Một người có thể thành lập bao nhiêu hộ kinh doanh?

Thành lập hộ kinh doanh là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nhiều người thắc mắc bản thân mình có thể thành lập được bao nhiêu hộ kinh doanh? Trong bài viết này, TaxPlus sẽ cùng bạn tìm hiểu để nắm rõ hơn các thông tin được quy định xem một người có thể thành lập bao nhiêu hộ kinh doanh? Độ tuổi lập nhé.

Được lập bao nhiêu hộ kinh doanh dưới tên 1 cá nhân

Hộ kinh doanh là một trong những hình thức phổ biến được áp dụng tại Việt Nam bên cạnh các công ty, doanh nghiệp… Vậy trước khi tìm hiểu xem một người sẽ được thành lập bao nhiêu hộ kinh doanh thì hãy tìm hiểu xem hộ kinh doanh là gì nhé.

Hộ kinh doanh là gì?

Theo điều 66 tại chương VIII của Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về hộ kinh doanh như sau:

  • “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
  • Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.”

Như vậy với hộ kinh doanh có thể hiểu đơn giản là dạng kinh doanh gia đình. Hình thức này rất gần gũi với chúng ta thường ngày. Bên cạnh đó bạn cũng nên tham khảo hộ kinh doanh cá thể đóng thuế như thế nào

cá nhân thành lập được bao nhiêu hộ kinh doanh
Một người, cá nhân hay tổ chức chỉ có thể thành lập được 1 hộ kinh doanh

Vậy một người được thành lập bao nhiêu hộ kinh doanh?

Cũng theo chương VIII của Nghị định 78/2015/NĐ-CP tại điều 67, quy định về Quyền thành lập hộ kinh doanh & nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh như sau:

  1. “Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.
  2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
  3. Cá nhân thành lập & tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

Như vậy có thể hiểu đơn giản số lượng mà một cá nhân hay hộ gia đình chỉ được đăng ký duy nhất 1 hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc.

Xem thêm:  Mô hình Ask là gì? Vai trò của ASK Model trong doanh nghiệp

Độ tuổi để được đăng ký hộ kinh doanh

Để được đăng ký hộ kinh doanh, bạn cần chú ý đến cả điều 66 và 67 trong Nghị định 78/2015/NĐ-CP đều nói rõ “công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ” sẽ được quyền đăng ký hộ kinh doanh. Vì thế nếu như bạn đã có điều kiện, nhu cầu và từ 18 tuổi trở nên thì có thể đăng ký 01 hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc.

hộ kinh doanh
“Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ” là có thể thành lập hộ kinh doanh

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?

Mọi quy trình, thủ tục & hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đều sẽ phải tuân thủ theo đúng quy định thì mới được chấp thuận. Bạn sẽ cần tuân thủ theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP về việc đăng ký hộ kinh doanh.

Bước 1: Làm Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

  • a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
  • b) Ngành, nghề kinh doanh;
  • c) Số vốn kinh doanh;
  • d) Số lao động;
  • đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.”
được đăng ký bao nhiêu hộ kinh doanh
Điều 71 tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Bước 2: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh

“Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
  • c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.”

Bước 3: Thực hiện bổ sung hồ sơ nếu thiếu sót

“Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”

Bước 4: Gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký

“Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.”

Như vậy theo từng bước được quy định tại điều 71 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP sẽ phải tuân thủ đầy đủ để đảm bảo được cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh sớm nhất.

Xem thêm:  Chỉ số RS là gì? Ứng dụng chỉ số sức mạnh tương đối trong phân tích cổ phiếu

Đặt tên cho hộ kinh doanh như thế nào?

Để đặt tên cho hộ kinh doanh, chủ hộ sẽ phải tuân thủ theo quy định tại điều 73 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

quy định đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Chú ý đặt tên cho hộ kinh doanh chuẩn theo quy định tại điều 73 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP
  • a) Loại hình “Hộ kinh doanh”;
  • b) Tên riêng của hộ kinh doanh.”

Trong đó chú ý tên riêng sẽ được bảng chữ cái Tiếng Việt. Ngoài ra với các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Các lưu ý khi đặt tên hộ kinh doanh

Khi đặt tên hộ kinh doanh sẽ cần phải lưu ý đến những điều sau đây:

  • Không được sử dụng từ ngữ hay ký hiệu vi phạm về văn hóa, đạo đức hay truyền thống về lịch sử hay thuần phong mỹ tục.
  • Không được sử dụng các cụm từ như “công ty” hoặc “doanh nghiệp” để đặt cho hộ kinh doanh của mình.
  • Không được trùng với tên của các hộ kinh doanh khác đã thực hiện đăng ký và được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Cách đạt tên hay không bị trùng

Lời kết

Trên đây chính là những thông tin được quy định về số lượng một người có thể đăng ký bao nhiêu hộ kinh doanh cùng các vấn đề khác có liên quan đến việc đăng ký và đặt tên cho hộ kinh doanh. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về việc đăng ký hộ kinh doanh thì hãy liên hệ với TaxPlus theo thông tin sau:

Xem thêm:  Thay đổi giấy phép kinh doanh hộ cá thể - Chuẩn pháp lý 2023

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 18/12/2019 @ 17:27

Đánh giá bài viết post