Đặt ra mục tiêu tài chính là yếu tố quan trọng giúp bạn đảm bảo an toàn về mặt tài chính của bản thân trong tương lai. Nếu không thiết lập các mục tiêu, bạn có thể bị gặp tình trạng chi tiêu quá mức cần thiết, không thể thực hiện được những mong muốn và dự định trong tương lai. Vì vậy việc xây dựng cho bản thân các mục tiêu về tài chính là điều cần thiết. Để hiểu hơn về mục tiêu tài chính là gì cũng như cách xây dựng loại mục tiêu này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của TaxPlus nhé!
Tổng quan về Mục tiêu tài chính
Mục tiêu tài chính là gì?
Đây là những mục tiêu cá nhân, giúp bạn xác định ngân sách để thực hiện những dự định cụ thể trong một khoảng thời gian xác định.
Chúng có thể là các mục tiêu ngắn hạn, trung gian và dài hạn tạo thành cơ sở của một kế hoạch tài chính tổng thể. Các mục tiêu đề ra cần phù hợp với các khoản thu nhập và mục tiêu cá nhân của bạn. Đây là những cột mốc cụ thể và có thể đo lường được, khi đạt được sẽ đưa bạn đến gần hơn với những mong ước của bản thân.
Mục tiêu tài chính có những loại nào?
Mục tiêu tài chính được xác định và chia ra thành 3 loại chính, bao gồm:
- Mục tiêu ngắn hạn: dưới 3 năm
- Mục tiêu trung hạn: 3 – 10 năm
- Mục tiêu dài hạn: trên 10 năm
Cách thiết lập các mốc mục tiêu cũng giống như việc bạn đang thiết lập khung thời gian cho các khoản đầu tư của mình. Nó sẽ giúp bạn có những chiến lược hiệu quả, trang bị tốt những thứ cần thiết. Từ đó, bạn sẽ tiến gần hơn đến với những dự định của bản thân.
Mục tiêu ngắn hạn
Các mục tiêu ngắn hạn là các khoản chi phí bạn muốn chi trả trong tương lai gần, ví dụ như: sửa chữa lại nhà hoặc một chuyến đi du lịch trong năm…. Các mục tiêu ngắn hạn sẽ góp phần giúp bạn thực hiện các mục tiêu dài hạn.
Mục tiêu trung hạn
Khác với mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dạng này thường hướng đến các khoản chi lớn hơn và đương nhiên thời gian cũng kéo dài hơn. Mục tiêu trung hạn có thể sử dụng để: mua một chiếc ô tô, thanh toán một khoản nợ hoặc thế chấp nào đó…
Mục tiêu dài hạn
Các mục tiêu dài hạn được lập ra với những mục đích như: đảm bảo tài chính cho tuổi già khi về hưu, mua nhà trả góp,…
Mục tiêu ngắn hạn và trung hạn có đóng góp vô cùng lớn đến sự thành công của mục tiêu dài hạn.
Xem thêm:
Lợi ích của việc xây dựng mục tiêu cho bản thân
Có những mục tiêu về tiền bạc cụ thể mang lại cho chúng ta những lợi ích tuyệt vời gì? Tại sao chúng ta cần xây dựng một kế hoạch dành riêng cho bản thân? Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà mục tiêu này sẽ mang lại cho chủ sở hữu:
- Giúp bạn thực hiện dễ dàng các mong muốn, dự định trong tương lai
- Luôn ở trong tâm thế chủ động, có thể xử lý những vấn đề rủi ro nhanh chóng, hạn chế được những tổn thất nặng về tài sản, sức khỏe và tinh thần của con người
- Dễ dàng nắm bắt cơ hội bất cứ lúc nào
Cách xây dựng mục tiêu tài chính hiệu quả
Đây là yếu tố rất quan trọng, nhằm xác định rõ ngân sách tài chính. Từ đó, bạn có thể hướng tới các mục tiêu cá nhân trong tương lai. Vì vậy, bạn cần xây dựng cho mình một kế hoạch rõ ràng. Dưới đây là 5 bước xây dựng mục tiêu cụ thể:
Đánh giá cụ thể về tình hình tài chính của bản thân trong thời điểm hiện tại
- Xác định thu nhập trung bình trong vòng 3 tháng gần đây nhất
- Đánh giá thu nhập của bản thân trong tương lai một cách thực tế nhất
Lên kế hoạch chi tiêu, cắt giảm bớt những khoản không cần thiết
- Thu thập tất cả các chi phí trong vòng 6 tháng gần nhất. Chia thành 2 mục: chi phí định kỳ (tiền nhà, tiền điện nước, xăng xe, ăn uống…) và các khoản chi tiêu đột xuất (quà cáp, đám cưới, đám tang,…)
- Trong các khoản chi đã được liệt kê, cần xác định những khoản nào thực sự cần thiết và các khoản nào quá xa xỉ
- Cắt giảm những khoản chi tiêu xa xỉ không cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn
Hãy xác định rõ mục tiêu về tài chính và những điều bạn cần thực hiện trong tương lai
- Việc xác định rõ mong muốn của bản thân sẽ giúp bạn có động lực để thực hiện những điều đó. Ví dụ như: kế hoạch học tập, dự định đi du lịch, mua nhà, mua xe…
Cân nhắc về khả năng tài chính
Đặt ra ngân sách đối với mỗi mong muốn cá nhân. Sau đó, sắp xếp và chọn lọc các mong muốn cá nhân đó vào các nhóm mục tiêu phù hợp.
- Tùy vào khả năng tài chính của bản thân bạn, các dự định cần thực hiện sẽ được cân nhắc chọn vào nhóm mục tiêu dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.
- Ví dụ: Thu nhập hàng tháng của bạn là 20.000.000đ. Trừ đi các khoản chi tiêu hàng tháng có thể để ra trung bình mỗi tháng là 10.000.000đ. Bạn muốn mua 1 chiếc xe SH. Vậy có thể nhóm mong muốn này vào mục tiêu ngắn hạn, bởi với số tiền bạn tiết kiệm được hàng tháng chỉ sau 5 – 10 tháng bạn đã có thể mua được chiếc xe như dự định.
Thiết lập trọng tâm chính cho các cá nhân hướng tới năm 2023
“Cân nhắc những phát hiện này và đối với những người chủ đang muốn giúp đỡ nhân viên của họ khi chúng ta bước sang năm mới, chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc việc nhắc nhở nhân viên về những lợi ích và nguồn lực có sẵn cho họ tại nơi làm việc, cho dù đó có thể là nhân viên. Rob Grubka, Giám đốc điều hành các giải pháp y tế của Voya Financial cho biết, chương trình hỗ trợ [EAP], một nguồn hỗ trợ chăm sóc người già hoặc trẻ em hoặc tận dụng tối đa lợi ích của họ để đạt được các giải pháp tập trung hơn vào tài chính đó. “Thực tế là chúng tôi thường thấy nhiều cá nhân không nhận ra có bao nhiêu nguồn tài nguyên tuyệt vời dành cho họ và nhiều tài nguyên miễn phí trực tiếp từ chủ lao động của họ.”
Một vài ví dụ về mục tiêu tài chính cá nhân
Xây dựng một quỹ khẩn cấp
Cuộc sống là không thể đoán trước, và điều quan trọng là phải luôn sẵn sàng để đối mặt với những sự cố. Tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp là một trong những mục tiêu vô cùng cần thiết. Đây là mục tiêu đầu tiên bạn nên đặt ra, bất kể bạn đang trong tình huống gì. Các quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn không bị ảnh hưởng về tài chính khi có các vấn đề bất ngờ và tốn kém xảy ra.
Số tiền bạn tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp sẽ khác nhau. Theo thống kê, trung bình phải mất 9 tháng để tìm được một công việc mới sau khi bị sa thải. Với suy nghĩ này, bạn nên tiết kiệm khoản thu nhập tương đương khoảng 9 tháng cho những trường hợp khẩn cấp.
Trả hết nợ
Trả hết nợ là một trong những mục tiêu tài chính phổ biến nhất. Không ai cảm thấy thoải mái khi biết rằng họ đang nợ một số tiền lớn. Và bởi vì số tiền bạn nợ đã là một con số cụ thể, việc trả hết nợ có thể dễ dàng được chuyển thành một mục tiêu tài chính rất dễ để đo lường.
Ngoài việc thanh toán hàng tháng, cách tốt nhất để bạn có thể kiểm soát tài chính cá nhân là ngừng vay nợ và theo dõi sát các khoản thu, chi của mình để có kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.
Tiết kiệm cho hưu trí
Tiết kiệm để nghỉ hưu là mục tiêu mà bạn có thể hướng tới trong suốt cuộc đời và đây chính là một mục tiêu dài hạn mà bạn nên hướng đến từ sớm. Để hiệu quả, hãy xem xét chính xác nhu cầu nghỉ hưu của bạn là gì, từ đó thiết lập một kế hoạch phù hợp nhất để tiết kiệm cho tương lai của bạn. Hãy nhớ rằng, bạn bắt đầu càng sớm, thì cuối cùng bạn sẽ càng có lợi.
Mua nhà
Mua nhà là một mục tiêu tài chính dài hạn thông thường. Cho dù bạn đang tiết kiệm để trả trước hay đang làm việc để trả một khoản thế chấp, thì sở hữu nhà là một trong những mục tiêu tài chính lớn nhất cần hướng tới.
Tiết kiệm một khoản trả trước khá lớn là cách tốt nhất để có được một khoản vay mua nhà hợp lý. Và nếu bạn tiết kiệm đủ, bạn có thể tránh được chi phí lãi vay phát sinh, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn nữa.
Các khoản cho giáo dục
Hiện nay, các chi phí cho giáo dục ngày càng tăng và việc học đối với mọi người ở mọi lứa tuổi đều là cần thiết. Vì vậy, các khoản đầu tư cho giáo dục là một khoản mà bạn nên lưu tâm và nên đặt nó vào các mục tiêu dài hạn để có thể cân đối ngân sách hợp lý.
Các khoản cho các kỳ nghỉ dưỡng
Mặc dù hầu hết các mục tiêu tài chính đều được định hướng xoay quanh trách nhiệm, nhưng bạn nên luôn cố gắng hướng đến một mục tiêu “vui vẻ”. Đó có thể là một kỳ nghỉ, một chiếc TV màn hình lớn, một chiếc thuyền hoặc bất kỳ thứ không cần thiết nào khác mà bạn chỉ muốn.
Nếu bạn làm việc chăm chỉ và siêng năng tiết kiệm, bạn xứng đáng tự thưởng cho mình những mục tiêu tiết kiệm thú vị. Ngoài ra, làm việc hướng tới điều gì đó bạn thực sự muốn là một cách tuyệt vời để rèn luyện tính tự kỷ luật và thiết lập mục tiêu.
Xem thêm:
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về khái niệm mục tiêu tài chính. Cùng với đó là cách xây dựng mục tiêu này sao cho hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết của Tax Plus Blog đã giúp bạn xây dựng cho mình những mục tiêu phù hợp với bản thân.
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8