Bạn là một người yêu thích và đam mê làm bánh? Bạn đang có ý tưởng kinh doanh tiệm bánh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Làm thế nào để kinh doanh và quản lý cửa hàng hiệu quả nhất? Trong bài viết này, TaxPlus sẽ chia sẻ tất tần tật kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt giúp bạn có được những kiến thức hữu ích khi bắt đầu kinh doanh. Khám phá ngay nhé!
Mở cửa hàng bánh ngọt cần bao nhiêu vốn?
Để xác định xem mở cửa hàng bánh ngọt cần bao nhiêu vốn, chúng ta hãy cùng xem xét các loại chi phí mà bạn cần phải bỏ ra nhé.
Chi phí thuê mặt bằng
Tùy vào vị trí bạn chọn mà các mức chi phí thuê mặt bằng sẽ khác nhau. Có nơi bạn chỉ cần bỏ ra vài triệu, nhưng có nơi lại khiến bạn tốn cả chục triệu. Nói chung, bạn sẽ cần bỏ ra từ 5 – 30 triệu đồng để thuê mặt bằng kinh doanh tiệm bánh. Mặt bằng là yếu tố góp phần quyết định rất nhiều đến thành công của quán. Cửa hàng bánh gần trường học, khu thương mại, trung tâm đông người qua lại sẽ tạo doanh thu tốt hơn.
Chi phí mua dụng cụ làm bánh
Các dụng cụ làm bánh cơ bản có thể kể đến như lò nướng, máy đánh kem, dụng cụ cân đo nguyên liệu, tủ lạnh, dụng cụ trang trí, bàn xoay,… Những dụng cụ này được bán nhiều tại các trang thương mại điện tử với mức giá không quá cao và có nhiều chủng loại cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, tính tổng lại số tiền cần chi trả cho các dụng cụ làm bánh cũng không hề nhỏ, dao động trong khoảng 3 – 15 triệu đồng tùy vào nhu cầu của bạn.
Chi phí nguyên liệu khi mở tiệm bánh ngọt
Mở cửa hàng bánh ngọt, chắc chắn bạn sẽ cần phải đầu tư thật tốt về mặt nguyên liệu. Những loại nguyên liệu cơ bản có thể kể đến như: bột mì, trứng, sữa, bơ, bột matcha, bột chocolate,… Hiện nay, có rất nhiều nơi bán nguyên liệu giá sỉ, thích hợp cho các bạn dùng để kinh doanh. Liên hệ được với những đầu mối bán sỉ sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn trong quá trình mở quán đấy.
Ngoài các chi phí chính trên, bạn sẽ cần phải bỏ ra một số tiền để thuê nhân công, làm truyền thông quảng cáo, vận hành việc giao hàng và những chi phí phát sinh khác. Như vậy, để mở một tiệm bánh ngọt, bạn phải có khoảng 30 triệu đồng trở lên. Số vốn này giúp bạn có thể chi trả cho những thứ cần thiết nhất.
Các bước mở tiệm bánh ngọt từ A-Z
Lựa chọn phong cách tiệm bánh
Lựa chọn phong cách riêng cho cửa hàng bánh ngọt là một trong những công việc đặc biệt quan trọng. Đây sẽ là yếu tố then chốt để khách hàng nhớ đến quán của bạn. Một số loại hình tiệm bánh ngọt phổ biến để bạn tham khảo đó là:
- Tiệm bánh ngọt nhỏ: Chủ cửa hàng tự làm và bán một số loại bánh ngọt với quy mô nhỏ, thường thấy ở các khu vực ngoại thành.
- Quán cafe bánh ngọt: Loại hình này khá phổ biến ở thành phố, đáp ứng nhu cầu của giới trẻ đến check-in. Với loại hình tiệm bánh này, bạn cần có thiết kế không gian thật đẹp và rộng, có thể theo phong cách cổ điển hoặc đáng yêu.
- Tiệm bánh sinh nhật: Chỉ chuyên về bánh sinh nhật, làm theo yêu cầu.
- Kinh doanh bánh ngọt online: Cách kinh doanh này giúp bạn tiết kiệm chi phí mặt bằng nên giá bán của bánh cũng rẻ hơn. Kinh doanh bánh ngọt online hiện nay cũng đang là xu thế của giới trẻ, nếu bạn không có nhiều vốn thì có thể cân nhắc loại hình này.
- Tiệm bánh nhượng quyền thương hiệu: Bạn có thể mở cửa hàng nhượng quyền của các tiệm bánh đã nổi tiếng lâu đời như Tous les jours hay Pari Gateaux.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh, trang trí cửa hàng
Địa điểm mở cửa hàng là một yếu tố quan trọng không kém để kinh doanh mặt hàng bánh ngọt. Do đó, kinh nghiệm “xương máu” khi mở tiệm bánh ngọt là hãy chọn vị trí gần khu đông dân cư, thuận tiện cho việc đi lại và nếu có nhiều mặt tiền thì càng tốt. Tối kỵ với những địa điểm là ngã ba, ngã tư hay những khu vực thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông.
Sau khi đã có địa điểm, bạn nên tiến hành sửa sang lại cửa hàng sao cho sạch sẽ và bắt mắt hơn. Ngoài ra, cần tiến hành trang trí cho quán theo phong cách đã định hình bên trên để quán đi đúng định hướng kinh doanh nhé.
Xem thêm:
Xây dựng menu khi mở tiệm bánh ngọt
Lên menu cho quán cũng chính là một công việc quan trọng để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn những món bánh yêu thích. Bạn có thể để menu đi kèm với nhiều loại nước khác nhau. Loại nước đầu tiên phải kể đến đó chính là các loại trà. Bánh ngọt và trà chính là sự kết hợp hoàn hảo, vậy nên khách khi đến quán rất có thể sẽ gọi cả hai để thưởng thức. Từ đó giúp nâng cao doanh thu cho cửa hàng của bạn.
Lựa chọn nguồn nguyên liệu
Về nguyên liệu làm bánh ngọt, bạn cần tìm đến những đơn vị cung cấp uy tín để đề nghị hợp tác lâu dài. Từ đó, họ sẽ có những khoản chiết khấu và giảm giá hấp dẫn thay vì mua nguyên liệu tại các siêu thị.
Nguyên liệu dùng để làm bánh phải tươi mới, không dùng hóa chất bảo quản và cần được kiểm định chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần phải thống nhất loại nguyên liệu, tránh để chất bánh thay đổi liên tục khiến khách hàng khó chịu.
Chuẩn bị máy móc, thiết bị làm bánh
Muốn kinh doanh tiệm bánh, bạn cần phải chuẩn bị một số vật dụng cần thiết sau:
- Tủ đông: Loại tủ dùng để bảo quản nguyên vật liệu và bánh thành phẩm. Loại tủ chuyên nghiệp dài khoảng 1,2m có giá từ 20 – 22 triệu đồng. Nếu không có đủ tiền, bạn có thể mua loại tủ làm mát với giá khoảng 6 – 8 triệu đồng.
- Máy đánh kem: Một chiếc máy loại tốt có giá khoảng 8 triệu đồng, tuy nhiên nếu làm số lượng không lớn bạn có thể dùng máy đánh trứng hoặc máy trộn loại thường với giá thấp hơn.
- Lò nướng: Loại lò nướng mà các các tiệm bánh lớn hay dùng có giá khoảng 8 – 20 triệu đồng, còn loại thường chỉ có giá khoảng 3 triệu. Bạn có thể mua máy ở trong siêu thị điện máy hay nơi bán sỉ dụng cụ làm bánh.
Ngoài ra, mở tiệm bánh ngọt còn cần một số thiết bị khác như: dao phết bánh, bàn quay, dao cắt bánh lưỡi răng cưa, các loại đui bắt kem, dụng cụ trang trí bánh, hộp đựng bánh, dao dĩa,… Những thứ lặt vặt này khoảng 2 triệu đổ lại.
Nhân sự
Nhân viên bán bánh thường không cần trình độ học vấn cao, do vậy bạn có thể tuyển lao động phổ thông hoặc tận dụng các bạn sinh viên làm part-time chẳng hạn. Bạn có thể thuê theo ca với mức lương 15,000 – 18,000 đồng/ giờ. Ngoài ra, nếu quán bắt đầu đông khách, bạn cũng cần thuê thêm nhân viên làm bánh để san sẻ công việc.
Triển khai Marketing
Marketing là công việc không thể thiếu khi tiệm bánh ngọt của bạn sắp được đưa vào hoạt động. Để thu hút lượng lớn khách hàng biết đến, bạn có thể cân nhắc chạy quảng cáo với 02 hình thức sau:
- Chạy quảng cáo online: Bạn có thể tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube,… để chạy quảng cáo cho tiệm bánh. Ngoài ra, bạn cũng có thể chạy quảng cáo trên Google Search để nhanh chóng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Chạy quảng cáo offline: Bạn có thể tận dụng các hình thức quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi, chạy mascot khai trương quán, treo banner,… để gây sự chú ý với khách hàng xung quanh khu vực bạn kinh doanh.
Vận hành và quản lý khi mở tiệm bánh ngọt
Sau khi đã lên xong kế hoạch mở tiệm bánh thì công việc tiếp theo là quản lý và vận hành. Công việc này sẽ khá khó khăn đối với những người mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh. Bạn sẽ phải quản lý nhân viên, quản lý nguyên vật liệu, quản lý tồn kho, thống kê doanh thu theo ngày, tuần, tháng,…
Để giúp đơn giản hóa các công việc này, nhiều tiệm bánh hiện nay đã chọn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Đây là giải pháp hiệu quả và chính xác, giúp bạn có nhiều thời gian hơn cho những công việc khác.
Bí quyết mở tiệm bánh ngọt thành công 100%
Lời khuyên cho những ai đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt đó là phải có tay nghề làm bánh ngon. Ngoài ra, bạn cần trang bị thêm các kỹ năng quản lý – vận hành tiệm, biết cách tính giá vốn,… Sau đây là những bí quyết giúp bạn mở tiệm bánh ngọt thành công 100%:
- Học làm bánh ngon, trang trí đẹp
- Chuẩn bị nguồn vốn đủ lớn
- Chọn mô hình cửa hàng thích hợp
- Chọn mặt bằng tương ứng với mục đích kinh doanh
- Mua sắm thiết bị làm bánh
- Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu làm bánh giá tốt, chất lượng, uy tín
- Xây dựng menu hấp dẫn, có “chất riêng”, bán thêm nước để gia tăng doanh thu
- Đăng ký kinh doanh, trang bị giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
- Tuyển nhân viên phục vụ
- Tiến hành Marketing đa kênh cho cửa hàng bánh, tận dụng triệt để các trang mạng xã hội như Instagram, Tiktok, Facebook,…
Xem thêm:
Lời kết
Trên đây là những kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt chi tiết mà Tax Plus Blog đã gửi tới bạn đọc. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để biến ước mơ kinh doanh cửa hàng bánh của mình thành sự thật nhé. Chúc bạn thành công!
FAQ
Trước khi kinh doanh tiệm bánh ngọt thì cần những gì?
“Trước khi kinh doanh tiệm bánh ngọt thì cần những gì?” là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở. Câu trả lời là bạn cần phải:
- Học làm bánh: Trước khi mở tiệm bánh ngọt, bạn cần phải học cách làm bánh. Một khoá học có thể kéo dài từ 1- 2 tháng. Sau đó, tùy vào khả năng sáng tạo cũng như sự khéo léo, chăm chỉ luyện tập và óc sáng tạo không ngừng, bạn hoàn toàn có thể trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp. Những ai đã biết làm bánh trước rồi có thể bỏ qua bước này.
- Chuẩn bị vốn: Để mở một tiệm bánh ngọt với nhiều loại bánh hấp dẫn, bạn cần ít nhất khoảng 30 triệu đồng. Số vốn này giúp bạn chi trả cho những thứ cấp thiết cần phải có khi mở quán.
Nên thiết kế cửa hàng bánh ngọt nhỏ như thế nào?
Việc thiết kế cửa hàng bánh ngọt nhỏ cũng sẽ tùy thuộc vào gu thẩm mỹ của từng người. Nếu bạn là người yêu thích sự nhẹ nhàng, sạch sẽ và tinh tế, bạn có thể thiết kế theo phong cách tối giản theo kiểu người Nhật. Nếu bạn là người thích sự dễ thương, bạn có thể trang trí quán theo tông màu pastel. Bạn có thể lên Pinterest để tìm kiếm và tham khảo một số phong cách thiết kế cửa hàng bánh ngọt nhỏ phổ biến trên thế giới.
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8