.

Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân có thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không?

Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân có thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, nhưng phải đáp ứng các yêu cầu và quy định của pháp luật về người đại diện.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân có thể thay đổi được không?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân có thể được thay đổi khi chủ doanh nghiệp tư nhân thực hiện các thủ tục cần thiết để đăng ký người đại diện mới với cơ quan đăng ký kinh doanh.