Mã số thuế là gì, vì sao mã số thuế quan trọng trong việc quản lý thuế? Mã số thuế có những loại nào, vai trò ra sao và khi sử dụng cần lưu ý những gì? Đây đều là những thắc mắc của những người mới bắt đầu có ý định mở công ty nhưng chưa nắm rõ về thuế. Nếu bạn cũng vậy, hãy cùng Taxplus khám phá bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé!
Tổng quan về mã số thuế là gì?
Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về mã số thuế, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về từng thông tin liên quan đến cụm từ này. Cụ thể:
Khái niệm mã số thuế
Theo Khoản 1, Điều 4 Thông tư 95/2016/TT-BTC, mã số thuế là một mã số do Cơ quan quản lý thuế cấp cho cá nhân, tổ chức. Các cá nhân này có nghĩa vụ thực hiện nộp thuế nhà nước theo đúng quy định của Luật quản lý thuế ban hành.
Mã số thuế có thể bao gồm một dãy số, chữ cái hoặc các ký tự. Dựa theo mã số thuế, ta có thể nhận biết cũng như xác định được người nộp thuế (bao gồm người nộp thuế thực hiện hoạt động xuất – nhập khẩu) và sẽ được quản lý chặt chẽ trên toàn quốc.
>>> Xem thêm:
- Tổ chức tín dụng là gì? Các hoạt động chính của tổ chức tín dụng
- Giá tham chiếu là gì? Ý nghĩa và công thức tính giá tham chiếu
Cấu trúc của mã số thuế là gì?
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 của Thông tư số 95/2016/TT-BTC quy định, mã số thuế có cấu trúc gồm 12 chữ số: N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13. Trong đó:
- Số N1N2 là một số đại diện cho phân khoảng tỉnh, được xác định bởi mã số thuế quy định trong danh mục mã phân khoảng tỉnh. Số này thể hiện cho cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức và doanh nghiệp hoặc một số cá nhân khác.
- Số N3N4N5N6N7N8N9 là một chuỗi các số được cấu trúc theo thứ tự tăng dần từ 0000001 đến 9999999. Các con số này đại diện cho một phạm vi rộng lớn các giá trị khác nhau.
- Số N10 là chữ số kiểm tra, thường được sử dụng để đảm bảo tính chính xác của số mã.
- Các số N11N12N13 thường được xác định dựa trên đơn vị trực thuộc và chi nhánh của người nộp thuế. Các số này nằm trong khoảng từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang (-) được sử dụng để phân tách 10 số đầu và 3 số cuối của chuỗi số mã.
Có những loại mã số thuế nào được quy định?
Hiện nay, dựa theo đối tượng nộp thuế, có tất cả 3 loại mã số thuế gồm mã số thuế doanh nghiệp, mã số thuế cá nhân và mã số thuế người phụ thuộc. Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này để hiểu rõ mã số thuế là gì dưới đây:
Mã số thuế doanh nghiệp
Theo quy định của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Thông tư 95/2016/TT-BTC, mã số thuế doanh nghiệp được duy trì suốt quá trình hoạt động và không thể chuyển nhượng. Khi doanh nghiệp ngừng hoạt động, mã số cũng ngừng có hiệu lực.
Mã số thuế doanh nghiệp hoạt động như thế nào?
Mã số doanh nghiệp tự động được tạo, gửi và nhận thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin đăng ký thuế. Đồng thời mã số thuế cũng được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Các loại giấy phép này sẽ có mã số trùng với mã số thuế do cơ quan thuế cấp. Doanh nghiệp chính sẽ có mã số thuế 10 số, các chi nhánh và văn phòng đại diện sẽ có mã số thuế 13 số theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Sử dụng mã số thuế doanh nghiệp ra sao?
Theo quy định tại Điều 28 Luật quản lý thuế và Thông tư 95/2016/TT-BTC: Doanh nghiệp phải sử dụng mã số thuế như sau:
- Ghi mã số thuế lên hóa đơn, chứng từ, tài liệu trong giao dịch kinh doanh và khi mở tài khoản tại ngân hàng.
- Sử dụng mã số thuế để khai thuế, nộp thuế và thực hiện thủ tục thuế đối với mọi nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, kể cả trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động tại nhiều địa điểm.
- Doanh nghiệp có MST đã cấp và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mới hoặc doanh nghiệp mở rộng sang địa bàn khác, không lập chi nhánh có thể sử dụng mã số thuế đó để khai thuế, nộp thuế.
Mã số thuế cá nhân
Mã số thuế cá nhân là một chuỗi số tự nhiên có độ dài 10 hoặc 13 chữ số được cấp phát bởi cơ quan thuế. Mục tiêu của việc cung cấp MST cá nhân cho người đóng thuế là để quản lý tốt hơn mã số thuế mà cá nhân phải nộp khi có các nghĩa vụ thuế phát sinh. Mỗi cá nhân chỉ sử dụng một MST duy nhất khi thực hiện việc khai báo thu nhập của mình.
Mã số thuế là gì? Công dụng của mã số thuế cá nhân
Cung cấp MST cá nhân cho người có thu nhập thường xuyên không chỉ giúp cá nhân khai báo nguồn thu nhập mà còn hữu ích trong những trường hợp sau:
- MST cá nhân giúp cơ quan quản lý thuế xác định thông tin cá nhân của người nộp thuế. Đồng thời theo dõi số thuế đã nộp hoặc cần nộp liên quan đến nguồn thu nhập.
- Thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ công dân đối với quốc gia mà họ sinh sống và làm việc.
Lợi ích của mã số thuế cá nhân
Sử dụng MST cá nhân mang lại những ưu đãi quý báu cho người lao động, bao gồm:
- Hưởng các khoản giảm trừ cho gia cảnh và người phụ thuộc.
- Tận dụng mức chiết khấu 10% trên thuế thu nhập cá nhân.
- Trong trường hợp bị ảnh hưởng bởi bệnh tật nặng nề hoặc thiên tai, người lao động được hưởng chính sách giảm thuế.
- Có thể nhận lại số tiền thuế thu nhập cá nhân thừa thông qua quy trình hoàn thuế.
- Truy cập nhanh chóng vào các dịch vụ liên quan đến thuế.
Mã số thuế người phụ thuộc
Người phụ thuộc là những người người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
- Con cái (bao gồm con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng của chồng hoặc vợ).
- Cha mẹ (bao gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế…).
- Vợ/chồng.
- Người có quan hệ huyết thống khác và người nộp thuế phải trực tiếp chăm sóc: Anh, chị, em ruột; Ông bà (nội, ngoại); Cô, dì, chú, bác, cậu ruột; Cháu ruột (con của anh, chị, em ruột).
Mã số thuế của người phụ thuộc là mã số thuế do Cơ quan thuế cấp cho việc quản lý thuế của họ.
Xem thêm:
- Dịch vụ Kế toán
- Dịch vụ Văn phòng ảo
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng mã số thuế là gì?
Sau khihiểu mã số thuế là gì cũng như khi sử dụng Mã Số Thuế (MST), cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cần nắm bắt thêm một số lưu ý quan trọng sau:
- Tuyệt đối sử dụng MST của người khác để thực hiện các giao dịch.
- Hãy đảm bảo ghi MST vào các hóa đơn, chứng từ và tài liệu liên quan khi giao dịch kinh doanh. Hay tại các giao dịch liên quan đến thuế (kê khai, nộp và hoàn thuế) cũng như khi mở tài khoản tại ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng.
- Trong trường hợp chuyển đổi địa điểm kinh doanh, ngay cả khi văn phòng cũ hết hạn, việc thông báo cho Cơ quan thuế là bắt buộc. Điều này giúp đảm bảo việc quản lý và theo dõi hoạt động kinh doanh và tránh trường hợp mã số thuế bị khóa.
- Có những tình huống dẫn đến việc khóa mã số thuế, bao gồm: việc ngừng hoạt động kinh doanh tại địa điểm hiện tại, tích lũy nợ thuế quá mức hoặc kéo dài thời gian nợ quá lâu và việc không nộp tờ khai thuế trong khoảng thời gian quá dài.
- Trong trường hợp mã số thuế bị khóa, người dùng sẽ không thể đăng nhập để thực hiện việc nộp tờ khai thuế trực tuyến.
Lời kết
Mã số thuế là gì và các loại mã số thuế cũng như lưu ý khi sử dụng mã số thuế đều đã được chia sẻ chi tiết qua bài viết. Taxplus tin rằng với những thông tin này bạn cũng đã hiểu và sẽ vận dụng tốt trong quá trình thành lập và phát triển doanh nghiệp của mình.
CÔNG TY TNHH TAXPLUS SOLUTION
TAX PLUS SOLUTION COMPANY LIMITED
- MST: 0317463818
- Địa chỉ: 329 – 331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, TPHCM
- Điện thoại: 0853 9999 77
- Email: info@taxplus.vn
- Support: hotro@taxplus.vn
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8